Dạy con từ trong bụng mẹ
Theo PGS.TS.Nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục Phát triển tiềm năng con người, thai giáo là điều quan trọng mẹ bầu cần thực hiện trong suốt thai kỳ, để đưa bé đến với cuộc sống một cách hoàn hảo.
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bé đã cảm nhận được ánh sáng. Để kích thích cho thị giác của bé phát triển mỗi ngày, mẹ bầu có thể dành vài phút chiếu ánh sáng đèn pin di chuyển trên bụng mẹ.
Giúp con phát triển trí thông minh và tăng cường thị giác
Mẹ cũng có thể tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày để con được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, mẹ cần bổ sung 150-200mg DHA mỗi ngày, để cải thiện chức năng võng mạc
Các nhà khoa học đã chứng minh cùng sự phát triển và hoàn thiện của các giác quan khác như thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, kích thích thị giác chính là cách giúp bé cải thiện trí thông minh và phát triển não bộ toàn diện.
Mẹ bầu nên tắm nắng mỗi ngày 15-20 phút để con được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
Kích thích khả năng vận động của thai nhi
Video đang HOT
Khoảng tuần lễ 20 của thai kỳ, mẹ có thể kích thích cho bé vận động bằng cách dùng đầu các ngón tay ấn nhẹ vào bụng ở các vị trí khác nhau ta sẽ thấy bé đạp phản ứng lại.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến sự vận động của bé. Nhà khoa học người New Zealand, Ebert chứng minh nếu mẹ ăn quá nhiều dầu mỡ, làm thay đổi nồng độ chất béo trong nước ối, thai nhi sẽ có biểu hiện bất an với nhiều cựa quậy bất thường.
Mẹ nên thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho bé nghe.
Cùng con phát triển cảm xúc
Thai giáo bằng âm nhạc giúp bé phát triển cảm xúc tích cực. Thính giác của bé phát triển rất sớm, từ tuần thứ 6. Đến tuần thứ 20, bé đã có thể nghe được những âm thanh bên ngoài.
Mẹ nên cùng con nghe các bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái (dân ca, nhạc cổ điển, không lời…), các bài hát, lời ru… ít nhất 2 lần một tuần (30 phút mỗi lần). Tác động này không chỉ kích thích thính giác mà còn giúp bé phát triển cảm xúc tích cực, gắn bó tình cảm mẹ con hoặc bố con.
Dạy con giao tiếp bằng ngôn ngữ
Từ tháng thứ 3, hãy cho bé làm quen với ngôn ngữ bằng cách trò chuyện với con thường xuyên. Đặc biệt, nếu có sự tham gia của bố, thai giáo sẽ càng hiệu quả. Bố có thể vừa ấn nhẹ vào bụng vừa nói: “Bé ơi, bố đây”, con sẽ đạp chân trả lời. Một nghiên cứu khoa học tại Mỹ đã chứng minh khi thực hiện bài tập thai giáo này, bé sẽ phát triển ngôn ngữ sớm hơn sau khi sinh. Cùng các tác động thông minh, chăm sóc dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ của thai nhi, đồng thời giúp mẹ và bé có một cơ thể khoẻ mạnh.
Phương Thảo
Theo VNE
Bầu bí cấm nhịn tiểu!
Nhịn tiểu nhiều có thể khiến mẹ bầu suy thai, sinh non hoặc viêm đường tiết niệu.
Hầu như khi mang thai chị em nào cũng cảm thấy khó chịu vì phải liên tục chạy vào nhà vệ sinh. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất, bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6 trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên. Nhiều chị em nhịn tiểu do ngại đi vào WC nhiều mà không biết rằng nhịn tiểu có rất nhiều tác hại.
Nhịn tiểu có thể gây suy thai
Ngày sinh cu Tin, mình đau chuyển dạ lúc nửa đêm. Chồng đưa mình vào đến Phụ Sản Hà Nội lúc 12h30. Vào phòng cấp cứu, mấy chị hộ sinh khám bảo mình đã có ối, và mở 1 phân. Mình làm thủ tục nhập viện và theo một chị y tá dẫn lên phòng chờ đẻ.
Vào phòng đó, mình phải chạy máy. Các chị nữ sinh nhắc mình hít thở sâu để cho con thở. Theo lời các chị, mình cũng chịu khó hít thở sâu. Nằm được khoảng 1 tiếng thì mình buồn đi tiểu. Các chị hộ sinh có nhắc buồn đi tiểu thì cứ đi luôn ở đó. Nhưng lúc ấy vì bị tâm lý nên mình không sao đi được ở đó. Lúc sau có chị hộ sinh qua kiểm tra cho mình thì hốt hoảng khi thấy tim thai xuống quá thấp. 70 lần/phút. Chị ấy gọi cho bác sĩ trực và giúp mình thông tiểu. Bác sỹ đến bảo mình hít thở sâu vào cho con thở và mắng mình buồn đi tiểu không đi, không đi được phải kêu để các chị giúp chứ. Lúc ấy mình sợ quá chỉ biết làm theo lời bác sĩ dặn. Lúc sau, tim thai cũng đã tăng lên một chút nhưng bác sĩ bảo tình hình này rất khó sinh thường và nên mổ sớm nếu không sẽ nguy hiểm cho thai.
Vậy là mình vào phòng mổ. Nẵm trên bàn chở mổ mà mình nghĩ thương con quá, thương con bao nhiêu lại trách bản thân mình bấy nhiêu. Chỉ vì mình nhịn đi tiểu mà suýt hại con. May sao, Tin ra đời cũng khỏe mạnh.
Từ kinh nghiệm của mình, các mẹ rút kinh nghiệm nhé. Bầu bí cần phải uống nhiều nước và đừng ngại đi tiểu, nhịn tiểu sẽ rất có hại cho cả mẹ và bé đấy. Nhịn tiểu sẽ dẫn đến suy thai như, vô cùng nguy hiểm.
Nhịn tiểu nhiều có thể khiến mẹ bầu suy thai, sinh non hoặc viêm đường tiết niệu. (ảnh minh họa)
Nhịn tiểu có thể dẫn đến sinh non
Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu - một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt dấn đến nguy cơ sinh non.
Nhịn tiểu dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nhiều chị em ngại phải chạy vào toilet nhiều mà dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhịn tiểu lâu làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu, vì niệu đạo ngắn, hơn nữa xung quanh niệu đạo có nhiều nguồn vi trùng (hậu môn, âm đạo) có thể giúp chúng ngược dòng lên trên gây nhiễm trùng.
Theo Khám Phá
Tuổi chuẩn nhất để thụ thai: chỉ có 10 năm! Thời kỳ "hoàng kim" để các mẹ bầu mang thai cũng chỉ có 10 năm, nắm bắt đúng thời gian này, các mẹ bầu sẽ dễ dàng sinh ra những đứa con khỏe mạnh và thông minh. Tử cung là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhai nhi. Theo độ tuổi của người mẹ, tử cung cũng có những thay đổi rõ rệt....