Đây là loài động vật đầu tiên bị con người tận diệt đến tuyệt chủng
Vào khoảng cuối những năm 1600, trong những khu rừng rậm rạp của Mauritius (quốc gia ở Ấn Độ Dương), loài động vật đầu tiên chính thức được ghi nhận tuyệt chủng bởi bàn tay con người đã trút hơi thở cuối cùng, theo Livescience.
Chim cưu – loài động vật đầu tiên được ghi nhận tuyệt chủng bởi con người (ảnh: Livescience)
Sau nhiều thế kỷ sống yên bình trong rừng rậm nhiệt đới ở Mauritius, chim cưu (hay còn gọi là chim Dodo) đã tuyệt chủng sau chưa đầy 100 năm, kể từ khi con người đặt chân tới nơi này.
Vượt qua hàng triệu năm chọn lọc tự nhiên, nhưng chim cưu ở Mauritius không thể trụ nổi trước sự săn bắt quá mức của con người.
Vào khoảng những năm 1500, các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã phát hiện đảo Mauritius. Họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy những con chim cưu, nặng từ 18 – 25 kg không hề biết sợ người. Chúng không biết bay, chạy bộ chậm chạp và dễ dàng bị bắt, giết thịt.
Kể từ đó, các tàu thuyền đi qua Ấn Độ Dương thường xuyên ghé vào Mauritius để bắt chim cưu làm thức ăn dự trữ. Vô số con chim cưu đã bị làm thịt trong thời gian này.
Chưa dừng lại ở đó, những nhà thám hiểm tới Mauritius còn mang theo cả các sinh vật ngoại lai như chuột, khỉ, lợn lòi. Những sinh vật ngoại lai tha hồ phá tổ và ăn trứng, chim cưu non, khiến loài này nhanh chóng tuyệt chủng.
Sự tuyệt chủng của chim cưu diễn ra quá nhanh, đến nỗi nhiều người ở châu Âu ngày nay coi chim cưu chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Video đang HOT
Những nhà thám hiểm thời kỳ đó cho rằng, chim cưu tuyệt chủng vì chúng quá béo, chậm chạp, lười biếng và ngốc nghếch. Tuy nhiên, đây chỉ là những lời ngụy biện và muốn rũ bỏ trách nhiệm khi gây ra sự tuyệt chủng của một loài vật hiền lành trong thời gian ngắn, Livescience bình luận.
Chim cưu ở Mauritius đã quen với môi trường an toàn. Trước khi con người đặt chân tới Mauritius, chim cưu không phải đối mặt với loài thú ăn thịt nào. Chúng thường làm tổ và đẻ trứng ngay trên mặt đất.
Một số con chim cưu được các nhà thám hiểm mang tới châu Âu để trưng bày. Tuy nhiên, chúng vẫn không thoát khỏi kiếp nạn tuyệt chủng.
Nhấn để phóng to ảnh
Chim cưu ngày này chỉ còn tồn tại trên các bức vẽ (ảnh: Livescience)
Khi chim cưu bị tuyệt diệt, một loài bọ chuyên sống bằng phân của loài chim này ở đảo Mauritius cũng chịu chung số phận.
Sự tuyệt chủng của chim cưu là hồi chuông cảnh báo đầu tiên trên thế giới về trách nhiệm của con người đối với môi trường tự nhiên.
“Chim cưu to lớn, mập mạp và chậm chạp. Chúng đã quá quen với môi trường an toàn ở Mauritius. Sự tàn phá khủng khiếp của con người là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn tuyệt chủng của chim cưu. Không thể phủ nhận điều đó”, Julian Hume – nhà cổ sinh vật tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Anh – nhận xét.
Ông Hume cho rằng, có thể hàng chục nghìn năm về trước, sự phát triển của loài người đã khiến một số loài vật khác tuyệt chủng, nhưng chim cưu vẫn được xem là “nạn nhân” đầu tiên.
Không chỉ gây ra sự tuyệt chủng của chim cưu, loài người còn gán cho loài này tiếng xấu. Ở Bồ Đào Nha, từ “dodo” mang nghĩa là “ngu ngốc”. Ở một số quốc gia châu Âu, chim cưu cũng bị coi là biểu tượng của sự ngờ nghệch.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chim cưu không hề ngốc như người ta thường nghĩ. Chúng bị săn bắt dễ dàng bởi ở trên đảo Mauritius, chim cưu không phải đối mặt với bất cứ mối đe dọa nào trước khi con người xuất hiện. Chúng không ý thức được sự nguy hiểm diễn ra quá nhanh”, Eugenia Gold – chuyên gia từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Anh – cho biết.
Lứa châu chấu sa mạc sắp nở có thể thành ổ dịch mới
Dịch hại châu chấu sa mạc vẫn nghiêm trọng ở một số quốc gia Đông Phi đang làm dấy lên những lo ngại về một làn sóng mới có thể xuất hiện và lan rộng.
Một người đàn ông lái mô tô cố gắng bảo vệ đôi mắt khỏi bị châu chấu sa mạc lao vào ở Lodwar, Kenya hôm 2 tháng 7 năm 2020. Ảnh: China Daily
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp quốc (FAO) cho biết, trong khi một số khu vực ở phía đông châu Phi đã kiểm soát khá tốt sự bùng phát của bầy đàn châu chấu sa mạc thì tại Yemen và Kenya vẫn còn tiềm ẩn xuất hiện các ổ dịch mới.
Hiện các hoạt động kiểm soát bầy đàn trưởng thành ở trên không vẫn đang diễn ra, tuy nhiên mối đe dọa lại nằm ở các ổ trứng sắp nở hoặc chưa trưởng thành ở dưới mặt đất.
Theo đó, các chuyên gia FAO cảnh báo rằng một lứa châu chấu sa mạc thứ ba có khả năng sẽ sinh sản và thành ổ dịch mới bắt đầu vào tháng 10 tới, cho dù về quy mô có thể bị hạn chế hơn so với hai thế hệ trước đó trong năm 2020 do lượng mưa được dự báo thấp dưới mức bình thường trong thời gian tới.
Nông dân Jane Mule ở hạt Kitui thuộc Kenya hy vọng, thế hệ châu chấu sa mạc thứ ba sẽ có thể được kiểm soát tại khu vực này nhằm tránh lặp lại các kịch bản cũ gây ra những thiệt hại to lớn đến hệ sinh thái nói chung và nông nghiệp nói riêng...
Do sự tàn phá của dịch hại châu chấu sa mạc cùng với lũ lụt và đại dịch Covid-19, FAO cho biết có khoảng 3,5 triệu người ở Somalia đang phải đối mặt với khủng hoảng hoặc tồi tệ hơn là tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng sẽ xảy ra trong những tháng cuối năm.
"Tôi không thể hình dung nổi sẽ lại có những bầy đàn châu chấu sa mạc tương tự đổ bộ xuống trang trại hoặc đồng ruộng của tôi. Tôi không muốn có thêm một ổ dịch nữa vì sự tàn phá thật kinh khủng. Tôi kêu gọi chính phủ hãy làm những gì tốt nhất có thể để loại bỏ loại côn trùng gây hại mùa màng này", Mule nói.
Ở phía đông bắc Ethiopia, các nghiên cứu cho thấy còn nhiều ổ dịch nằm rải rác khắp khu vực Afar cũng có thể sẽ dẫn đến nguy cơ bùng phát các ổ dịch châu chấu mới.
Còn tại Somalia, các hoạt động kiểm soát trên không, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đang đạt được những tiến triển tốt đối với các bầy đàn châu chấu sa mạc chưa trưởng thành tại các vùng cao nguyên phía bắc Somaliland và Puntland. Tuy nhiên FAO cảnh báo, ở phía nam số lượng đàn châu chấu trưởng thành xuất hiện ngày càng nhiều đã được báo cáo ở khu vực Galguduud trong tuần này.
Mặc dù các hoạt động kiểm soát châu chấu sa mạc ở châu Phi vẫn đang tiến hành, nhưng FAO cảnh báo nhiều khả năng các bầy đàn mới sẽ hình thành trong những tuần tới. Ảnh: FAO
Cơ quan đặc trách của Liên Hợp quốc cho biết, họ đang nỗ lực hết sức để duy trì các hoạt động kiểm soát dịch hại châu chấu sa mạc ở nước này, nhưng lưu ý rằng sự sinh sôi của các bầy đàn sắp tới có khả năng bùng phát ở khu vực đồng bằng ven biển Biển Đỏ của Yemen, Eritrea, Ả Rập Xê-út và cả Sudan, nơi có lượng mưa giảm vào đầu tháng 8 nhưng đã tăng lên trong tháng 9. Do vậy, theo các chuyên gia FAO vẫn cần phải theo dõi và cảnh giác cao độ.
Còn nhớ hồi năm ngoái, nạn côn trùng châu chấu sa mạc cũng đã tấn công khắp vùng Đông Phi, phá hủy hàng trăm km vuông thảm thực vật và hàng chục nghìn đồng cỏ. Trong đó, Ethiopia, Kenya và Somalia là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong gần một thế kỷ.
Nguyên nhân bùng phát các ổ dịch châu chấu sa mạc được cho là một phần do biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết khắc nghiệt, bao gồm lốc xoáy và mưa lớn bất thường.
Cơn bão lớn tàn phá ngôi làng ở Hy Lạp Video cho thấy những cây cầu và tòa nhà đổ nát ở làng Mouzaki, gần Karditsa, miền Trung của Hy Lạp, sau cơn bão lớn.