Đầy hơi, táo bón liên tục có thể là dấu hiệu bạn mắc chứng bệnh dễ gây tử vong
Người đàn ông bị chứng đầy hơi và táo bón dày vò trong nhiều tháng trong bài viết sẽ là minh họa rõ nét cho vấn đề này.
Chúng ta đều muốn biết những gì khiến cơ thể mình ngày càng cồng kềnh. Có lẽ bạn đã từng phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế vì cảm giác tồi tệ đó. Đó là những gì đã xảy ra với một người đàn ông 66 tuổi được nêu trong một báo cáo trường hợp công bố bởi Tạp chí Y học New England.
Các bác sĩ suy đoán rằng khi bệnh nhân này đi đến phòng cấp cứu vì đầy bụng và táo bón kéo dài trong 2 tháng trước, ông không biết nguyên nhân là do phình động mạch chủ bụng đến 11,5 cm. Nhưng chính xác thì phình động mạch chủ là gì, nó xảy ra như thế nào? Và nó có ý nghĩa gì đối với bệnh nhân, ngoài việc gây đầy hơi và táo bón?
Khi bệnh nhân này đi đến phòng cấp cứu vì đầy bụng và táo bón kéo dài trong 2 tháng trước, ông không biết nguyên nhân là do phình động mạch chủ bụng đến 11,5 cm.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phình động mạch chủ là một khu vực bị suy yếu hoặc phình ra trên thành động mạch chủ, có thể xảy ra ở bất cứ đâu dọc theo chiều dài của nó. Nói cách khác, nó thực chất là một động mạch chủ, động mạch lớn nhất trong cơ thể (nó chạy từ trái tim xuống bụng).
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho hay, có 2 biến chứng đáng sợ có thể xảy ra do hậu quả của phình động mạch chủ. Chứng phình động mạch có thể vỡ, khiến máu rỉ ra ở các nơi khác trong cơ thể bạn. Hoặc gây ra một cái gì đó được gọi là bóc tách. Máu được bơm mạnh qua động mạch chủ có thể phân tách các lớp của thành động mạch, cho phép máu tích tụ liên tục, rò rỉ trong cơ thể.
Chứng phình động mạch có thể vỡ, khiến máu rỉ ra ở các nơi khác trong cơ thể bạn.
Do đó, bệnh nhân được nêu trong báo cáo trường hợp mới rất may mắn vì tìm kiếm ngay sự chăm sóc y tế khi xảy ra tình trạng bệnh này. Một cuộc kiểm tra thể chất cho thấy một khối phình to đập ở bụng người đàn ông và ông được chẩn đoán phình động mạch chủ thông qua công nghệ gọi là chụp cắt lớp.
Báo cáo cho biết, bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật và thay thế bằng một mảnh ghép động mạch chủ. Mảnh ghép là một mảnh mô sống được cấy vào bệnh nhân bằng cách phẫu thuật. Trong lần tái khám 6 tháng, khối phình động mạch đã biến mất, bệnh nhân đã lưu thông máu tốt trên khắp cơ thể, và quan trọng nhất là ông cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Nếu gần đây bạn bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài, hãy cẩn trọng với chứng phình động mạch chủ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phình động mạch chủ thường được điều trị theo một trong hai cách. Đầu tiên là thông qua một hoạt động phẫu thuật, mục tiêu của nó là thay thế hoặc sửa chữa phần bị thương của động mạch chủ. Thứ hai là thông qua các loại thuốc có thể hạ huyết áp một người và giảm nguy cơ vỡ phình động mạch.
Video đang HOT
Nếu gần đây bạn cảm thấy hơi chướng bụng, bạn không nên lo lắng quá vì phình động mạch chủ rất hiếm xảy ra. Theo Trung tâm Y tế Đại học Columbia, tỷ lệ mắc hiện tượng này rơi vào 5-10 trên 100.000 người ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nếu bạn liên tục cảm thấy đầy hơi trong một khoảng thời gian dài thì nguy cơ bị phình động mạch chủ là điều khó tránh. Tốt nhất nên đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể.
Theo Helino
Uống nước lạnh có hại không?
Uống đủ nước là rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng có một số tranh luận về nhiệt độ tốt nhất của nước uống. Một số người tin rằng uống nước lạnh có thể không tốt cho sức khỏe.
Uống đủ nước mỗi ngày là rất cần thiết để hỗ trợ tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm tiêu hóa và trao đổi chất, loại bỏ chất thải, duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường và giữ cho các cơ quan và mô khỏe mạnh.
Uống nước lạnh có hại không?
Không có bằng chứng cho thấy uống nước lạnh có hại cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, nước lạnh có thể gây mất cân bằng cho cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Cơ thể có nhiệt độ lõi khoảng 37C và lương y cho rằng cơ thể sẽ cần tiêu tốn thêm năng lượng để khôi phục nhiệt độ này sau khi uống nước lạnh.
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, nước lạnh có thể làm giảm "lửa", hay Agni, là yếu tố cung cấp năng lượng cho tất cả các hệ thống trong cơ thể và rất cần thiết cho sức khỏe. Các thầy lang Ayurveda cũng tin rằng nước ấm hoặc nóng giúp dễ tiêu hóa.
Theo Tây y, có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy nước lạnh có hại cho cơ thể hoặc tiêu hóa. Uống nhiều nước có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2013 đã tỉm hiểu về tác dụng của nước uống ở nhiệt độ khác nhau ở 6 người bị mất nước, sau khi tập thể dục nhẹ, trong buồng nóng và ẩm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thay đổi nhiệt độ nước ảnh hưởng đến phản ứng đổ mồ hôi của những người tham gia và lượng nước họ uống. Nhiệt độ nước tối ưu trong nghiên cứu là 16C, là nhiệt độ của nước mát từ vòi vì những người tham gia uống nhiều nước hơn và đổ mồ hôi ít hơn.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng uống nước ở 16C có lẽ là nhiệt độ tốt nhất để bù nước ở những vận động viên bị mất nước.
Những nguy cơ khi uống nước lạnh
Một số nghiên cứu gợi ý rằng những người có các tình trạng bệnh ảnh hưởng đến thực quản, chẳng hạn như chứng co thắt thực quản, nên tránh uống nước lạnh. Co thắt thực quản (achalasia) là một tình trạng hiếm gặp có thể khiến cho việc nuốt thức ăn và đồ uống trở nên khó khăn.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy uống nước lạnh làm các triệu chứng nặng thêm ở những người bị co thắt thực quản. Tuy nhiên, khi những người này uống nước nóng, nó giúp làm dịu và thư giãn ống thực quản, làm cho thức ăn và đồ uống dễ nuốt hơn.
Một nghiên cứu năm 2001 với 669 phụ nữ cho thấy uống nước lạnh có thể gây đau đầu ở một số người.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng 7,6% số người tham gia bị đau đầu sau khi uống 150 ml nước đá lạnh qua ống hút. Họ cũng thấy rằng những người bị đau nửa đầu dễ bị đau đầu gấp đôi sau khi uống nước lạnh so với những người chưa bao giờ bị đau nửa đầu.
Một số người cho rằng tiêu thụ đồ uống và thực phẩm lạnh có thể gây đau họng hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học ủng hộ tuyên bố này.
Những lợi ích của uống nước lạnh
Một số nghiên cứu gợi ý rằng uống nước lạnh hơn trong khi tập thể dục có thể cải thiện thành tích và sức bền.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2012 gồm 45 nam giới khỏe mạnh về thể chất cho thấy uống nước lạnh trong khi tập thể dục làm giảm đáng kể sự gia tăng thân nhiệt lõi so với uống nước ở nhiệt độ phòng.
Một nghiên cứu từ năm 2014 đã tìm hiểu về tác động của các loại đồ uống khác nhau đến thành tích đạp xe của 12 vận động viên nam tập luyện trong khí hậu nhiệt đới.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng uống nước giải khát có đá sẽ tốt cho thành tích hơn so với uống nước ở nhiệt độ trung tính. Tuy nhiên, họ cũng kết luận rằng các vận động viên đạt thành tích tốt nhất khi uống nước giải khát có đá có mùi thơm bạc hà.
Một số người tuyên bố rằng uống nước lạnh có thể giúp thúc đẩy giảm cân. Mặc dù một số nghiên cứu gợi ý uống nhiều nước hơn có thể giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn một chút, nhưng dường như có rất ít sự khác biệt giữa uống nước lạnh và nước ở nhiệt độ phòng.
Nước lạnh so với nước ấm
Uống nước ấm có thể giúp cải thiện tuần hoàn.
Mọi người có thể thấy uống nước ấm hoặc nóng sẽ làm dịu, đặc biệt là trong những tháng lạnh, trong khi nước lạnh có thể giúp sảng khoái hơn trong những ngày nóng hơn. Uống nước ấm có thể tạm thời cải thiện tuần hoàn máu nhờ làm cho các động mạch và tĩnh mạch giãn rộng.
Nghiên cứu gợi ý rằng nhiệt độ nước uống có thể ảnh hưởng đến mức độ đổ mồ hôi và bù nước. Ví dụ, một nghiên cứu của Quân đội Mỹ từ năm 1989 cho thấy uống nước ấm (40C) thay vì nước mát (15C) có thể khiến mọi người uống ít hơn, có thể dẫn đến mất nước.
Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra nhiệt độ nước tối ưu để bù nước sau khi tập thể dục có lẽ là 16C, gần bằng nhiệt độ với nước mát từ vòi.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những người uống nước ở nhiệt độ này đã tự nguyện uống nhiều nước hơn và đổ mồ hôi ít hơn so với khi uống nước ở nhiệt độ khác.
Trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu kết luận uống nước lạnh ở nhiệt độ 5C "không cải thiện tình trạng uống nước và uống nước tự nguyện" ở 6 vận động viên Taekwondo.
Tuy nhiên, uống nước ở bất kỳ nhiệt độ nào đều là cần thiết để giữ đủ nước, đặc biệt là khi gắng sức hoặc trong môi trường nóng.
Tóm lại
Có rất ít bằng chứng khoa học gợi ý uống nước lạnh có hại cho con người. Trên thực tế, uống nước lạnh hơn có thể cải thiện thành tích thể dục và tốt hơn cho việc bù nước khi gắng sức, đặc biệt là trong môi trường nóng hơn.
Tuy nhiên, uống nước lạnh có thể làm nặng thêm các triệu chứng ở những người bị co thắt thực quản. Uống nước lạnh cũng có thể gây đau đầu ở một số người, đặc biệt là những người bị chứng đau nửa đầu.
Mọi người nên đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, bất kể nhiệt độ nào. Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ khuyên phụ nữ cần tiêu thụ khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu nước và nam giới khoảng 3,7 lít. Lượng này có thể đến từ cả thực phẩm và đồ uống.
Cẩm Tú
Theo MNT
Nếu thường xuyên ra ngoài chơi hãy thận trọng nếu bạn không muốn phải tới bệnh viện lấy "quái vật" từ tai như cậu bé 9 tuổi này Sau khi nghe xong câu chuyện này, rất có thể bạn sẽ không còn muốn đưa con đi ra ngoài vào mùa hè này nữa. Nhiều người cảm thấy ù tai vào thời điểm này hay thời điểm khác. Đó có thể là triệu chứng ù tai, một tình trạng ảnh hưởng đến 1/5 số dân trên thế giới. Nhưng cậu bé ở...