Đây là căn bệnh được coi như “ung thư xác sống”, thời tiết càng lạnh thì bệnh càng có nguy cơ tấn công
Đối với nhiều người, ung thư là căn bệnh quái ác, kéo dài dai dẳng và gần như vô phương cứu chữa. Thực tế, có một số loại ung thư vẫn có chữa khỏi, tuy nhiên, có 1 loại bệnh không phải ung thư nhưng nó lại vô cùng dai dẳng, tái phát mỗi khi trời lạnh và khiến bạn trông chẳng khác nào một xác sống.
Trên thực tế, căn bệnh “ ung thư xác sống” chính là viêm khớp dạng thấp, bởi nó không chỉ xảy ra thường xuyên hơn khi thời tiết trở lạnh, kéo dài dai dẳng chẳng khác nào ung thư di căn và mỗi khi phát tác thì người bệnh đi đứng rất khó khăn, khiến bạn chẳng khác nào một xác sống ngoài đời thực.
“Ung thư xác sống” xuất hiện ở cả người trẻ
Phụ nữ nói chung có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 4 lần nam giới. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm ra nguyên nhân của bệnh, người ta nghi ngờ sự tương tác giữa môi trường bên ngoài và cơ thể con người là thủ phạm. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có một kết luận cụ thể nào về điều này.
Dù vậy, có một điều mà khoa học đã chứng mình được, đó là không chỉ người trung niên, cao tuổi mà nhiều người trẻ tuổi hiện nay cũng có thể mắc bệnh này. Ngoài môi trường lạnh thì việc hút thuốc cũng được xác định là yếu tố bên ngoài gây ra căn bệnh “ung thư xác sống”.
Nói chung khi mắc phải căn bệnh này thì sụn và các xương liên quan của con người sẽ bị phá hủy, nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ có các biến dạng khớp và nhiều hệ lụy khác. Những người bị bệnh trong một thời gian dài có thể mắc phải một số khuyết tật thể chất trong trường hợp nghiêm trọng.
Hơn nữa, thống kê khảo sát cho thấy khi người bệnh mắc căn bệnh này trên 15 năm thì khả năng tàn phế thường là 60%. Đồng thòi, khi bị viêm khớp dạng thấp, một số khối u ác tính có nhiều khả năng phát triển trong cơ thể, chẳng hạn như khối u bạch huyết không Hodgkin.
Dù vậy, điều đáng lo là tỷ lệ chữa khỏi viêm khớp dạng thấp không cao, chỉ có thể đạt được thông qua một số phương pháp kiểm soát chỉ số tiêu chuẩn, ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Do đó, khi thấy mình có một số triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thì bạn nên tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bao gồm:
- Sốt nhẹ dai dẳng.
- Sụt cân.
- Mệt mỏi và các bệnh lý khác.
Video đang HOT
- Điềm báo sẽ kèm theo những bất thường về khớp như sưng đau khớp, chân gầy bất tiện khi ngủ dậy vào buổi sáng.
Để tránh mắc phải căn bệnh “ung thư xác sống” này, bác sĩ khuyên bạn:
- Bỏ thuốc lá.
- Giảm béo phì.
- Tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày, khoảng nửa giờ, 5 ngày một tuần.
- Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện thì vẫn cần chú ý giữ thái độ tốt và điều trị càng sớm càng tốt.
Ám ảnh ca bệnh ung thư đến viện muộn, bác sĩ "nghìn like" chia sẻ cách phòng ngừa ung thư
Để tránh mắc phải bệnh tật, bác sĩ Trần Quốc Khánh cho rằng cần phải xây dựng cho bản thân và gia đình "công thức" cho một cuộc sống khỏe.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh mới đây đã chia sẻ câu chuyện về hai ca bệnh mắc ung thư đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Đằng sau những ca bệnh đó, bác sĩ Quốc Khánh đã có những chỉ dẫn cụ thể nhằm giúp mọi người có thể tự bảo vệ sức khỏe bản thân, phát hiện sớm bệnh tật.
Được biết, bác sĩ Trần Quốc Khánh hiện đang công tác tại Bệnh viện Việt Đức, thường xuyên có những bài viết chia sẻ kiến thức phòng bệnh trên mạng xã hội, mỗi bài viết nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng với hàng nghìn lượt thích và chia sẻ.
Các bài viết chia sẻ thông tin sức khỏe của bác sĩ Khánh luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Theo chia sẻ của bác sĩ Quốc Khánh, thứ 6 tuần trước khi đang ngồi uống café, một người bạn gửi kết quả nội soi của người mẹ vừa đi khám về. "Qua hình ảnh bác sĩ nội soi kết luận "K đại tràng", điều đó chứng tỏ tổn thương cơ bản đã rõ ràng và có phần phát hiện muộn. Xem xong kết quả bác sĩ buồn, anh ấy cũng buồn", bác sĩ Khánh chia sẻ.
Một trường hợp khác là một nam bệnh nhân được trực tiếp bác sĩ Khánh thăm khám, triệu chứng ban đầu vào viện vì thấy bị đau lưng. Sau khi chụp chiếu kết quả cho thấy: Bệnh nhân bị tổn thương nhiều thân đốt sống - theo dõi do ung thư di căn. Bác sĩ Khánh cho biết, khi bác sĩ thông báo kết luận, cả gia đình bệnh nhân ai cũng ngỡ ngàng.
Bệnh nhân bị tổn thương thân đốt sống - theo dõi ung thư di căn. Ảnh: BSCC.
Qua hai trường hợp trên, bác sĩ Khánh cho biết với sức khoẻ mỗi người thì sự chủ động của chính bản thân mới là "chìa khoá" đảm bảo cơ thể luôn được mạnh khoẻ. "Dù y học có phát triển đến đâu, thầy thuốc giỏi cỡ nào đi nữa mà bệnh tật phát hiện ở những giai đoạn muộn rồi thì tiên lượng vô cùng dè dặt", bác sĩ Khánh chia sẻ.
Theo vị bác sĩ này, nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, dù y học hiện nay rất phát triển là do nhiều người có suy nghĩ "tiết kiệm tiền để đề phòng lúc ốm đau" hoặc "ốm đau mới đi viện". Thực tế, có rất ít gia đình chủ động hằng năm trích một phần tài chính để chủ động đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ dù chưa có triệu chứng.
Vì thế, bác sĩ Khánh khuyên mọi người để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, mọi người cần xây dựng ngay cho gia đình mình một "quỹ sức khoẻ hằng năm" để dù ốm hay khoẻ thì mỗi năm chúng ta đều sẽ sử dụng số tiền trong quỹ này đưa cả nhà đi kiểm tra sức khoẻ thường quy.
Chỉ có như vậy thầy thuốc mới phát hiện sớm nhất những bất thường trong cơ thể mình, từ đó có giải pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả. Đây chính là bài toán kinh tế nhất về sức khoẻ.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh cho rằng việc khám sức khỏe định kỳ, có lối sống khoa học là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe.
Bác sĩ Khánh cho biết kiểm tra sức khỏe hay sàng lọc ung thư sớm, nói nghe có vẻ to tát nhưng những nội dung sức khỏe chúng ta cần kiểm tra hằng năm về cơ bản bao gồm:
1. Đo huyết áp, đếm mạch
2. Thử máu với các thông số như sinh hoá máu, đông máu, yếu tố u trong máu, miễn dịch...
3. Thử nước tiểu;
4. Điện tim;
5. Chụp X-quang phổi;
6. Siêu âm tuyến giáp, ổ bụng, tinh hoàn (với nam giới) và tuyến vú (với nữ giới);
7. Nội soi dạ dày - đại tràng theo chỉ định - lời khuyên từ bác sĩ;
8. Đo loãng xương với người trên 55 tuổi;
9. Khám sản phụ khoa với nữ giới;
10. Khám các chuyên khoa lẻ (Răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt, da liễu...) nếu có nghi ngờ;
11. Những thăm dò chuyên sâu hơn nữa như xạ hình xương, PET-CT, sinh thiết...thường không ai chỉ định rộng rãi mà cần được tư vấn chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa sâu.
Ngoài ra, bác sĩ Khánh cũng khuyên mọi người cần có lối sống khoa học, lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tật. Theo "công thức" bác sĩ Khánh đưa ra để có sức khỏe tốt, trí tuệ minh mẫn bao gồm:
1. Thể dục và đọc sách mỗi ngày.
2. Ăn uống điều độ, khả năng ăn được 10 thì hãy dừng lại ở mức 8-9.
3. Không thuốc lá, không bia rượu.
4. Sống theo luật hấp dẫn với việc biết 7 lĩnh vực trong bánh xe cuộc đời để cân bằng chúng, buông bỏ chính là cảnh giới rất cao trong mỗi con người chúng ta.
5. Mỗi ngày hãy làm một việc gì đó cho đi dù là nhỏ nhất để nhận lại niềm vui và thấy đời ý nghĩa.
6. Mỗi năm, hãy đi du lịch khám phá những nơi mình chưa bao giờ tới, hãy học những điều mình chưa bao giờ làm.
7. Tạo thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
2 liệu pháp mới nhất trong điều trị ung thư tại Việt Nam hiện nay Liệu pháp miễn dịch đang thực thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn cuối, tạo thêm hy vọng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn. Chia sẻ bên lề lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội diễn ra sáng 15/12, PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung...