Đây là bệnh rất ít mẹ bầu biết, vì vậy nên chú ý tầm soát để “cứu” con ngay sau sinh
Sau sinh 1 ngày, bé Nguyễn Đ. D con của sản phụ Nguyễn Thị Đ.H (Vinh Tân, TP. Vinh, Nghệ An) bị tình trạng suy hô hấp, co lõm lồng ngực có biểu hiện tím tái, thở rên nhiều, thể trạng non yếu, suy hô hấp. Được biết trẻ sinh thiếu tháng nặng 2300g, bị vàng da tăng Bilirubin tự do.
Trước tình trạng trên, trẻ nhanh chóng được thở máy và chuyển từ khoa Sản lên khoa Hồi sức sơ sinh. Tại đây trẻ nhanh chóng các y bác sĩ cho thuốc chống nhiễm trùng, làm các xét nghiệm cần thiết và CT Scan ngực.
Kết quả trên CT Scan cho thấy có 1 kén dạng khí rất to kích thước 8×6x7cm ở thùy dưới phổi phải, đẩy lệch làm xẹp gần như hoàn toàn các thùy phổi khác và có hiện tượng tràn khí màng phổi phải. Trẻ có biểu hiện tím tái, ngừng tim. Các bác sỹ nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cho trẻ, chọc hút khí màng phổi, dẫn lưu khí màng phổi hút liên tục.
Trẻ được hồi sức, dùng kháng sinh, thở máy cao tần, sử dụng thuốc vận mạch, truyền máu. Khoa Hồi sức sơ sinh kết hợp với bác sỹ chuyên khoa Ngoại nhanh chóng hội chẩn và quyết định mổ cấp cứu cắt bỏ một phần thùy phổi chứa kén khí này. Sau phẫu thuật trẻ ổn định.
Kết quả giải phẫu bệnh lý khối kén cho biết đây là 1 bệnh bất thường dạng nang tuyến bẩm sinh ở trẻ em gọi tắt là CCAM. ThS. BS Lê Trọng Thông- Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, phẫu thuật viên chính ca mổ, cho biết: Nang phổi bẩm sinh là bệnh lý dị dạng đường thở do sự phát triển bất thường của mầm khí phế quản trong bào thai, tạo nên những nang trong lồng ngực hoặc trong phổi, tùy kích thước của nang có thể gây khó thở ở trẻ mới sinh. Cấu trúc nang có thể dạng đặc hoặc lỏng. Tỉ lệ mắc bệnh lý bẩm sinh này chiếm 1/5000 trẻ sinh ra và xuất hiện ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ.
Video đang HOT
Hình ảnh nang bất thường ở phổi phải trên trẻ sơ sinh.
Triệu chứng bệnh giống với các bệnh lý hô hấp khác như: ho khò khè, khó thở, sốt… do đó rất dễ bị bỏ quên. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần và phát hiện nhờ chụp X-quang phổi, chẩn đoán xác định bằng chụp cắt lớp điện toán (CT scan).
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng như áp- xe phổi (khi bội nhiễm), tràn khí màng phổi (khi nang khí vỡ), thậm chí nặng nề hơn nữa là tử vong. Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi hay một phần thùy phổi chứa khối bất thường là phương pháp điều trị triệt để hiện nay để tránh hiện tượng viêm phổi tái đi tái lại và chuyển thành u ác tính về sau cho bé.
Dị dạng nang phổi bẩm sinh có thể được phát hiện sớm trong thời kỳ bào thai nhờ kỹ thuật siêu âm hoặc MRI, phát hiện được trước tuần thứ 20. Do đó, trong giai đoạn trước sinh, người mẹ cần khám và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý ở phổi nói chung và bệnh nang phổi bẩm sinh nói riêng, từ đó có phương án điều trị ngay sau sinh. Khi phát hiện con mình có các triệu chứng ho, khò khè kéo dài, viêm phổi thường xuyên tái phát cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao để bác sỹ kiểm tra và chỉ định điều trị kịp thời.
ThS. BS Thông cũng cho biết thêm, đây là bệnh có thể điều trị được và kết quả sau điều trị là rất tốt; do đó, các bà mẹ mang thai trẻ bị CCAM không nên quá lo lắng mà nên theo dõi và quản lý thai kì chặt chẽ tại bệnh viện.
Trần Hiền
TheoSức khỏe & Đời sống
Bé trai ho ra máu, suýt vỡ động mạch phổi do mắc bệnh lạ
Một bé trai 11 tuổi, ở Phú Yên, bị ho ra máu, nghi ngờ lao phổi nhưng qua CT Scan ngực, lại phát hiện túi phình động mạch phổi hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu túi phình vỡ.
Bệnh nhi nhập viện Nhi Đồng 2 TP.HCM trong tình trạng ho ra máu. Cách nhập viện 2 tuần, bé đột ngột ho ra máu với lượng nhiều nên được đưa vào bệnh viện Phú Yên để thăm khám.
Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ lao phổi nên chuyển Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM). Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm xác định lao nhưng kết quả âm tính, CT scan ngực nghi ngờ u thùy dưới phổi phải nên chuyển bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhân được chụp lại CT Scan ngực, phát hiện thấy túi phình động mạch phổi ở thùy dưới phổi phải, kích thước 20x18mm. Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây giãn động mạch phổi.
Kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm gợi ý bệnh nhân mắc chứng bệnh Behet, đây là bệnh tự miễn hiếm gặp gây nên nhiều biểu hiện trong đó có giãn động mạch phổi.
Xquang trước can thiệp
Vì túi phình lớn có nguy cơ vỡ gây xuất huyết phổi nên BS Nguyễn Minh Trí Việt, Trưởng khoa Tim mạch đã tiến hành thông tim can thiệp đóng túi phình bằng dụng cụ.
Sau can thiệp, tình trạng bệnh nhân ổn định và đã được xuất viện, bệnh nhân sẽ được tái khám và kiểm tra định kì tại khoa Tim mạch.
Bệnh Behet là một bệnh lý tự miễn hiếm gặp gây viêm mạch máu hệ thống, dẫn đến tổn thương da, niêm mạc và các cơ quan nội tạng như đường tiêu hóa, phổi, cơ xương, thần kinh.
Bệnh có thể gây tử vong do vỡ phình mạch máu, đặc biệt là động mạch phổi hoặc gây nên biến chứng thần kinh nghiêm trọng nên cần phải phải được phát hiện và điều trị sớm.
Hiện tại, nhờ sự phát triển của thông tim can thiệp nên những ca bệnh phình động mạch phổi đã được can thiệp tích cực sớm, giảm thiểu đáng kể nguy cơ vỡ túi phình và giúp bệnh nhi có cuộc sống bình thường.
Theo Nguồn tổng hợp
Sán lúc nhúc trong phổi thanh niên 19 tuổi vì món ăn nhiều người Việt thích Nam thanh niên bị tràn khí màng phổi nhưng khi hút dịch phổi, bác sĩ phát hiện bên trong có nhiều sinh vật ngoe nguẩy. TS.BS Trần Văn Giang, Phụ trách Khoa Vi rút - Kí sinh trùng, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, khoa vừa điều trị thành công trường hợp bị nhiễm sán lá phổi nguy kịch. Trước khi chuyển...