Dạy đứa trẻ trộm cắp, thật kinh khủng!
Đừng nghĩ đơn giản đó là mấy trò trộm cắp vặt, là chuyện con nít! Cái xấu mới nảy sinh nếu không điều chỉnh, uốn nắn sẽ nhanh chóng đâm chồi mọc rễ trở thành hiểm họa, gánh nặng cho xã hội.
Ảnh minh họa
Video: Giả vờ mua hàng, người phụ nữ xúi con vào lấy trộm túi tiền của bà cụ
Clip về một người phụ nữ dừng xe xúi cậu con trai trộm túi tiền của bà bán cà phê đường Lê Văn Sĩ (quận 3, TP HCM) mà Tuổi Trẻ Online phản ánh khiến tôi giật mình và trăn trở mãi.
Hành động xấu xí của con trẻ đến từ sự xúi giục của người lớn quả là ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Đồng tiền dễ dàng kiếm được lại không hề nhọc công lao động nên phải chăng có sức hút khó cưỡng để rồi bao người lao vào trộm cắp, cướp giật, lừa gạt?
Nhận thức sai lầm cùng hành động sai trái của người trưởng thành còn có thể nghiêm trị bằng pháp luật. Còn những đứa trẻ trót phạm tội khi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm và non nớt trong ý thức thì cứ quẩn quanh trong ở các mức giao gia đình quản thúc và giáo dục, xử phạt vi phạm hành chính… Để rồi những vụ trộm nhí lại tiếp diễn, gia tăng về mức độ táo tợn và để lại hậu quả khôn lường.
Mới đây thôi, một nam sinh lớp 8 ở tỉnh Quảng Nam đã lẻn vào nhà dân trộm 80 triệu đồng để mua điện thoại và chơi game. Rồi chiều tối 20-9, nam sinh lớp 9 ở Thanh Hóa đã bịt mặt, đeo găng tay lẻn vào cạy tủ kính của một tiệm vàng rồi bị người dân truy đuổi, thu hồi số tang vật gần 400 triệu đồng.
Tôi vẫn còn nhớ như in hồi tháng 3-2019, ba trộm nhí Trần Văn T. (15 tuổi), Lê Duy H. (15 tuổi) và Trường Minh H. (13 tuổi) bị công an phường An Bình, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đề nghị đưa vào giáo dục tại địa phương 6 tháng vì hành vi trộm cắp. Tôi nhớ mãi bởi số tiền bị trộm khá lớn mà tuổi đời các thủ phạm lại quá trẻ.
Góp mặt vào đội ngũ trộm nhí ấy còn có hai đứa trẻ ở Trà Vinh bị bắt hồi năm 2018 sau khi thực hiện trót lọt 25 vụ trộm cắp tài sản. Riêng trong ngày 25-10-2018, hai siêu trộm to gan lớn mật đột nhập nhà dân trộm đến 3 vụ và bị người dân bắt giữ. Điều đáng nói, hai siêu trộm nhí này là anh em ruột và chỉ mới 7 tuổi và 9 tuổi. Cái lứa tuổi mà chúng ta hay cười cợt “vắt mũi chưa sạch” ấy đã có “thâm niên” trộm cắp tài sản khiến người ta giật mình!
Tương lai nào cho các em? Hi vọng nào có thể đặt trên vai các em?
Tình trạng tội phạm trẻ hóa đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ. Vai trò của gia đình dưỡng dục con trẻ thế nào? Vai trò của nhà trường dạy dỗ các em ra sao? Và vai trò của xã hội đã phát huy hết chưa?
Đừng nghĩ đơn giản đó là mấy trò trộm vặt, là chuyện con nít! Cái xấu mới nảy sinh nếu không điều chỉnh, uốn nắn sẽ nhanh chóng đâm chồi mọc rễ trở thành hiểm họa, gánh nặng cho xã hội. Trộm một lần rồi quen tay, trộm từ ổ bánh mì sẽ mò đến vật giá trị lớn hơn…
Đáng buồn là những đứa trẻ sớm “nhúng chàm” là sự buông lỏng quản lý từ gia đình. Càng xuất thân trong những gia đình đổ vỡ, thiếu thốn tình cảm, thiếu hụt sự dạy dỗ, các con càng dễ buông mình vào cái xấu và khi đã sa chân, trượt dài, cơ hội quay trở lại con đường hướng thiện sẽ chông gai hơn rất nhiều.
Đáng lo hơn nữa khi không ít đứa trẻ sớm tiêm nhiễm thói hư tật xấu từ bố mẹ, thậm chí bị biến thành “công cụ” kiếm tiền cho người lớn tiêu xài trong thảnh thơi. Khi một đứa trẻ được chính bậc sinh thành dạy “nghề trộm cắp”, xã hội đã phải thêm một gánh lo toan.
Xin hãy nhớ rằng nếu bố mẹ dạy dỗ một đứa con tốt, chúng ta đã đóng góp cho xã hội một công dân gương mẫu. Ngược lại, nếu gia đình dung dưỡng một đứa trẻ hư, chúng ta đã đẩy ra xã hội một gánh nặng, một mầm mống hậu họa khó lường!
Một người đàn ông Trung Quốc đã 'bắc thang lên hỏi ông trời' để đòi lại tiền đã tặng nữ streamer xinh đẹp
Ông trời không thấy trả lời, nhưng quan tòa nơi nguyên đơn nộp đơn khiếu kiện đã đáp rằng: "Không! Quà tặng thì không cần trả lại."
Với sự phát triển của Internet, streamer đã trở thành một công việc ngày càng được nhiều người biết đến, thậm chí nhiều người còn coi các stream như một nghề nghiệp. Đơn giản vì nếu có duyên và tài năng, công việc này sẽ mang lại cho họ rất nhiều tiền, thậm chí cả các món quà vật chất giá trị.
Tất nhiên, cũng có không ít trường hợp các streamer được tặng quà, tiền từ những người dùng là trẻ em và số tiền có nguồn gốc trộm cắp từ tài khoản của cha mẹ. Ở Trung Quốc, trong các trường hợp như thế này, phụ huynh của trẻ có thể yêu cầu các streamer trả lại khoản tiền đã tặng và luật pháp cũng hỗ trợ vấn đề đó.
Nhưng nếu người tặng rồi lại muốn đòi là người lớn thì sao? Họ có thể lấy lại được tiền không?
Có một người đàn ông họ Trương ở Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tặng khoảng 130.000 nhân dân tệ (khoảng 440 triệu đồng) cho một nữ streamer họ Vương xinh đẹp. Nhưng một ngày, sau khi bình tĩnh lại, anh ta hối hận và đã đòi lại số tiền mình đã tặng. Nhưng bên kia không trả lại tiền. Vì thế, người đàn ông này đã kiện nữ streamer ra tòa.
Nữ streamer này đã được tặng hơn 440 triệu đồng.
Và mới đây, phán quyết của tòa án đã được đưa ra. Đó là hơn 80.000 trong số 130.000 nhân dân tệ đã được anh Trương trả qua nền tảng phát sóng trực tiếp, và phần còn lại được chuyển qua WeChat. Tòa án nhận định đây là số tiền được trao dưới dạng quà tặng, mối quan hệ giữa hai bên là hình thức tặng quà cho nhau, và số tiền sẽ không được hoàn lại.
"Ông Trương đã chuyển tiền cho bị cáo thông qua một nền tảng xã hội nhất định, như một món quà, và nó cần được pháp luật bảo vệ", đại diện tòa án cho biết.
Người đàn ông họ Trương không chấp nhận phán quyết này, tiếp tục kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp cao hơn. Nhưng phán quyết cuối cùng đưa ra là giữ nguyên bản án gốc.
Tòa án quyết định: Tiền thưởng cho streamer là một món quà và không phải trả lại!
Sự việc nhanh chóng lan tuyền trên mạng xã hội, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ đối với phán quyết của tòa án.
"Người lớn phải chịu trách nhiệm về hành động của mình", một cư dân mạng bình luận.
"Sao phải đòi lại quyết liệt như vậy? Ông này bị vợ phát hiện sao?", một người khác tỏ ý nghi ngờ.
"Vậy mà người ta hay bảo cách tiêu tiền của đàn ông thường hợp lý hơn của nữ giới", một phụ nữ bình luận.
Tuy nhiên cũng có quan điểm trái chiều, cho rằng nữ streamer này đã dùng cách "bất chính" để moi tiền từ người đàn ông giàu có, vì vậy cần trả lại khoản tiền đã lấy. Dẫu vậy, dưới góc độ pháp luật, cô có thể giữ lại những món quà mà người khác đã tặng cho mình.
Salon ở Singapore mời khách trải nghiệm rồi ép mua hàng Mời người phụ nữ qua đường vào trải nghiệm rồi ép mua bộ sản phẩm có giá trị lớn, salon làm đẹp Opatra London (Singapore) bị dân mạng "ném đá", đánh giá 1 sao. Opatra London - salon làm đẹp tại trung tâm thương mại Suntec City (Singapore) - đang là tâm điểm chỉ trích khi bị tố lừa gạt, ép một phụ...