Đây là 5 tín hiệu chứng tỏ cơ thể đang cố gắng muốn nói rằng bạn đang bị bệnh, đừng lơ là bỏ qua
Từ da, lưỡi đến những cơn co giật mắt… đều có thể là tín hiệu mà cơ thể đang cố gắng muốn phát ra để gửi tới bạn một thông điệp nào đó.
Thế nhưng, rất nhiều người trong chúng ta lại hay bỏ lỡ các dấu hiệu này vì chúng quá tinh tế hoặc dường như quá bình thường. Nếu bạn muốn biết những tín hiệu cơ thể như mụn trứng cá, màu trắng trên lưỡi hoặc những đường nét trên móng tay đang nói những gì tiềm ẩn về sức khỏe thì hãy tham khảo bài viết sau đây.
1. Đầy bụng
Khi có triệu chứng này thì tức là cơ thể đang cố gắng cho bạn biết bạn không tiêu hóa hoặc dị ứng với loại thức ăn nào đó, phổ biến nhất là các thực phẩm gồm sữa, lúa mì và các loại hạt.
Bác sĩ Rick Hay, chuyên gia dinh dưỡng và giảng viên về quản lý cân nặng tại Trường Cao đẳng Y học Tự nhiên, nói với Healthista: “Các nguyên nhân phổ biến khác gây ra đầy hơi bao gồm các vấn đề về nội tiết tố, nhiễm candida, táo bón, tiêu thụ quá nhiều đường hoặc rượu, căng thẳng, dysbiosis (sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong đường tiêu hóa) hoặc IBS…”.
Tiêu thụ các bữa ăn lớn cũng có thể gây đầy hơi do làm loãng axit trong dạ dày, khiến nó không thể bắt đầu phá vỡ thức ăn.
2. Đỏ da và nổi mụn
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này thường liên quan đến hormone. Testosterone là hormone kích thích mụn trứng cá nhiều nhất, đó là lý do tại sao các thiếu niên rất hay gặp tình trạng này.
Nhưng phụ nữ cũng có xu hướng bị mụn trứng cá bùng phát khoảng một tuần trước khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt mới do sự suy giảm estrogen.
“Khi bạn bị mụn trứng cá, cơ thể của bạn cũng có thể đang cố gắng cảnh báo bạn về một rối loạn nội tiết hoặc rối loạn tiêu hóa. Nó cũng có thể là kết quả của sự mất cân bằng gan, chế độ ăn uống kém đặc biệt là nếu bạn ăn quá nhiều carbohydrate, căng thẳng và dị ứng một số những thứ khác”, bác sĩ Hay nói.
3. Lớp phủ màu trắng trên lưỡi
Một lớp phủ màu trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như mất cân bằng vi sinh vật, thiếu sắt hoặc vitamin B và có thể là bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
“Trong trường hợp thiếu sắt và vitamin B, rất có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi liên tục”, bác sĩ Hay cho biết. Các đốm trắng, dày trên lưỡi trông giống như mủ có nhiều khả năng là nấm miệng, hoặc bạch sản – các mảng trắng bên trong miệng hoặc trên lưỡi và nướu răng đặc biệt phổ biến ở những người hút thuốc và những người sử dụng thuốc lá không khói.
4. Có vết loét lạnh và loét miệng
Cả hai đều là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch bị tổn thương, nhưng vết loét lạnh và loét miệng không giống nhau.
Bác sĩ Hay chia sẻ: “Đối với người mới bắt đầu, loét miệng được tìm thấy bên trong miệng trên nướu răng, lưỡi và má bên trong trong khi các vết loét lạnh phát triển ở bên ngoài trên môi. Quan trọng nhất, mặc dù loét miệng là dấu hiệu của một hệ miễn dịch suy yếu nhưng chúng không lây nhiễm. Mặt khác, vết loét lạnh là biểu hiện của nhiễm virus không hoạt động mà bùng phát bất cứ khi nào hệ thống miễn dịch của chúng ta bị tổn hại vì bất kỳ lý do gì”.
5. Vàng mắt và/hoặc vàng da
“Vàng da hoặc mắt có thể là triệu chứng của một cái gì đó nghiêm trọng hơn nhưng tất cả về cơ bản (trực tiếp hoặc gián tiếp) liên quan đến tình trạng sức khỏe của gan. Vàng da có thể là do lượng beta carotene, vitamin A và vitamin C dư thừa, trong trường hợp nó thường không gây nguy hiểm, vàng mắt thường được quan sát thấy ở những người có rắc rối ở gan. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt”, bác sĩ Hay cho biết.
6. Co giật mắt
Mắt có mối liên hệ mật thiết với hệ thần kinh. Nếu đôi mắt của bạn co giật mọi lúc thì có nghĩa là cơ thể của bạn đang cố gắng nói cho bạn biết rằng hệ thống thần kinh đang gặp trục trặc. Tình trạng này có thể sẽ được tự giải quyết nhưng nếu mất mất cân bằng điện giải và tình trạng hydrat hóa của cơ thể xảy ra thường xuyên, dẫn đến co thắt dây thần kinh thì bạn nên biết cách khắc phục sớm. Co giật mắt cũng có thể biểu hiện sự thiếu hụt magiê.
Một số nguyên nhân gây ra co giật mắt hiếm gặp:
- Trong trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một triệu chứng của chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt…
- Co giật nửa mặt cũng là một bệnh hiếm gặp có thể gây co giật mí mắt. Tuy nhiên, đây cũng là một tình trạng thần kinh có thể ảnh hưởng đến các cơ mặt.
Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?
Mặc dù trong hầu hết trường hợp, mí mắt bị co giật không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu bạn gặp các triệu chứng dưới đây thì nên đi khám bác sĩ sớm.
- Viêm mí mắt
- Co giật kéo dài khoảng một tuần hoặc lâu hơn
- Không có khả năng để mở một mí mắt do co thắt nghiêm trọng
- Rủ mí mắt trên
- Co thắt của các cơ trên khuôn mặt
Theo Helino
Ăn mì tôm có bị nóng trong người?
Ăn mì tôm nóng, nổi mụn... đó là rất nhiều lời nhận xét của người tiêu dùng "đổ tội" cho mì tôm. Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bất cứ thực phẩm nào nếu ăn không đúng cách đều gây nóng trong người chứ không riêng gì mì ăn liền.
Nóng trong người do đâu?
Chị Hoàng Thị Minh - 23 tuổi, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết mình là tín đồ của các món chiên, rán, xào và thức ăn nhanh. Vài tháng trở lại đây, chị rất hay bị mất ngủ vì trong người cứ thấy bứt rứt, khó chịu về đêm. Lúc lấy nhiệt kế đo thì nhiệt độ cơ thể bình thường nhưng không hiểu sao sờ vào da thì thấy nóng ran lên và còn khô ráp nữa.
Ngoài ra, chị Minh còn bị nổi từng đám mụn ở khắp vùng sau lưng và bắp đùi. Chị Minh đi kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ cho biết chị bị nóng, nổi mụn một phần do cơ địa, phần khác có thể do ăn uống chưa đúng cách nên khuyên ăn các bổ.
Giống chị Minh, nhiều người cũng bị rơi vào trường hợp nóng, nổi mụn nhưng không đi khám mà mặc định cho rằng do ăn phải thực phẩm gây nóng. Vậy câu hỏi đặt ra, nóng trong người do đâu, có phải do ăn uống, thực phẩm hay không?
Cách ăn uống thiếu hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh... có thể gây nên tình trạng nóng trong người
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, chất bột đường, chất béo, chúng ta dễ có cảm giác bị nóng trong không chỉ là do bản thân các thực phẩm này chứa nhiều năng lượng mà còn do cơ thể phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa các thức ăn này. Ngoài ra, lượng nước cần cho quá trình chuyển hóa các chất sinh năng lượng trong cơ thể bị thiếu hụt cũng gây ra tình trạng khát nước, nóng trong.
PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết thêm, bất kỳ 1 loại thực phẩm riêng lẻ nào nếu sử dụng thường xuyên mà không kết hợp với các thực phẩm khác thì sẽ không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, thiếu nước gây cảm giác "nóng trong người và nổi mụn". Chính vì thế các chất dinh dưỡng (protein, glucid, lipid, vitamin, chất khoáng) được cung cấp vào cơ thể nên điều chỉnh cho vừa đủ và phù hợp với nhu cầu của từng người, giúp đảm bảo cho các hoạt động và chuyển hóa hàng ngày...
Các thực phẩm nếu chỉ dùng riêng lẻ sẽ dễ gây thiếu chất và ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe người dùng
Do đó, cần sử dụng thực phẩm đúng cách (kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau) để đảm bảo có bữa ăn tốt, đa dạng, đủ và cân đối về dinh dưỡng, giúp cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể được xảy ra bình thường và không gây tích tụ các chất cặn bã.
Liên quan tới vấn đề nóng, nổi mụn còn phải nói tới tính cá thể, nghĩa là tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi người - bác sĩ Mai cho biết. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này thì người bệnh cần tới thăm khám, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có tư vấn, điều trị hợp lý.
Mì tôm có nóng không?
Theo PGS.TS Mai, không có loại thực phẩm nào là thực phẩm nóng nếu chúng ta biết cách tạo ra 1 bữa ăn đa dạng, mì tôm cũng thế. Nếu một người chỉ ăn 3 bữa mì tôm mỗi ngày mà không có rau xanh, không có quả chín, không thêm các thức ăn giàu đạm như thịt, tôm, trứng... thì sẽ dễ gây táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng, mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng... Tương tự, nếu một ngày bạn chỉ ăn mỗi cơm, không kèm thực phẩm nào khác thì cũng không tránh khỏi cảm giác nóng, bực bội trong người.
PGS.TS Mai cho biết thêm, vắt mì ăn liền với nguyên liệu chính là bột mì nên thuộc nhóm ngũ cốc cùng với gạo, bún, miến, bánh phở..., cung cấp chất bột đường là chủ yếu. Mì ăn liền có vai trò cung cấp năng lượng (trung bình 350kcal cho 1 gói mì ăn liền 75g), trong đó năng lượng từ protein (chất đạm) là 28 Kcal, từ lipid (chất béo) 117 Kcal và từ carbohydrate (chất bột đường) 205 Kcal. Vì là một thực phẩm cơ bản nên mì ăn liền hoàn toàn có thể kết hợp cùng các loại thực phẩm khác (thịt, trứng, hải sản, rau xanh...) nhằm tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Mì tôm không phải nguyên nhân gây nóng trong người, quan trọng là người dùng cần biết phối hợp thực phẩm để tạo nên bữa ăn cân đối và dinh dưỡng
PGS.TS Mai cũng nhấn mạnh, khi sử dụng thực phẩm, người tiêu dùng nên điều chỉnh sở thích ăn uống của mình từng bước thích hợp với tình trạng sức khỏe, từng bệnh lý khác nhau kết hợp với cách chế biến phù hợp để bữa ăn thực sự là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, góp phần phòng tránh bệnh tật. Ví dụ người bị tăng huyết áp, ăn mì tôm vẫn được nhưng khi ăn bổ sung thêm rau xanh, thêm thực phẩm giàu protein như thịt bò, tôm, trứng... và không nên ăn thường xuyên. Hay với một người trưởng thành, một tô mì chế nước sôi vẫn có thể thay thế một bữa ăn nếu không có thời gian, tuy nhiên những bữa khác trong ngày cần cân đối lại bằng cách ăn uống đa dạng.
Có thể khẳng định rằng, không có thực phẩm xấu, chỉ có bữa ăn xấu. Mì ăn liền không phải là một thực phẩm xấu, không phải là nguyên nhân gây nóng như nhiều người vẫn nghĩ. Điều quan trọng là mỗi người cần biết cách lựa chọn và sử dụng cho phù hợp, phối hợp với các loại thực phẩm khác để "bữa ăn mì gói" đảm bảo tính đa dạng và đủ dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.
Lê Nga
Theo Dân trí
5 vấn đề sức khỏe thường gặp ở vùng kín mà con gái không nên chủ quan bỏ qua Ngứa vùng kín, khô âm đạo, đau rát, khó chịu... đều là những vấn đề sức khỏe ở vùng kín mà con gái ai cũng gặp phải ít nhất 1 lần. Vùng kín luôn là khu vực nhạy cảm của hội con gái, do đó, dù gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín thì bạn cũng không nên...