Đây là loài chim lớn nhất Việt Nam
Không chỉ là loài chim to nhất, có lẽ chúng cũng là một trong số những loài chim xấu xí nhất tồn tại trên mảnh đất Việt Nam.
Đại bàng đầu trọc (Aegypius monachus) là loài chim có kích thước lớn nhất trong thế giới các loài chim ăn thịt.
Địa bàn phân bố chính của đại bàng đầu trọc trải dài từ Bắc Phi tới Trung Á. Chúng xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam dưới dạng chim di cư.
Với trọng lượng có thể lên đến 14kg, chúng là loài chim to nhất tồn tại trong tự nhiên ở Việt Nam.
Tương ứng với thân hình đồ sộ là sải cánh dài trên 3m, chỉ thua kém một chút so với kỷ lục thế giới là 3,5m của chim hải âu khổng lồ.
Vóc dáng của kền kền đầu trọc khiến loài chim này được mệnh danh là “chúa sơn lâm của không trung”.
Dù vậy, những “chúa sơn lâm” này hiếm khi đi săn mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng là xác của các loài động vật chết.
Sự vượt trội về tầm vóc khiến chúng giành ưu thế với những kẻ cạnh tranh khác.
Xét về “nhan sắc”, độ xấu xí của đại bàng đầu trọc tỉ lệ thuận với kích thước của chúng.
Theo Sách Đỏ, đại bàng đầu trọc là một loài chim rất quý hiếm của Việt Nam
Tại một số địa phương, sự xuất hiện của loài chim khổng lồ này thường đi kèm với các tin đồn mang màu sắc mê tín.
Theo T.B/Kiến thức
Những loài động vật đỏ rực như máu ở Việt Nam
Những loài động vật kỳ lạ này sở hữu màu sắc đỏ rực như máu vô cùng nổi bật và thu hút.
Trong số những loài động vật có màu đỏ rực như máu ở Việt Nam, ve sầu đỏ có lẽ là loài động vật lạ lùng nhất. Đây là loài ve sầu bụng đỏ (Huechys sanguinea) sinh sống tại nhiều vùng rừng của Việt Nam. Chúng có màu đỏ rực cực kỳ bắt mắt từ khi còn là ấu trùng.
Khi mới lột xác, ve sầu bụng đỏ có đôi cánh trắng muốt giống như thiên thần. Tuy vậy, chỉ sau một thời gian ngắn khoe sắc dưới ánh sáng mặt trời, đôi cánh của ve sầu bụng đỏ chuyển dần từ màu trắng sang màu đen cực dị.
Sau khi "đổi trắng thay đen", cơ thể của ve sầu bụng đỏ trở nên cứng cáp và sang trọng hơn.
Rắn sọc đốm đỏ, tên khoa học là Oreocryptophis porphyraceus, là một loài rắn có ngoại hình quyến rũ với toàn thân đỏ rực kèm theo hai sọc đen chạy dọc cơ thể. Được tìm thấy chủ yếu ở các vườn quốc gia phía Bắc Việt Nam, rắn sọc đốm đỏ gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi màu sắc sặc sỡ của mình.
Ngược lại với quy luật càng sặc sỡ càng độc, rắn sọc đốm đỏ hoàn toàn không có độc, tính cách hiền lành, dễ chịu. Phần lớn thời gian chúng ẩn nấp trong các ổ lá, dưới các thảm rêu hay dưới khe đá hoặc gốc cây và hoạt động chủ yếu từ lúc hoàng hôn qua đêm tới rạng sáng ngày hôm sau.
Chim mai hoa, tên khoa học là Amandava amandava, là một loài chim thuộc họ Chim di. Chim mai hoa thường gặp trên các cánh đồng và trảng cỏ nhiệt đới ở châu Á. Con trống của loài chim có cái tên đẹp này sở hữu một màu đỏ rực rất thu hút. Bên cánh và phần dưới bụng có màu nâu cà phê sữa, điểm những đốm trắng trông như vảy sơn.
Do có ngoại hình đẹp, loài chim này được người ta nuôi nhốt rất phổ biến như một loại chim cảnh. Tên loài là Amandava và tên chung là Avadavat có nguồn gốc từ thành phố Ahmedabad ở Gujarat, nơi loài chim này được xuất khẩu cho công nghiệp buôn bán thú nuôi trong thời gian trước đây. Tại Việt Nam, loài chim đỏ rực này cũng rất được ưa chuộng.
Bọ rùa 7 đốm là loài bọ rùa nổi tiếng nhất trong các loại bọ rùa ở Việt Nam. Tên khoa học là Coccinella septempunctata, có phạm vi phân bố sinh học rộng, chúng sinh sống hầu như mọi nơi có rệp vừng vì chúng ăn loài này.
Sở dĩ gọi là bọ rùa 7 đốm bởi cánh chúng có màu đỏ nhưng có mỗi cánh 3 đốm đen và một đốm nằm ở điểm nối hai cánh, tổng cộng có 7 đốm đen. Còn lại toàn bộ hai chiếc cánh cứng mang một màu đỏ như lòng quả dưa hấu. Chính sự kết hợp đáng yêu này khiến bọ rùa là một trong những động vật được trẻ em yêu thích nhất.
Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, có tám chân và có hình dáng giống loại nhện ký sinh thông thường. Tuy có màu sắc đỏ như máu rất đẹp nhưng nhện đỏ không hề đáng yêu như bọ rùa. Chúng là loại gây hại, thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch bào trong mô lá hoa hồng tạo thành vết hại có màu sáng.
Phát triển trong điều kiện khô và nóng, vòng đời nhện đỏ khoảng 15 ngày, mỗi con có thể đẻ hàng trăm trứng. Ở Việt Nam, người ta bắt gặp nhện đỏ ở nhiều địa phương khác nhau, được xem là đối tượng gây hại nặng trên cây hoa hồng.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Chùm ảnh: Những loài chim không thể bay Dù thuộc họ chim, nhưng những loài này lại không hề được hưởng đặc quyền sải cánh trên bầu trời. Đà điểu. Đây là loài lớn nhất trong danh sách và cũng là loài duy nhất sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một "tay đua" siêu tốc với tốc độ lên đến 46m/h. Chim cánh cụt thì chẳng còn...