“Dạy con từ thuở còn thơ”
Mùa giải 2014, hậu vệ Đinh Đông vào bóng lam gay chân Nguyễn Anh Hung (An Giang), mùa giải 2015.
Quê Ngoc Hai khiến Anh Khoa (SHB.Đà Nẵng) kêt thuc sư nghiêp câu thu ơ tuôi 24 và bây giờ Hoàng Thịnh gây chấn thương kinh hoàng cho Hùng Dũng (CLB Hà Nội). Tại sao và vì thế nào mà trùng hợp cả 3 tai nạn chấn thương nghiêm trọng này đều có nguồn cơn rơi vào cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo SLNA?
Chấn thương kinh hoàng khiến Anh Khoa từ giã sự nghiệp cầu thủ
Từng đoạt giải phong cách mùa rồi, sản sinh ra những tài năng giàu phẩm chất kỹ thuật như Văn Quyến, Như Thuật… và hiện tiêu biểu là Phan Văn Đức, nhưng SLNA một thời nổi tiếng với lối chơi “chém đinh chặt sắt”, bởi suy nghĩ lấy tinh thần máu lửa, quyết liệt để bù đắp cho những hạn chế, khiếm khuyết. Có lẽ vì thế mà các HLV làm công tác đào tạo của lứa Đình Đồng, Hoàng Thịnh, Ngọc Hải… nếu không “nhắm mắt làm ngơ” thì cũng đã không quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho các cầu thủ trẻ thời đó thế nào là “quyết liệt trên mức cần thiết”.
Video đang HOT
Tại sao cũng có gốc gác xứ Nghệ mà đi ra từ Học viện HAGL, Công Phượng hiền lành, chơi đẹp như thế? Rõ ràng “dạy con từ thuở còn thơ”, uốn cây phải từ lúc còn non. Nếu mọi lò đào tạo, HLV đều ý thức giáo dục và thường xuyên nhắc nhở các cầu thủ ngay từ tuổi thiếu niên cho đến khi ra ràng rằng: không được đá xấu; phải tôn trọng, không được cố ý gây thương tật cho đối phương; chơi mạnh mẽ nhưng phải đúng luật, quyết liệt không phải là ác ý; đồng thời, cho các cầu thủ trẻ xem băng hình những pha phạm lỗi nguy hiểm để rút kinh nghiệm; sân cỏ chuyên nghiệp sẽ fair-play hơn rất nhiều.
Để ngăn chặn bạo lực, các trọng tài cũng phải thật kiên quyết, nghiêm khắc (chứ không thể như trọng tài Vũ Nguyên Vũ vừa qua nói rằng: “Tôi nghe rất rõ tiếng xương của Hùng Dũng gãy mà người nổi gai” nhưng lại chỉ rút ra thẻ vàng cho Hoàng Thịnh, khi thấy hậu quả quá nghiêm trọng mới đổi lại thẻ đỏ (?). Đồng thời, Ban Kỷ luật cũng cần nhanh chóng có những bản án phạt nguội. Có như vậy các cầu thủ mới buộc chùn chân.
Quyết liệt... nhưng đừng gây hậu quả cho đối thủ
Gần như mùa giải nào, V-League cũng phải chứng kiến những chấn thương nặng.
Có cầu thủ đá ẩu gây ra chấn thương cho đồng nghiệp, nhưng cũng có trường hợp cầu thủ bị gãy chân bởi những pha vào bóng 5 ăn 5 thua. Cứ mỗi khi chấn thương nặng xảy ra, người trong cuộc lại "giá mà", "ước như" trong sự day dứt của xã hội.
Toàn là cầu thủ trụ cột, đã thành danh, khoác áo các đội tuyển quốc gia, nên nói chuyện "giáo dục đạo đức" nghe có vẻ thừa. Trước trận, trọng tài luôn nhắc nhở hai đội đá nhẹ chân, tình huống nào khó quá thì bỏ, đừng ham kẻo ăn thẻ. Nhưng khi vào trận, vì nhiều lý do, cầu thủ đôi khi không còn là chính mình. Truyền thông trong nước và thế giới mấy ngày qua nhắc đến Hoàng Thịnh toàn những từ ngữ tiêu cực. Hoàng Thịnh có giãi bày: "Tôi không cố tình triệt hạ Hùng Dũng" nhưng cú ra chân của tiền vệ xứ Nghệ này để lại hậu quả khủng khiếp khiến mọi lời giải thích, thanh minh không có sức thuyết phục.
Lùi về quá khứ. Năm ngoái, Hải Huy (Than Quảng Ninh) bị gãy chân ở vòng 3 V-League, sau pha ham bóng 5 ăn 5 thua với Hoàng Lâm (Hồng Lĩnh Hà Tĩnh). Hải Huy ở thế yếu hơn nên anh bị gãy chân sau tình huống va chạm. Có không ít những pha tranh chấp dẫn đến gãy chân ở V-League, giải hạng nhất do cầu thủ ham bóng quá mức cần thiết, không biết tự bảo vệ cho đôi chân của mình và đồng nghiệp. Nhiều tình huống hết sức đơn giản, không ai nghĩ sẽ xảy ra chấn thương thì lại cần đến cả xe cấp cứu.
Hoàng Thịnh trưởng thành từ "lò" Sông Lam Nghệ An, nổi tiếng là đá rắn. Ngày trước cứ mỗi khi gặp đội bóng xứ Nghệ, nhiều tiền đạo còn phải chủ động gặp Hữu Thắng, Huy Hoàng xin "nhè nhẹ chân cho". Gặp tiền đạo tinh quái, hàng thủ Sông Lam Nghệ An dùng đủ chiêu trò để kích động, khiến đối thủ phân tâm, ức chế như xoa đầu, phun nước bọt vào người... Nhưng Hoàng Thịnh, Đình Đồng, Quế Ngọc Hải còn "chưa bằng" Huỳnh Tấn Tài (Long An) khi cầu thủ này làm Văn Hào bị gãy cổ chân ở giải hạng nhất 2018, khiến Osmar (Hoàng Anh Gia Lai) gãy chân ở mùa giải V-League 2016.
Nếu Huỳnh Tấn Tài ở đội khác, như Hoàng Anh Gia Lai chẳng hạn, thì anh đã bị đuổi từ lâu. Bầu Đức là người căm ghét đá xấu, nên ông đã đuổi ngay Văn Hạnh khỏi đội ở mùa giải 2018, khi cầu thủ này đá vào đầu ngoại binh Tardin Douglas. Ở Hoàng Anh Gia Lai, bầu Đức luôn yêu cầu các cầu thủ đá cống hiến, đá fair-play. Có lần, thấy đội nhà đá giao hữu với quân Sông Lam Nghệ An mà đối thủ chơi thô bạo quá, bầu Đức chỉ đạo không đá giao hữu với đội bóng xứ Nghệ nữa.
Vì là giao hữu nên giới truyền thông ít để tâm chứ xô xát, đánh nhau xảy ra khá nhiều trong các trận đấu "làm nóng" bên lề V-League, giải hạng nhất... Đuổi Văn Hạnh khỏi Hoàng Anh Gia Lai vì cầu thủ này đá xấu nhưng bầu Đức trước đó lại cho Quế Ngọc Hải tiền để đền bù cho Anh Khoa (Đà Nẵng), sau khi trung vệ của Sông Lam Nghệ An vào bóng gãy chân Anh Khoa ở mùa giải 2015.
Ở đầu mùa giải 2019, trong màu áo Viettel, Quế Ngọc Hải liên tục bị nhận thẻ, rồi va chạm ngoài ý muốn dẫn đến việc Dominik Schmitt của SHB Đà Nẵng bị gãy xương sườn. Sau này, dưới sự chỉ bảo của huấn luyện viên Trương Việt Hoàng, của thầy Park, Quế Ngọc Hải đã trở nên điềm đạm hơn, anh chơi bóng quyết liệt chứ không thô bạo.
Cú vào bóng của Hoàng Thịnh khiến Đỗ Hùng Dũng gãy chân.Ảnh: THÀNH NAM.
Chính bản thân huấn luyện viên Park Hang-seo cũng lắc đầu ngao ngán khi chứng kiến những pha phạm lỗi ở V-League. Điều dễ nhận thấy là thầy Park không gọi những cầu thủ có xu hướng chơi bạo lực lên các đội tuyển quốc gia. Có lần thầy Park căn dặn Đình Trọng (Hà Nội FC): "Quyết liệt là tốt nhưng phải nhớ không được gây hậu quả, chấn thương cho đối thủ". Một số ban huấn luyện luôn căn dặn cầu thủ vào sân phải biết kiềm chế tính khí nóng nảy. "Vâng dạ" là thế nhưng khi thi đấu, bao lời huấn luyện viên dặn dò bay hết ra khỏi đầu.
Trở lại với chấn thương của Hùng Dũng, nó thực sự còn hơn cả nỗi ám ảnh. Vừa thấy thương cho Hùng Dũng, vừa thấy lo cho sự nghiệp của tiền vệ này. Anh Khoa đã phải giải nghệ sau cú ra chân của Quế Ngọc Hải. Đôi khi, hối hận thì đã muộn. Thời gian qua, các bên liên quan sốt sắng, xây dựng hình ảnh cho V-League, cho bóng đá nước nhà nhưng chỉ một cú ra chân tàn khốc của Hoàng Thịnh, truyền thông thế giới chỉ nói tới bóng đá Việt Nam ở góc độ bạo lực. Bóng đá nước nhà mất quá nhiều sau cú ra sân tàn khốc của Hoàng Thịnh.
Hãy chừa cho Hoàng Thịnh "đường sống" Ngay sau khi biết mình gây họa lớn, Hoàng Thịnh đã khóa Facebook, tắt điện thoại nhưng những ngày qua hẳn anh vẫn vô cùng khốn khổ trước bủa vây của búa rìu dư luận với những lời thóa mạ nặng nề, thậm chí có CĐV còn yêu cầu CLB TP.HCM phải sa thải anh ngay. Sắp bước qua tuổi 30, gần cuối...