“Dạy dỗ” Hungary về Nga, Mỹ nhận phản ứng bất ngờ
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (11/2) đã khởi động chuyến công du một loạt nước Trung Âu gồm Hungary, Slovakia, Ba Lan, Bỉ và Iceland. Khi đến Hungary, ông Pompeo đã cảnh báo nước này đừng để Tổng thống “Putin khoét sâu mâu thuẫn giữa các bạn bè trong NATO”. Tuy nhiên, phản ứng mà Ngoại trưởng Mỹ nhận được thực sự gây bất ngờ.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua thông báo, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện ở Trung Âu, sửa chữa lại chính sách vắng mặt trước đây.
“Tôi sẽ thông báo các sáng kiến giúp củng cố sự hiện diện của Mỹ ở Trung Âu. Chúng tôi sẽ tăng cường sự ủng hộ cho các mối quan hệ giữa nhân dân, tăng cường các sự kiện và hoạt động trao đổi… Chúng tôi cũng sẽ tăng cường sự ủng hộ nhằm giúp Hungary trong cuộc chiến chống khủng bố, tăng cường mối quan hệ hợp tác về thực thi pháp luật và cung cấp hoạt động đào tạo trong các cuộc trao đổi về truyền thông độc lập ở tất cả 4 quốc gia trong nhóm Visegrad”, ông Pompeo cho biết khi phát biểu tại Budapest ngày hôm qua trong một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Nhóm Visegrád, cũng được gọi là Visegrad 4, hoặc V4, là một liên minh 4 nước Trung Âu – Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia – với mục đích đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu, cũng như để phát triển quân đội, hợp tác kinh tế và năng lượng với nhau.
“Tôi cho rằng, trong một thời gian dài, chúng ta đã xa lánh Hungary theo một cách khiến họ phải điền vào chỗ trống với những thành phần mà chúng ta không chia sẻ chung giá trị”, ông Pompeo phát biểu. “Người Nga và người Trung Quốc cuối cùng đã giành nhiều ảnh hưởng hơn ở đây và họ hoàn toàn không chia sẻ lý tưởng với người Mỹ – những lý tưởng mà chúng ta thực sự rất quan tâm”, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho biết.
Ngoại trưởng Pompeo cảnh báo Hungary đừng để cho Tổng thống Vladimir Putin “khoét sâu mâu thuẫn giữa những người bạn” trong NATO. “Người Hungary từ lịch sử biết rất rõ rằng một nước Nga độc đoán sẽ không bao giờ là bạn với tự do và chủ quyền của các nước nhỏ hơn”, ông Pompeo đã nói như vậy.
Phản ứng bất ngờ của Hungary
Những phát biểu của Ngoại trưởng Hungary nhằm khiến Hungary sợ hãi rút khỏi mối quan hệ với Nga và Trung Quốc dường như đã phản tác dụng khi Budapest thẳng thừng tuyên bố nước này đã chán ngán với những bài rao giảng về chính sách đối ngoại.
Ngoại trưởng Szijjarto gay gắt đáp trả Mỹ: “ Thế giới sẽ không trở thành một nơi tốt đẹp hơn nếu một số nước dành thời gian của họ đi can thiệp vào công việc nội bộ chính trị của các nước khác”. Nhà ngoại giao hàng đầu của Hungary nhấn mạnh rằng, Budapest có thể có mối quan hệ minh bạch với Moscow, Bắc Kinh và phương Tây. Ông Szijjarto lên án việc Hungary bị chỉ trích, công kích về mối quan hệ với Moscow là “một hành động đạo đức giả rất lớn”.
“Có rất nhiều sự chỉ trích ở bề ngoài và bên trong lại có rất nhiều mối quan hệ thương mại giữa Nga và Châu Âu, hàng tỉ euro”, ông Szijjarto chỉ ra.
“Hợp tác với Nga hay Trung Quốc không làm hại chúng tôi”, Ngoại trưởng Szijjarto nói thêm đồng thời giải thích rằng bất kỳ mối quan hệ kinh tế nào như vậy đều không làm Hungary trở thành một đối tác NATO ít tin cậy hơn.
Chuyến công du Đông Âu lần này của ông Pompeo diễn ra sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung. Động thái rút khỏi hiệp ước của Washington có thể làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh trên khắp Đại Tây Dương bởi nó có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang và làm gia tăng nguy cơ xung đột giữa Washington và Moscow ở Châu Âu với viễn cảnh an ninh của Châu Âu gặp nguy hiểm.
Video đang HOT
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Bí ẩn cái chết của điệp viên đa mang Robert Maxwell
Theo các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử tình báo, Maxwell được coi là người "thay tên như thay áo". Và cho tới giờ, Maxwell vẫn được đánh giá là một trong những điệp viên đa mang tầm cỡ nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Vào cái đêm định mệnh 4-11-1991, chiếc du thuyền "Lady Ghislaine" của nhà tài phiệt Robert Maxwell bỏ neo không xa khu vực quần đảo Canary. Sau cuộc trò chuyện với vợ qua điện thoại vào lúc quá nửa đêm, nhà quý tộc người Anh đi ngủ và mất tích từ khi đó.
Qua ngày hôm sau, các nhân viên tìm kiếm từ trên trực thăng đã phát hiện xác của ông đang nổi trên mặt biển. Các chuyên gia y tế ban đầu cho rằng, một cơn đau tim đã khiến Maxwell ngã xuống biển, dù giả thuyết trên nhanh chóng bị bác bỏ. Các vết chấn thương trên cơ thể cho thấy, nạn nhân đã bị ai đó quẳng từ trên thuyền xuống nước.
Cái chết của Maxwell đã trở thành một sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt. Đơn giản khi đó nhà quý tộc 68 tuổi này đang là chủ nhân của một trong những đế chế truyền thông lớn nhất hành tinh, là bạn của hàng loạt các chính trị gia hàng đầu trên khắp thế giới, đồng thời cũng được đánh giá là một kẻ gàn dở, thích ăn chơi. Đế chế của Maxwell cũng nhanh chóng sụp đổ do tất cả tiền bạc đã biến mất tăm khỏi các tài khoản ngay sau cái chết của ông ta. Có tin đồn khẳng định, kết cục bi thảm của Maxwell là hậu quả của trò chơi bắt tay cùng lúc với 4 cơ quan mật vụ...
"Kẻ biến danh"
Nhà quý tộc người Anh sinh năm 1923 tại Tiệp Khắc, là con thứ 9 trong một gia đình Do Thái nghèo khó. Theo các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử tình báo, Maxwell được coi là người "thay tên như thay áo". Khi quân Hitler tràn vào Tiệp Khắc, cha mẹ đổi tên cho con trai thành Jan Ludvik Hoch. Từ thời điểm đó, Hoch tham gia vào một tổ chức bí mật chuyên đưa các thanh niên trẻ trốn sang Pháp. Bị bắt giữ và kết án tử hình, nhưng Hoch đã may mắn chạy thoát sang Serbia, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ trước khi đặt chân tới Aleppo của Syria (thời điểm đó đang là thuộc địa của Pháp). Tại đây, Hoch tham gia vào quân đoàn lê dương nước ngoài.
Theo đánh giá, Robert Maxwell đã trở thành nạn nhân của trò chơi đa mang với các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới.
Trong thành phần của quân đoàn này, Hoch được cử đến Pháp. Tại đây, chàng trai này lại lấy tên mới là Ivan Du Maurier. Cũng trong thời gian này, anh ta gia nhập phong trào kháng chiến của Pháp, sau đó là trong chiến dịch đổ bộ của quân đồng minh tại Normandie. Số phận tiếp đó lại đưa đẩy Maurier tới Anh, lần này lại với cái tên là Lesley Johnson.
Nhờ khả năng nói được rất nhiều thứ tiếng - Anh, Đức, Pháp, Czech, Hungary, Rumani, Nga và Do Thái - Lesley được người Anh tuyển vào phục vụ trong cơ quan tình báo. Đến khi nhận được huy chương chiến đấu từ chính tay của tướng Montgomery, Lesley đổi tên lần thứ 5 cũng là lần cuối cùng - Robert Maxwell. Anh ta kết thúc chiến tranh với quân hàm đại úy.
Trò chơi đa mang
Cũng trong giai đoạn này, Maxwell bắt đầu có những tiếp xúc đầu tiên với đại diện của tình báo Xôviết. Mọi chuyện bắt đầu từ nỗ lực của ông nhằm tìm kiếm người thân của mình sau khi kết thúc chiến tranh. Do Tiệp Khắc khi đó đang nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Xôviết, Maxwell đã liên hệ nhờ đến sự hỗ trợ từ các quan chức quân sự Nga tại Đức. Thông tin cuối cùng hóa ra lại là một bi kịch đối với ông, khi cả cha mẹ đều đã chết trong các trại tập trung của phát xít Đức. Nhưng cũng từ thời điểm này, mối quan hệ của Maxwell đối với tình báo Xôviết đã có được những bước phát triển cần thiết.
Cho tới giờ, Maxwell vẫn được đánh giá là một trong những điệp viên đa mang tầm cỡ nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tất nhiên mối quan hệ hợp tác của ông ta không chỉ gói gọn trong khuôn khổ với Moscow.
Cơ quan tình báo chính trong cuộc đời của nhà tài phiệt này chính là Mossad của Israel. Bản thân Yitzhak Shamir, về sau này trở thành thủ tướng Israel, ngay từ hồi đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, đã kết nạp Jan Ludvik Hoch vào Tổ chức phục quốc Do thái bí mật "Irgun". Tại đây, Maxwell lấy mật danh là "Chàng Czech bé nhỏ" (Little Czech) để hoạt động suốt đời cho tình báo Israel. Quá trình phục vụ cho người Do Thái của Maxwell trải dài từ thời kỳ chiến đấu trong lực lượng kháng chiến Pháp, quân đội Anh; tức là trước khi thành lập cả Nhà nước Israel và Cơ quan tình báo Mossad.
Theo sự an bài của số phận, sau khi rời khỏi quân đội Anh vào năm 1947, Maxwell bắt tay vào hoạt động trong ngành xuất bản. Đại úy Maxwell khi đó đã có được những nguồn thông tin khá hữu ích nhờ vai trò là người đứng đầu văn phòng báo chí của Bộ Ngoại giao Anh tại Đức. Ông đầu tư vỏn vẹn có 100 bảng Anh vào tờ tạp chí khoa học Pergamon-Press đầu tiên của mình.
Maxwell đã rất khôn ngoan khi lựa chọn đầu tư cho lĩnh vực thông tin khoa học, khi nhìn thấy trước tầm quan trọng của nó trong thế giới hiện đại. Lĩnh vực này cũng là một môi trường hoạt động "màu mỡ" đối với các cơ quan mật vụ. Nguyên nhân là các nhà khoa học đều mong muốn công bố những kết quả nghiên cứu của mình trên các tạp chí, hay sách do Maxwell xuất bản. Chẳng bao lâu sau, Pergamon-Press lên chiếm vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực phát hành các ấn phẩm khoa học kỹ thuật, tiếp theo đó là cả về lịch sử-chính trị và hồi ký. Maxwell nhanh chóng giành quyền kiểm soát 6 tờ báo hàng đầu tại Anh của tập đoàn Mirror Group; chưa kể các tạp chí, sách báo của nhà xuất bản Mỹ Macmillan.
Đường vào điện Kremlin
Cho đến những năm 1980, đế chế truyền thông của Maxwell đã có mặt tại tổng cộng 125 quốc gia trên khắp thế giới, trở thành tập đoàn xuất bản lớn nhất tại Anh và thứ hai tại Mỹ. Ngoài sách, báo, tạp chí; Maxwell còn sở hữu nhiều đài phát thanh và kênh truyền hình khác nhau. Tổng tài sản của ông ta ước tính vào khoảng 4 tỉ bảng Anh. Các đối thủ cạnh tranh phải nể trọng gọi ông ta là "Bob cuồng phong" (HurricaneBob), còn các cơ quan mật vụ gọi đơn giản là "đại úy Bob".
Đế chế truyền thông khổng lồ này đã trở thành bình phong cho một sứ mạng tình báo của Bob. Cụ thể đó là một chiến dịch bí mật của Mossad, CIA và MI-6 nhằm đưa ông ta xâm nhập sâu vào những mối quan hệ thân cận tại điện Kremlin. Các chủ nhân của "đại úy Bob" muốn tạo cho ông ta một vỏ bọc vững chắc để không thể gây nghi ngờ cho giới lãnh đạo Liên Xô khi đó.
Cuốn sách "Foreign Body: The Secret Life of Robert Maxwell" của Russell Davies.
Câu chuyện bắt đầu vào tháng 8-1968, khi quân đội các nước trong khối hiệp ước Warsaw tiến vào Praha. Điều này tất nhiên đã gây ra một làn sóng phản đối rầm rộ từ phương Tây. Bất ngờ khi đó Maxwell - lúc này đã là một nhà tỉ phú cỡ lớn, một ông trùm truyền thông hàng đầu phương Tây, đồng thời là nghị sĩ của Anh - đã công khai lên tiếng ủng hộ việc đưa quân đội Xôviết vào Tiệp Khắc. Theo như ông khẳng định, đây là điều cần thiết để duy trì an ninh tại châu Âu. Việc Maxwell cũng từng sinh ra tại Tiệp Khắc càng làm cho phát ngôn trên gây được sự chú ý đặc biệt.
Tuyên bố trên của Maxwell chẳng khác gì một quả bom nổ ngay trên diễn đàn truyền thông thế giới. Tổng bí thư Leonid Breznev ngay lập tức mời Maxwell tới Moscow. Cuộc chuyện trò giữa hai bên khi đó đã diễn ra trực tiếp bằng tiếng Nga, không cần có phiên dịch hay biên bản. Cả hai bên hóa ra có khá nhiều điểm chung: từng tham chiến, thích xe hơi, săn bắn và uống rượu. Maxwell nhanh chóng trở thành người bạn của Tổng bí thư. Họ thường xuyên gặp gỡ nhau. Từ thời điểm đó, các chuyên gia phân tích tình báo phương Tây đều nóng lòng chờ đợi những bản báo cáo về những cuộc trò chuyện thân mật này từ Maxwell. CIA, MI-6 và Mossad cơ bản đã đạt được mục đích đã đặt ra của mình, khi người của họ đã xâm nhập vào được những căn phòng cao cấp nhất của điện Kremlin.
Maxwell không ngần ngại tung hàng loạt sách của Breznev ra khắp thế giới qua kênh phát hành của mình. Sau cái chết của Breznev, Bob vẫn tiếp tục phát triển mối quan hệ với các tổng bí thư mới - Andropov, Chernenko, Gorbachev. Đối với điện Kremlin khi đó, trùm truyền thông này chính là kênh tuyên truyền quan trọng nhất cho chính quyền Liên Xô tại nước ngoài, thậm chí cung cấp không ít tiền cho Maxwell để làm nhiệm vụ này.
Cũng có thông tin cho rằng, KGB khi đó vẫn đánh giá rằng, Maxwell đang được mật vụ phương Tây sử dụng như một kênh cung cấp thông tin giả cho Moscow. Tuy nhiên họ đã không thể làm được gì do những mối quan hệ thân cận của ông ta với điện Kremlin.
Thương vụ cuối cùng
Cho đến giữa những năm 1980, Moscow đã phải đương đầu với những thách thức thực sự từ phía Washington, khi giám đốc CIA khi đó là William Casey đã soạn thảo một kế hoạch thâm hiểm mới chống lại Liên Xô. Đế chế của Maxwell đóng một vai trò đặc biệt trong kế hoạch này - đó là triển khai ngay tại phương Tây một chiến dịch ủng hộ sách lược của Gorbachev, khi đó được đánh giá là sẽ phá hủy Liên bang Xôviết. Bản thân tác giả của công cuộc cải tổ cũng rất hài lòng với sự hợp tác của Maxwell.
Một số tờ báo của Liên Xô thậm chí đã được nhà tài phiệt cho xuất bản bằng tiếng Anh ngay tại phương Tây. Trong khi dư luận nhiều quốc gia phương Tây bắt đầu đứng về phía Gorbachev, sự bất bình trong nội bộ lãnh đạo cũng như những người dân Xôviết lại ngày một gia tăng.
Vladimir Kryuchkov - khi đó là chủ tịch KGB - cũng có cái nhìn riêng về vai trò của Maxwell. Lo ngại trước những cuộc cải cách của Gorbachev có thể làm tan vỡ đất nước, Kryuchkov đã tìm được tiếng nói chung với nhà tài phiệt, khi cả hai cùng có thể nói tốt tiếng Hungary. Chỉ trong nửa đầu năm 1991, chủ tịch KGB đã có hai cuộc gặp bí mật với điệp viên của Mossad. Nội dung chính là bàn bạc về khả năng giúp đỡ của Israel về chiến dịch sắp tới của Ủy ban tình trạng khẩn cấp (SCSE) nhằm lật đổ Gorbachev.
Maxwell ngay lập tức ủng hộ ý tưởng của Kryuchkov. Cả hai bên nhanh chóng bàn bạc về các điều kiện. Theo đó, SCSE sẽ nhận được sự hỗ trợ về chính trị và tinh thần từ phía Israel. Riêng Maxwell còn cam kết về một chiến dịch ủng hộ SCSE qua các nhà xuất bản của mình trên khắp thế giới. Còn Kryuchkov trong trường hợp thành công sẽ cam kết đảm bảo cho người Do Thái tự do rời khỏi Liên Xô trở về Israel.
Ông trùm tài phiệt cũng có những quan tâm và lợi ích riêng. Cho đến năm 1991, các khoản nợ từ đế chế truyền thông của ông ta đã vượt khá xa so với thu nhập. Để cứu vãn, Maxwell đã kiếm được 1,2 tỉ đô la từ Quỹ nhà báo của Mirror Group nhưng vẫn không thể đủ. Kryuchkov tất nhiên cũng không thể giúp khi Liên Xô còn đang chìm trong khủng hoảng. Còn London và Washington đã không còn quan tâm tới "đại úy Bob", khi kế hoạch của Casey làm tan vỡ phe XHCN gần như đã thành công. Tóm lại chỉ có Israel mới có thể cung cấp tài chính cho Maxwell. Điều cần làm duy nhất là thuyết phục Tel Aviv ủng hộ SCSE.
Cuộc gặp thứ ba giữa Kryuchkov với nhà tài phiệt diễn ra ngay trên chiếc du thuyền của ông ta vào đầu tháng 8-1991. Maxwell còn mời tới một số gương mặt đáng chú ý trong giới lãnh đạo Mossad. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Yitzhak Shamir đã không ủng hộ kế hoạch Kryuchkov-Maxwell, khi theo ý kiến các chuyên gia phân tích của ông ta, cơ hội thành công của SCSE là không cao.
Biết được quyết định trên, nhà tài phiệt còn gọi điện thoại trực tiếp cho Shamir, tìm mọi cách thuyết phục ông ta giúp đỡ Kryuchkov, cũng như cung cấp một khoản tín dụng nhằm cứu vớt đế chế truyền thông đang sụp đổ của mình. Không đạt được mục đích, Maxwell thậm chí còn đe dọa thủ tướng khi khẳng định sẽ tiết lộ một số thông tin nhạy cảm. Hành vi trên, theo nhiều nhà phân tích, chẳng khác gì việc tự đào hố chôn mình của Maxwell.
Shamir đã liên hệ với sếp của Mossad, yêu cầu phải loại bỏ ngay "Chàng Czech bé nhỏ". Những gì đã diễn ra sau đó hoàn toàn có thể tái hiện lại từ những thông tin rò rỉ trên báo chí. Theo đó, vào đêm ngày 4-11-1991, nhóm sát thủ của Mossad trên một chiếc cano đã bí mật tiếp cận du thuyền của Maxwell. Nhà tài phiệt bị tiêm một mũi thuốc độc gây ngừng tim trước khi bị quẳng xuống biển. Điệp viên đa mang đặc biệt nhất trong Chiến tranh Lạnh được đem về chôn cất tại Jerusalem.
Về sau này, trong cuốn sách "Foreign Body: The Secret Life of Robert Maxwell", nhà văn Russell Davies đã cho biết, chính Cơ quan tình báo Anh MI-6 là người đã hỗ trợ thành lập ra đế chế truyền thông của Maxwell. Cụ thể theo khẳng định của ông này, MI-6 đã "đầu tư" cho Maxwell cả nửa triệu bảng Anh ngay từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh.
Để đổi lại, nhà tài phiệt dựa trên những mối quan hệ với các quan chức Xô Viết đã cung cấp nhiều thông tin mật cho tình báo Anh, còn giúp họ xâm nhập được vào một cơ quan nghiên cứu khoa học bí mật của Liên Xô.
Tuy nhiên, MI-6 về sau đã nghi ngờ về "trò chơi đa mang" của Maxwell với cả tình báo Xôviết và Israel, cũng như việc ông ta đã đã sử dụng số tiền họ cung cấp chủ yếu cho mục đích kinh doanh thuần túy của mình. Đó là lý do khiến tình báo Anh đã không chi thêm một xu nào nữa cho đến tận cái chết của ông ta vào năm 1991.
Theo An ninh Thế giới
Cánh cung vũ khí Mỹ khép chặt quanh Nga Theo tờ RT, việc Mỹ tiếp tục tăng cường vũ khí hạng nặng đến Đông Âu cho thấy, Lầu Năm Góc đang dần khép chặt vòng vây vũ khí áp sát Nga. Truyền thông Nga dẫn lại thông tin của tờ BILD của Đức đã đăng tải bức ảnh cho thấy một chiếc phà chở đầy xe tăng của Mỹ đi qua nhà...