Đây là căn bệnh do virus herpes gây ra khiến cựu thành viên nhóm nhạc Spice Girl suýt mù lòa
Bệnh mụn rộp ở mắt – thuật ngữ y khoa là herpes keratitis (viêm kết mạc mụn giộp) – là một bệnh truyền nhiễm thực sự.
Rất may, tình trạng mù loà chỉ là tạm thời và Melanie Brown, thường được biết đến với tên gọi Mel B, đã phải nhập viện điều trị vì bị nhiễm virus herpes trên mắt.
Một nguồn tin tiết lộ với tờ People: “Mel B đang phục hồi tốt. Cô ấy nói với bác sĩ rằng mình bị mù rồi vì chẳng nhìn thấy gì hết. Nhưng thực tế cô ấy không sao. Bác sĩ kê một số loại thuốc nhỏ mắt cho Mel B và giờ cô ấy đã ổn. Không có gì quá nghiêm trọng”.
Chắc hẳn bạn cũng cảm thấy bất ngờ khi biết rằng, ngoài cơ quan sinh dục và miệng – hai vị trí thường bị tấn công bởi bệnh mụn rộp do virus herpes gây ra – mắt cũng có thể trở thành nạn nhân. Bệnh mụn rộp ở mắt – thuật ngữ y khoa là herpes keratitis (viêm kết mạc mụn giộp) – là một bệnh truyền nhiễm thực sự.
Khi một người bị nhiễm virus herpes đơn (HSV) – thường thông qua da tiếp da với một người đang bị các tổn thương từ HSV – nó có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm và tái hoạt động vào bất cứ thời điểm nào. Stress, sốt, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kinh nguyệt và một số loại thuốc nhất định đều liên quan tới các đợt bùng phát bệnh viêm giác mạc do virus herpes đơn.
Video đang HOT
Mắt cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh mụn rộp do virus herpes.
Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng mắt do virus herpes bao gồm: Mắt đỏ, đau, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu, giảm thị lực liên quan tới đau hoặc đỏ mắt…
Trong trường hợp Mel B, cô đã đúng khi tỏ ra lo lắng đến vậy. Bởi một đợt bùng phát viêm mắt do virus herpes có thể gây sẹo cho giác mạc, từ đó, dẫn tới hậu quả giảm thị lực, thậm chí mù loà.
Phần lớn các đợt bùng phát bệnh viêm giác mạc do herpes đều có thể được điều trị bằng thuốc kháng vi khuẩn. Viện Nhãn khoa Mỹ (AAO) khuyến nghị người bệnh không chạm tay vào mắt nếu đang bị mụn giộp ở miệng. Nhờ đó, bạn không lây truyền virus herpes ở miệng lên mắt một cách vô tình. Ngoài ra, không nên đeo kính áp trùng nếu bạn bị các bệnh nhiễm trùng tái đi tái lại.
Theo afamily
Nước mắt màu hồng có nguy hiểm không, trị thế nào?
Con tôi bị đau mắt, đi khám và được bác sĩ kê dùng thuốc nhỏ mắt tobramycin. Về nhà khi tra thuốc đến ngày thứ hai tôi thấy nước mắt con tôi có màu hồng. Vậy tại sao lại có hiện tượng đó và tôi có nên tiếp tục sử dụng thuốc đó nữa không?
Đinh Thu Cúc(Hà Nội)
Ảnh minh họa
Tobramycin là một kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm aminoglycosid. Thuốc có tác dụng với nhiều vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương.
Với dạng tra, nhỏ mắt dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin gây ra như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, đau mắt hột, lẹo mắt... đặc biệt dùng rất tốt cho trẻ em.
Với dạng dung dịch (nhỏ mắt): Tra 1 giọt vào kết mạc, 4 giờ một lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa. Với nhiễm khuẩn nặng, tra vào kết mạc 1 giọt, cứ 1 giờ một lần. Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm số lần tra.
Với dạng thuốc mỡ, đối với các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa, tra vào kết mạc một dải thuốc mỡ (khoảng 1,25cm), cứ 3 đến 4 giờ một lần. Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm số lần tra.
Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, người có tiền sử dị ứng với kháng sinh loại aminoglycosid, người có bệnh thận, người nghe kém...
Tuy nhiên, khi dùng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ như sưng, ngứa mí mắt, sung huyết kết mạc... Chính hiện tượng sung huyết kết mạc đã làm cho nước mắt của cháu bé có màu hồng. Vì vậy, chị nên ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị biết hiện tượng này để có cách xử trí thích hợp như thay thuốc chẳng hạn. Nhiều khi bệnh đã được dùng đúng thuốc rồi nhưng tác dụng phụ của thuốc gây ra thì không ai có thể lường trước được.
Cần lưu ý, người bệnh không được dùng lại thuốc đã dị ứng. Những lần khám bệnh sau chị cần chủ động nói cho bác sĩ biết về thuốc mà con chị đã bị dị ứng để bác sĩ tránh cho dùng.
Theo Sức khỏe đời sống
Vì sao nên sử dụng thuốc nhỏ mắt công nghệ kín? Chăm sóc mắt bằng sản phẩm nước muối sinh lý 0,9% là thói quen của nhiều người nhưng chuyên gia về nhãn khoa lưu ý việc chọn sản phẩm chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ mắt khỏi nguy cơ nhiễm chéo mầm bệnh. Các chuyên gia đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ kín trong sản xuất thuốc...