Day dứt hậu án oan: Phiêu bạt trong tuổi xế chiều
Từ dấu vân tay thu được tại hiện trường, ông Trương Bá Nhàn (SN 1962, ngụ Bình Phước) bị cơ quan điều tra bắt giam để rồi bị kết tội “giết người, cướp tài sản” trong khi ông có chứng cứ ngoại phạm. Được trả lại tự do trở về nhà, được minh oan, nhưng ông mất tất cả, từ gia đình, tài sản… để rồi sống cuộc đời phiêu bạt nay đây mai đó.
Cứ gần cuối năm, ông Nhàn trở về Quảng Ngãi để kiếm việc làm, qua tết lại lên Bình Phước đi làm rẫy thuê. Ảnh: Việt Văn
Dấu vân tay oan nghiệt
Chuyện xảy ra đã gần 15 năm nhưng ông Nhàn vẫn nhớ như in từng chi tiết. Ông nhớ lại giữa ông và gia đình nạn nhân là bà Hoàng Thị Kim Ái có quan hệ họ hàng thân thiết, trước ngày bà Ái bị giết ông có đến chơi và kê lại cái tủ. “Khi xảy ra chuyện, công an đến khám nghiệm hiện trường thấy có dấu vân tay của tôi nên nghi tôi là thủ phạm. Sau đó, tôi bị công an bắt khi đang ở Bình Phước”, ông Nhàn nói.
Lúc bị bắt, ông Nhàn một mực kêu oan cho rằng mình có chứng cứ ngoại phạm, vì hôm xảy ra án mạng, ông đang đi khám răng. “Hôm đó, tôi đi bỏ mối khẩu trang từ 8h30 đến 10h40. Sau đó tôi đến phòng khám răng ở quận Thủ Đức, TPHCM nhưng do đông người chưa khám được nên về lại nhà vợ lúc 11h40. Đến chiều thì tôi đến khám và về luôn Bình Phước. Vậy mà cơ quan điều tra không làm rõ, bắt giam tôi gần 4 năm để điều tra, tìm chứng cứ kết tội tôi giết người, cướp tài sản”, ông Nhàn oán trách.
Dù đã gần 15 năm, ông vẫn lưu giữ hồ sơ vụ án, cầm nó trên tay ông rành mạch kể lại sự việc khiến ông bị bắt giam oan ức gần 4 năm trời. Ông kể, trưa hôm đó 12/12/2001, đứa con gái bà Ái đi học về nhà phát hiện bà chết tại phòng ngủ nên báo công an. Khám nghiệm hiện trường, công an xác định trong nhà bị lục xáo trộn đồ đạc, cửa phòng ngủ mở toang. Chồng bà Ái trình báo với công an tài sản bị mất khoảng 60 – 80 triệu đồng cùng 4 – 5 lượng vàng SJC. Ngày 3/1/2002, công an bắt giữ ông. Khám xét chỗ ở của ông ở phường 13, quận Bình Thạnh, công an phát hiện 62 triệu đồng và 5 lượng vàng SJC. Đây là số tang vật gần trùng khớp với số tài sản mà chồng bà Ái khai bị mất. “Mặc dù tôi khai rằng số vàng thu giữ ở nhà tôi là do mẹ vợ bán đất và gửi giữ, tôi có kể cho chồng bà Ái nghe trước khi bà bị giết. Mẹ vợ tôi và người bán đất cũng khai như thế”, ông Nhàn cho biết.
Sau đó, hồ sơ vẫn được VKSND TPHCM chuyển sang tòa để xét xử. Tuy nhiên, tòa án đã trả hồ sơ điều tra bổ sung vì có nhiều tình tiết chưa được làm rõ. Mãi đến ngày 8/6/2006, cơ quan điều tra cho rằng đã hết thời hạn điều tra mà không đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của ông Nhàn nên ra quyết định đình chỉ bị can.
Ông Nhàn nhớ lại: “Ngày nhận quyết định đình chỉ bị can của cơ quan điều tra, cầm tờ giấy quyết định trên tay mà nước mắt rưng rưng, vui mừng vì mình được rời trạm giam đau khổ, nhưng trong lòng ngổn ngang bao nỗi lo phía trước. Cái quyết định này chưa thể trả lại sự trong sạch, chưa trả lại tư cách công dân cho mình, mình vẫn có thể bị bắt lại để phục hồi điều tra bất cứ lúc nào”.
Trở về trắng tay, sống phiêu bạt
Khó khăn lắm mới gặp được ông ở cái nơi heo hút giữa rừng cao su bạc ngàn trên huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Ông bảo ông không muốn gặp bất cứ ai vì cuộc đời ông đã chấm hết. Nay đây mai đó, sống qua ngày, làm thuê làm mướn trong cô độc. Ông cũng từng có cơ ngơi ấm cúng, có vợ con ngoan hiền nhưng cái án oan nghiệt đã cướp mất tất cả. Mỗi khi nghĩ đến nước mắt ông rưng rưng.
Video đang HOT
“Ngày trở về, vợ con, gia đình nhà vợ không nhìn mặt. Đất cát, ruộng vườn ở nhà bán hết để thăm nuôi tôi suốt những năm bị giam. Trở về với hai bàn tay trắng, không nhà không cửa, không vợ con. Chán đời tôi bắt đầu phiêu bạt nay đây mai đó để kiếm sống trong cảnh cô đơn của tuổi xế chiều”, ông Nhàn ngậm ngùi.
Dù được trả tự do nhưng ông bảo cái bản án cho rằng ông giết người cướp tài sản vẫn chưa làm sáng tỏ. “Dù không tiền không bạc, đau ốm triền miên nhưng tôi vẫn đi kêu oan”, ông Nhàn nói.
Đầu tháng 9/2006, ông nộp đơn đến VKSND TPHCM yêu cầu xin lỗi công khai, bồi thường tổn thất nhưng chưa được giải quyết. Vụ việc kéo dài gần chục năm, ông không nhận được một lời xin lỗi, một mức bồi thường tổn thất nào.
“Tôi vẫn không nản, tiếp tục gửi đơn từ khắp các cơ quan có trách nhiệm nhưng điều rơi vào im lặng, họ chỉ hứa nhưng không giải quyết”, rồi ông Nhàn kể tiếp: “Tiền ăn ở thiếu trước hụt sau nhưng vẫn cố dành dụm lộ phí đi kêu oan. Cứ cách tháng là tôi lại xuống Sài Gòn, mỗi chuyến đi tiết kiệm lắm cũng gần 1 triệu đồng nhưng suốt bao năm tôi không nản chí”.
Trong khoảng thời gian này, năm nào ông cũng xuôi ngược từ Quảng Ngãi vào Bình Phước để làm thuê, làm mướn khi vào mùa rẫy. Bạn bè thương tình cất cho ông cái chòi trên rẫy để ở. Hàng ngày, ông được người ta thuê đi trông rẫy, trồng củ sắn, khoai mì, hái hạt điều để sống qua ngày. Hết mùa vụ, những tháng cuối năm, ông lại trở ra Quảng Ngãi tìm việc làm thuê những ngày tết.
….Mãi đến ngày 11/8/2015, VKSND TPHCM mới tổ chức xin lỗi, bồi thường cho ông tại trụ sở UBND phường 13, quận Bình Thạnh (TPHCM).Trong buổi xin lỗi, ông Nhàn nói cảm thấy không hài lòng khi ông không được nói lời nào trước mọi người và buổi xin lỗi diễn ra quá ngắn, không tới 15 phút. Còn về số tiền bồi thường 296 triệu đồng, ông cho rằng nó quá ít so với những tổn thất mà ông và gia đình hứng chịu trong 14 năm qua.
Theo Đình Đình – Văn Minh (Tiền Phong)
Hành trình trốn chạy của kẻ giết người gây án oan "Huỳnh Văn Nén"
Tưởng thay tên đổi họ, ẩn náu ở vùng quê sẽ che dấu được tội ác, kẻ giết người gây ra án oan Huỳnh Văn Nén không ngờ có ngày sa lưới.
"Không ngờ chồng tôi là người gây án oan ở Bình Thuận!"
Gần 2 tháng đã trôi qua nhưng buổi chiều ngày chồng bị lực lượng Công an đọc lệnh bắt giữ về tội giết người trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận vẫn còn ám ảnh với chị Nguyễn Thị P. (ngụ ấp Phú Hoà B, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).
Nguyễn Thọ, nghi can sát hại bà Lê Thị Bông gây ra vụ án oan chấn động cho người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén.
"Chiều 10/10, anh Khanh đi làm hồ về, tôi đang chuẩn bị nấu cơm thì Công an huyện Hồng Ngự phối hợp với Công an tỉnh Bình Thuận xuất hiện đọc lệnh bắt giữ", chị P. nhớ lại.
Khi nghe rõ chồng mình chính là Nguyễn Thọ, hung thủ sát hại bà Lê Thị Bông trong vụ án oan đang gây chấn động dư luận ở Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận khiến chị P. muốn ngã quỵ và người dân ấp Phú Hoà B hết sức ngỡ ngàng trước sự che dấu thân thế một cách tinh vi của Thọ.
Ông Trần Văn Ngời, trưởng ấp Phú Hoà B cho biết: "Hơn 6 năm trước Nguyễn Khanh (được Thọ thay tên đổi họ) làm công nuôi tôm ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang nên quen thân thiết với người chú của chị P. Qua mai mối, Khanh và chị P. tiến tới hôn nhân rồi đầu năm 2015 về sống hẳn ở ấp Phú Hoà B, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự".
Dưới mắt của người dân địa phương, Khanh là một thanh niên hiền lành, sống hoà đồng với mọi người và chăm chỉ làm ăn.
"Khi chồng bị bắt, tôi không tin chồng mình là hung thủ giết người, cướp của và lại càng không tin vì Khanh mà ông Huỳnh Văn Nén phải chịu hơn 17 năm tù oan khuất", chị P. nói trong nước mắt.
Hành trình trốn chạy của kẻ giết người
Theo hồ sơ lưu trữ của chính quyền xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh), huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, Nguyễn Thọ (SN 1976) là thanh niên hư hỏng ở địa phương. Băng nhóm do Thọ làm "thủ lĩnh"còn có Hồ Thanh Việt và Nguyễn Phúc Thành (SN 1979) gần 20 năm trước là nỗi ám ảnh của người dân khu chợ Tân Minh. Chúng từng có nhiều tiền sự về các hành vi như tụ tập sử dụng chất gây nghiện, đánh nhau, gây rối trật tự ở địa phương và trộm cắp.
Chị H., con gái bà Bông từng là nạn nhân trong tầm ngắm cướp tài sản của Thọ và Việt hơn 17 năm trước.
Đối tượng Thọ từng nhiều lần bị chính quyền xã Tân Minh xử lý nhưng được gia đình bảo lãnh và đang trong thời gian được xã lập hồ sơ chờ quyết định của lãnh đạo huyện Hàm Tân đưa đi giáo dục bắt buộc thì ở địa phương xảy ra vụ trọng án bà Lê Thị Bông bị sát hại, cướp tài sản.
"Sau khi vụ án xảy ra và ông Huỳnh Văn Nén bị công an khởi tố bắt giam, nhận án chung thân vì xác định là hung thủ giết bà Bông thì Nguyễn Thọ cũng đi khỏi địa phương từ đó cho đến nay", ông Nguyễn Thận, nguyên chủ tịch xã Tân Minh và là ân nhân kêu oan cho "người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén", kể lại.
Tuy nhiên đến năm 2000, chính "người bạn giang hồ" của Thọ là Nguyễn Phúc Thành trong lúc thụ án tại trại giam Sông Cái (tỉnh Ninh Thuận) đã tố cáo khẩn cấp Thọ và Việt là hung thủ sát hại bà Bông chứ không phải ông Nén.
Dù vậy nhưng mãi hơn 15 năm sau, cơ quan chức năng mới minh oan cho ông Nén và xác định chính Thọ mới là hung thủ và tiến hành truy bắt.
Bước đầu Thọ khai nhận, đêm 23/3/1998, Thọ bàn với Việt (nay đã chết vì bệnh) đến nhà bà Bông cướp tài sản của chị H. (con gái bà Bông) vì thiếu nữ này đeo nhiều vàng trên người.
Mộ phần nạn nhân Lê Thị Bông ở nghĩa địa xã Tân Minh.
Tuy nhiên khi đến nơi không thấy ai nên "ém" dưới bếp để chờ. Đến khuya, bà Bông về nhà thì phát hiện cả 2 nên chửi đuổi chúng ra khỏi nhà. Thọ đã lao đến siết cổ bà Bông đến chết, cướp một nhẫn vàng rồi cả 2 bỏ trốn về nhà Việt ngủ.
Tại nhà Việt, Thọ đã kể cho Thành nghe việc giết bà Bông cướp tài sản. Sáng hôm sau Thọ đón xe lên huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai bán vàng rồi bỏ trốn khỏi địa phương từ đó.
"Hơn 17 năm qua tôi trốn lên vùng Tây Nguyên rồi sang Campuchia. Cuối cùng tôi về vùng sông nước miền Tây thay tên là Nguyễn Khanh để che dấu thân phận nhưng không ngờ lưới trời lồng lộng nên không thoát", Thọ khai nhận.
Theo Kiên thưc
Án oan Huỳnh Văn Nén sẽ được chất vấn tại kỳ họp HĐND Bình Thuận Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Thuận sẽ chất vấn các vụ án có dấu hiệu oan sai và oan sai, trong đó có các vụ án của ông Huỳnh Văn Nén. Ông Huỳnh Văn Nén (áo đậm màu, giữa) trong ngày đoàn tụ với người thân - Ảnh: Quế Hà Sáng nay 9.12, tại TP.Phan Thiết, kỳ họp thứ 12 của...