‘Đây là 7 điều tôi hối tiếc vì đã không làm ở độ tuổi 20 và 30′
Nhà vật lý trị liệu 46 tuổi chia sẻ về 7 điều mà cô hối tiếc vì đã không làm ở độ tuổi 20 và 30.
Tess Brigham, một nhà trị liệu nổi tiếng tại Mỹ, cho biết: “Khi lần đầu tiên bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà trị liệu cách đây 10 năm, tôi không nghĩ rằng mình hầu như chỉ làm việc với những người thuộc thế hệ trẻ. Nhưng trong 5 năm qua, tôi đã ngồi đối diện với hàng trăm người trong số họ và lắng nghe những cuộc đấu tranh, nỗi sợ hãi cũng như chiến thắng của họ”
“Cơ hội được làm việc với những người trẻ tuổi là một món quà vì nó cho phép tôi suy ngẫm về cuộc sống của chính mình. Thỉnh thoảng, chúng ta đều cần nhìn lại cuộc sống của mình và nghĩ về những gì chúng ta có thể đã làm khác đi. Ở tuổi 46, tôi vẫn còn nhiều điều để học hỏi, nhưng tôi hy vọng sự khôn ngoan mà tôi có được trong suốt chặng đường mình đã đi, có thể truyền cảm hứng cho bạn, từ đó giúp bạn tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của chính mình”, Tess chia sẻ
Dưới đây là bảy điều mà nhà trị liệu 46 tuổi hối tiếc vì đã không làm ở độ tuổi 20 và 30:
1. Tiết kiệm tiền – CÀNG SỚM CÀNG TỐT.
Các chuyên gia tài chính cảnh báo rằng, việc không tiết kiệm để nghỉ hưu là một trong những sai lầm về tiền bạc lớn nhất của thế hệ trẻ . Và, theo một cuộc khảo sát gần đây, gần 60% người lớn thừa nhận rằng bỏ bê việc tiết kiệm giữ vị trí số 1 trong danh sách những điều hối tiếc nhất của họ.
“Đó là điều mà tôi có thể liên tưởng đến. Vào những năm đầu của tuổi 20, tôi chưa hề nghĩ đến thời điểm mình sẽ già đi và nghỉ hưu. Tôi thường dành toàn bộ tiền lương cho những thứ không cần thiết. Mãi cho đến nhiều năm sau, khi tôi học được những kiến thức cơ bản về tiền như sức mạnh của lãi suất kép hay tầm quan trọng của việc tiết kiệm, cuối cùng tôi mới vững tâm và thu xếp tài chính của mình. Bây giờ tôi đã ngoài 40 tuổi, việc có được sự an toàn về tài chính nghe có vẻ hấp dẫn hơn nhiều so với những ly cocktail sang trọng và quần áo hàng hiệu”, Tess chia sẻ.
2. Tự mình xử lý các vấn đề trong công việc.
Ở tuổi 24, Tess thu dọn đồ đạc và chuyển đến Los Angeles để theo đuổi ước mơ làm nên điều gì đó ở Hollywood. Nghĩ lại quãng thời gian này, Tess cho hay, điều khiến cô hối tiếc là đã không có đủ can đảm để đứng lên bảo vệ chính mình.
Video đang HOT
“Khi tôi bị từ chối tăng lương, tôi không hỏi phải làm sao để được tăng lương. Khi cảm thấy bị cấp trên ngược đãi, tôi đành ngậm miệng vì nghĩ lên tiếng sẽ ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của mình”, Tess cho biết.
Tess nói: “Việc bắt đầu một sự nghiệp mới ở độ tuổi 20 có thể rất đáng sợ, nhưng việc tự mình mạnh dạn xử lý những tình huống xấu có thể giúp bạn phát triển trong sự nghiệp – đồng thời tạo cảm hứng cho bạn mỗi khi đến nơi làm việc. Nếu có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ nói với bản thân rằng: Bạn có thể không có nhiều năm kinh nghiệm, nhưng bạn có quyền yêu cầu những gì bạn muốn và cần phải tự tìm thấy ý nghĩa và niềm vui trong công việc của mình”.
3. Dành thời gian để nói với mọi người: ‘Tôi biết ơn bạn’.
Tess cho biết, cô đã quá tập trung vào sự nghiệp của mình ở những năm đầu của tuổi 20 đến nỗi không thể dành thời gian cho những người cô yêu thương và quan tâm nhất.
“Tôi từng cho rằng tôi luôn có thể thể hiện sự cảm kích của mình đối với họ “sau này”. Nhưng một điều khủng khiếp đã xảy ra vào năm tôi 27 tuổi: Một người bạn thân qua đời – và đột nhiên, “sau này” không còn nữa. Thay vào đó, chỉ có đau buồn và tội lỗi. “Giá như tôi có thể dành thời gian để nói: “Tôi biết ơn bạn” sớm hơn với người bạn của mình”, Tess kể.
Bây giờ, Tess cho biết mình bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn với những người thân yêu thường xuyên hơn, và cô cũng khuyến khích mọi người làm như vậy. “Cho dù đó là bạn bè, đối tác lãng mạn, cha mẹ hoặc thậm chí là một người cố vấn, việc không bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu dành cho họ thường là một điều hối tiếc lớn đối với hầu hết mọi người”, Tess chia sẻ.
4. Buồn bã vị bị thất nghiệp.
“28 tuổi, đổ vỡ và thất nghiệp là một trải nghiệm đau đớn. Tôi cảm thấy như toàn bộ ước mơ của mình bị xé bỏ. Tôi đã ôm giấc mơ Hollywood quá lâu đến nỗi không biết mình là ai nếu không có nó. Trong khi đó, bạn bè của tôi hầu như có tất cả. Họ có những công việc tuyệt vời, mối quan hệ tuyệt vời, những kế hoạch tuyệt vời. Họ đã vui vẻ”, Tess tâm sự.
Nhưng cô cho hay, tất cả chúng ta đều đi những bước khác nhau trong cuộc sống. Những bệnh nhân ở độ tuổi 20 thường nói với cô, “Tôi sẽ bước sang tuổi 30 trong [X] năm nữa và tôi vẫn chưa có một sự nghiệp thành công”.
Tess nói tiếp, vì lý do nào đó, chúng ta đã ấn định “30 là độ tuổi mà chúng ta phải có công việc mơ ước của mình. Nếu không có được điều đó, chúng ta cảm thấy như thể mình đã thất bại theo cách nào đó.
Đây là lời khuyên của Tess: “Đừng lãng phí thời gian để ám ảnh về việc bạn đã làm được gì cho mục tiêu sự nghiệp của mình. Bằng cách sống chậm lại và đón nhận cuộc hành trình, bạn sẽ học được nhiều điều về bản thân và khám phá ra điều bạn thực sự muốn làm với cuộc đời mình”.
5. Không sợ hãi và nắm bắt cơ hội.
Tess chia sẻ thêm: “Sau khi nhận ra rằng Hollywood không phải là chỗ dành cho tôi, tôi cần cân nhắc các lựa chọn khác. Cha và em gái tôi đều là luật sư, vì vậy tôi đã thử làm một nhân viên tư vấn – điều mà tôi không thích thú cho lắm”
“Trong sâu thẳm, tôi thực sự muốn trở thành một nhà trị liệu. Tôi thường nghĩ về việc bắt đầu luyện tập, nhưng cứ viện lý do để không thực hiện – tất cả chỉ vì tôi không có đủ niềm tin vào khả năng của mình. (Tất nhiên, cuối cùng tôi đã vượt qua những bất an và thực hiện một bước nhảy vọt. Tôi rất vui vì đã làm được điều đó, nhưng tôi ước mình làm được sớm hơn nhiều). Lời khuyên của tôi là mọi người hãy chấp nhận rủi ro”, Tess nói.
6. Chăm sóc bản thân
Tess chia sẻ thêm, sức khỏe mang lại một loại tự do và hạnh phúc mà rất ít người nhận ra – cho đến khi chúng không còn nữa. Khi còn trẻ, bạn rất dễ coi sức khỏe của mình là điều hiển nhiên.
“Khi tôi ngoài 30 tuổi, bố tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tôi mới bắt đầu có những thay đổi lớn trong lối sống của mình. Tuy vậy, nhiều người vẫn lạc quan với những câu bao biện như “Tôi không có thời gian để đến phòng tập thể dục,” hoặc “Tôi muốn ăn những gì tôi muốn ăn – ai quan tâm nếu tôi chết sớm?”
Nhưng hãy hỏi bất kỳ bác sĩ nào và họ sẽ nói với bạn: “Không phải là chết sớm hơn. Vấn đề là bạn có muốn mắc kẹt với một căn bệnh mãn tính và phải chịu đựng trong 10 hay 15 năm hay không, trong khi y học hiện đại cố gắng giữ cho bạn sống sót”, Tess chia sẻ.
7. Ít quan tâm đến những gì người khác nghĩ.
Về việc này, Tess cho hay, bạn chỉ có thể kiểm soát được những thứ như những gì bạn tạo ra, những gì bạn nói, cách bạn cảm thấy và những gì bạn nghĩ. Nhưng bạn không thể kiểm soát việc người khác nghĩ về những điều bạn làm như thế nào.
“Ví dụ, với bài viết này, tôi kiểm soát được mức độ trung thực và dễ bị tổn thương khi chia sẻ đôi phần cuộc sống của mình với bạn. Nhưng tôi không thể kiểm soát việc bạn thấy nó hữu ích hay không. Công việc của tôi là thể hiện và là chính mình nhất. Phần còn lại là ngoài tầm tay của tôi”, Tess chia sẻ thêm.
Tuổi 30 có những điều không thể thực hiện và bạn hối tiếc vì không bắt đầu nó ở tuổi 20
Bạn từng có đôi lần làm bừa điều gì đó lúc 20. Cũng có lúc cân nhắc kỹ càng để lựa chọn và khi 20 từng nghĩ mình sẽ không hối tiếc, nhưng đến 30 với bao cơ cực trải nghiệm, bạn phải nghĩ lại.
Khi 30 là khi ta bắt đầu thấy ít năng lượng hẳn đi, không còn nhiều những buổi tiệc thâu đêm, không còn những chuyến đi dài ngày. Đơn giản là bởi sức trẻ tuổi 30 không còn dồi dào, bạn sẽ bắt đầu nghĩ đến tương lai dài hơn. Bạn sẽ tiếp tục với công việc và cuộc sống hiện tại? Hay muốn đoạn còn lại của cuộc đời sang trang và kết thúc ngọt ngào hơn?
Có thể bạn sẽ muốn học thêm một vài kỹ năng để "đổi gió" hay đơn giản mà cũng vô cùng quan trọng là để củng cố vững chắc vị trí đang có. Ví dụ công việc bạn đang làm nay tăng cường hợp tác quốc tế và bạn cần phải nâng cao trình độ tiếng Anh. Nhưng khi học nâng cao, bạn sớm nhận ra não bộ chậm hơn ngày trước, khó tiếp thủ hơn, thời gian rảnh cũng không còn nhiều nữa và rồi bạn nghĩ, giá như ta làm điều đó từ năm 20 tuổi.
Khi 30 cũng không ít người muốn nhảy việc vì chán làm mãi một công việc, vì muốn thay đổi môi trường hoặc vì công việc bỗng khó khăn do khủng hoảng kinh tế... Nhưng 30 đã chớm vào độ tuổi khó nhảy việc và xin việc. Bạn sẽ hối tiếc mà tự nhủ, giá từ tuổi 20 bạn chịu khó xây dựng nhiều mối quan hệ cho công việc thay vì chỉ tập trung vào "bạn bè trí cốt".
Ở tuổi 30 bây giờ không ít người còn chưa kết hôn. Khi đa số bạn bè xung quanh đã yên bề gia thất, con lớn đi học thì bạn thậm chí vừa chia tay mối tình gắn bó bao năm. Bạn ngần ngại nghĩ đến chuyện gia đình bởi kết hôn phải có tình cảm và để tìm người có tình cảm với mình giờ phải làm lại từ đầu. 30 không còn nhiều cảm xúc như 20, sức khỏe sinh sản cũng là vấn đề đáng lo.
Bạn rồi sẽ nhận ra rằng, giá ở tuổi 20 bạn dám dấn thân trong mối quan hệ khác phái, thích ai đó thì dám tấn công, dám nói ra. Bạn sẽ thấy tuổi trẻ cứ "yêu cái đã" mà chẳng hướng đến dài lâu là chuyện gia đình thì rồi cũng phải trả giá. Có thể bạn sẽ nghĩ thà cứ ở vậy cho an yên, nhưng gia đình luôn là nơi trở về mà bất cứ ai cũng cần và gia đình xưa kia của cha mẹ đã không còn như trước, cứ dần xa lạ với ta.
Tuổi 30 giờ đây nhiều người cũng bắt đầu tính chuyện mua nhà. Nếu không phải là người sống tằn tiện, lúc này bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân. Đa số mọi người có một khoản tiền đáng kể là nhờ tiết kiệm, nếu bạn không tiết kiệm thì bạn đã sai lầm, thường là bắt đầu từ tầm tuổi 20.
Không ít người trẻ nghĩ, giá nhà đắt đỏ vậy biết bao giờ mua nổi, thôi cứ đợi xuống giá hoặc mình phấn đấu giàu có mà chẳng biết bao giờ mới hành động. Tại sao không để ra một khoản tiền tiết kiệm để đến năm 30 vay thêm ngân hàng mua lấy căn nhà hay căn chung cư? Thứ gì đắt đỏ thì càng cần tính toán dài lâu. Tuổi 20 mà nghĩ đến chuyện mua nhà không phải là quá sớm hay quá sức mà là "đi sớm về sớm".
Và tệ hơn nữa, có những bạn đến tuổi 30 vẫn đi tìm cho mình một cái nghề. Có lẽ bởi những bạn này đã chọn sai nghề hoặc đã sống quá lâu trong sự bảo bọc của gia đình nay bỗng đứt quãng. Bởi thế, tuổi 20 là lúc nhiều bạn trẻ tính chuyện chọn ngành nghề để học, chọn kỹ năng cần học thêm để trang bị cho chặng đường vô cùng quan trọng hướng đến tuổi 30.
Có một bài học quan trọng, đó là tuổi 20 đừng vội khẳng định chắc như đinh đóng cột một điều gì, hãy quan sát nhiều, lắng nghe nhiều để học hỏi, tìm tòi, dịch chuyển không ngừng và dừng đúng lúc ở vị trí dành cho bạn.
Lý do chồng nợ tiền chủ quán bia khiến vợ chết lặng, nghẹn đắng nói không nên lời Tin tưởng ở chồng bao nhiêu tiền kiếm được tôi giao hết cho anh và hàng ngày thấy anh chăm chỉ đi làm. Còn nhận trực thay cho đồng nghiệp nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình tôi biết ơn chồng, biết ơn số phận đã đem người đàn ông xứng đáng đến cho tôi... Ảnh minh họa: Internet Với sức học...