Dãy Himalaya lại nóng
Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đang dựng trại đối mặt nhau với khoảng cách chỉ vài trăm mét. Đã nhiều năm qua, hai quốc gia láng giềng mới rơi vào tình huống “giáp mặt” đầy nguy hiểm như vậy.
Xe quân sự Ấn Độ trên đường đến Burthe
Báo chí Ấn Độ đưa tin, một trung đội gồm 50 binh sĩ Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào vùng Ladakh và cắm trại gần Burthe. Ladakh là một khu vực thuộc dãy Himalayan, gần sát Thung lũng Kashmir – nơi Trung Quốc và Ấn Độ đang tranh chấp với nhau. Để đối phó, quân đội Ấn Độ đã điều động một trung đoàn bộ binh đến Ladakh. Hai bên cắm trại cách nhau khoảng 300m ở khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ khoảng 10km.
Đây là diễn biến mới nhất trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ kéo dài suốt 50 năm qua. Vào ngày 20-10-1962, một cuộc tấn công ào ạt từ nhiều mũi của quân đội Trung Quốc đã phá tan sự tĩnh lặng của vùng núi Himalaya. Không có sự chuẩn bị và vũ trang kém, yếu thế hơn hẳn so với lực lượng lấn át của Trung Quốc, Ấn Độ đã phải rút lui. Chỉ trong vòng vài ngày, Trung Quốc đã kiểm soát cao nguyên Aksai thuộc Kashmir về phía tây và về phía đông tiến tới gần vùng đất trồng chè quan trọng của Ấn Độ ở Assam.
Nhưng cũng bất ngờ như khi mở cuộc tấn công, đúng một tháng sau, Trung Quốc tuyên bố đơn phương ngừng bắn và rút khỏi khu vực đông – bắc Ấn Độ nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát khu vực Aksai cằn cỗi, nơi còn được gọi là “sa mạc đá trắng” – một hành lang nối Tây Tạng với vùng Tân Cương ở phía tây Trung Quốc.
Bất chấp các vòng đàm phán được thực hiện, hai quốc gia vẫn chưa giải quyết được cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ về đường biên giới dài 3.200km. Tâm điểm của mâu thuẫn là đường ranh giới McMahon được các quan chức về thuộc địa của Anh và đại diện của nhà nước Tây Tạng vẽ ra vào năm 1914. Trung Quốc từ chối công nhận đường ranh giới này và vẫn lấy cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của mình là các bản đồ địa lý của triều đại nhà Thanh.
Video đang HOT
Tạm thời thì mọi việc được phân định trên cơ sở đường biên giới không chính thức phân cách Trung Quốc và Ấn Độ, được biết đến với tên gọi Đường kiểm soát thực tế (LAC). Mặc dù trong các năm 1993 và 1996, hai bên đã ký hai hiệp định để duy trì hòa bình, nhưng khu vực biên giới này vẫn là vùng lãnh thổ được quân sự hóa dày đặc nhất trên thế giới, và vùng núi non đứt gãy hiểm trở này vẫn tiếp tục khơi dậy căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi.
Vấn đề đặt ra là cuộc khủng hoảng lần này sẽ tiến triển thế nào. Có một thực tế là dù quan hệ rất phức tạp nhưng Trung Quốc và Ấn Độ vẫn duy trì thương mại song phương phát triển với tốc độ chóng mặt, với giá trị trao đổi thương mại từ mức 3 tỉ USD cách đây một thập kỷ nhảy vọt lên mức 75,5 tỉ USD hàng năm hiện nay và dự kiến sẽ đạt tới mức 100 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.
Thêm vào đó, nếu cứ làm căng, Bắc Kinh sẽ phải chứng kiến việc Ấn Độ ngày càng quan hệ gắn bó, thân thiết với Mỹ. Ngược lại, New Delhi cũng cảm thấy bất an trước việc Bắc Kinh thắt chặt quan hệ với kỳ phùng địch thủ của mình là Pakistan. Mất mát trong quan hệ giữa hai bên đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến chiến lược trở thành các cường quốc hàng đầu châu Á và khu vực của Trung Quốc và Ấn Độ.
Vì thế, dãy Himalaya sẽ chỉ tạm thời nóng lên mà thôi.
Theo ANTD
Ấn Độ triệu đại sứ Trung Quốc vì "xâm phạm lãnh thổ"
Ngoại trưởng Ấn Độ Ranjan Mathai đã triệu đại sứ Trung Quốc tới để phản đối việc quân đội nước này xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ tại khu vực biên giới tranh chấp giữa 2 nước.
Trung Quốc và Ấn Độ có chung đường biên giới dài chưa bao giờ được phân định chính thức.
Phía New Delhi cho biết các binh sĩ Trung Quốc đã tiến sâu 10km vào bên trong lãnh thổ Ấn Độ hôm 15/4 và dựng trại tại thung lũng Depsang của vùng Ladakh thuộc Kashmir.
Các quan chức quân đội Ấn Độ đã gặp những người đồng cấp Trung Quốc ít nhất hai lần và yêu cầu binh sĩ Trung Quốc rời khỏi khu vực, nhưng họ vẫn không chịu rời đi.
Ấn Độ xem vụ việc là rất nghiêm trọng và New Delhi đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ tới để phản đối.
Các nguồn tin cho hay Ngoại trưởng Ấn Độ Mathai đã nói rõ với đại sứ Wei Wei rằng việc làm của Trung Quốc không giúp ích cho việc xây dựng bầu không khí thân thiện trước chuyến thăm của Thủ tướng Lý Trung Quốc Khắc Cường, dự kiến diễn ra vào ngày 20/5.
Ngoại trưởng Mathai nói thêm rằng Ấn Độ muốn vụ việc sớm được giải quyết, có nghĩa là các binh sĩ Ấn Độ phải rút khỏi địa điểm họ đang đựng trại.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã liên tục bác bỏ các thông tin nói rằng các binh sĩ nước này đã đi vào lãnh thổ Ấn Độ.
Hai quốc gia láng giềng đang tranh chấp vài khu vực biên giới thuộc dãy Himalaya và đã lâm vào một cuộc chiến ngắn nhưng mẫu máu vào năm 1964. Căng thẳng liên tục bùng phát hết lần này tới lần khác.
Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức nhiều vòng đàm phán về phân chia đường biên giới dài giữa hai nước nhưng cho tới nay vẫn chưa thành công.
Theo Dantri
Lở tuyết chôn vùi hơn 100 binh sỹ Pakistan Hơn 100 binh sỹ Pakistan đã bị chôn vùi trong vụ lở tuyết gần khu vực Siachen ở Pakistan, nằm trong rặng Karakoram thuộc dãy Himalaya hôm 7-4, giới chức quân đội nước này cho hay. Khu vực Siachen ở Pakistan nằm trong rặng Karakoram thuộc dãy Himalaya Một số kênh truyền hình ở Pakistan còn đưa tin khoảng 150 binh sỹ bị...