Dạy con, tôi chọn nghiêm khắc và yêu thương
Dạy trẻ là việc rất khó, làm sao biết được ngưỡng nên nghiêm khắc đến đâu, nên yêu chiều con cái đến mức nào, hoàn toàn là do nhận thức và cảm nhận của mỗi người.
Hồi bé con gái tôi cần ngậm hàm nhựa để nắn chỉnh răng, nhưng nó nhất định không chịu nghe lời. Đến năm lớp tám, biết răng mình xấu con tôi trách: “Sao hồi đấy mẹ không nghiêm khắc với con?”.
Tôi choáng quá. Có nhẽ nào mình đã không đủ kiên trì, không tìm mọi cách để thuyết phục, để ép con bé phải nghe theo điều mà mình cho là đúng là tốt với con.
Con gái tôi lúc bé hiếu động quá mức làm tất cả mọi người phải mệt mỏi. Nó không ngồi yên, không làm được cái gì hơi tỉ mỉ một chút, nhảy lên nhảy xuống suốt ngày, la hét cười đùa không kiềm chế được. Bác sỹ và chuyên gia tâm lý chẩn đoán là tăng động giảm chú ý.
Con gái lúc nào cũng chạy nhảy, không chịu ngồi yên. (Ảnh minh họa)
Vào học lớp 6, ngay những buổi đầu cháu đã bị phạt vì nói chuyện với bạn cô nhắc không nghe. Cô giáo yêu cầu ra khỏi lớp, con sợ là chủ yếu nên đứng yên, cô cho là con lì lợm hay cố tình chống đối liền cho 2 bạn lôi ra ngoài. Hoảng sợ nên cháu đã khóc rất nhiều.
Cô mời phụ huynh đến gặp và tôi cũng trao đổi về bệnh của cháu. Là mẹ tôi biết con mình tăng động, gây mất trật tự lớp, nhưng cũng hiểu con mình không phải là đứa hư láo, chống đối.
Cô giáo từ đấy rất thông cảm và hỗ trợ bằng cách cho con luôn ngồi bàn đầu ngay sát bục giảng. Tuy nhiên, trao đổi với một số nhà giáo khác, họ cũng có ý kiến đồng quan điểm là không nên dùng hình thức phạt cưỡng bức lôi trẻ ra ngoài.
Thực ra, dạy trẻ là việc rất khó, làm sao biết được ngưỡng nên nghiêm khắc đến đâu, nên yêu chiều con cái đến mức nào, hoàn toàn là do nhận thức và cảm nhận của mỗi người.
Từ bé cho đến lớn mỗi khi đi siêu thị, ngoài những thứ cần thiết đã mua, con tôi luôn đòi rất nhiều đồ chơi, kẹo bánh như mọi đứa trẻ khác. Tôi luôn nói, con có thể chọn lấy một thứ con thích nhưng chỉ một thứ thôi.
Tôi không muốn khắc nghiệt quá nhưng cũng không muốn chiều chuộng mua hết những thứ con đòi. Thường thì nó phải vất vả lắm để quyết định nên chọn thứ gì. Nghiêm khắc thế cũng không dễ chịu gì vì phải nghe con lèo nhèo kêu khóc một hồi.
Video đang HOT
Hết năm học lớp 8, con theo mẹ đi nước ngoài. Nhờ vậy mà cháu được hưởng cả hai nền giáo dục trong và ngoài nước.
Thực tế là hồi ở Việt Nam con học kém, mặc dù đi học thêm rất nhiều. Ngoài học thêm hai môn toán, văn với thầy cô ở trường, cháu còn được một bác dạy kèm tay đôi giảng lại tất cả các môn toán, lý, hoá tuần 3 buổi tối.
Tôi không dám cho học thêm tiếng anh vì sợ con quá mệt. Những tối con đi học thì mẹ cũng mang theo laptop ngồi làm việc ở quán cafe để khỏi phải lộn đi lộn lại. Nhiều khi một tay lái xe máy, một tay vòng ra đằng sau giữ con vì nó mệt ngủ thiếp đi mất.
Học thế nhưng kết quả là vẫn dốt! Bố mẹ đều tiến sỹ, master nên ban đầu chúng tôi kỳ vọng rất nhiều, sau giảm dần giảm dần, cuối cùng chỉ mong sao con không đúp.
Con phải học thêm rất nhiều nhưng cũng chỉ đủ để lên lớp. (Ảnh minh họa)
Ra nước ngoài, ban đầu con phải học chương trình tập trung cho trẻ nhập cư mất một năm. Kiến thức toán, lý, hoá, sinh đều chậm hơn so với chương trình trong nước rất nhiều. Về nhà hầu như không có bài tập, không học thêm. Con thích trường lớp, yêu cô giáo.
Bất cứ tiến bộ nhỏ nào cũng được thầy cô khen ngợi nên con rất phấn khởi. Chỉ sau một năm con đã được chuyển sang lớp cho trẻ nhập cư có trình độ cao hơn. Và sau một năm nữa thì với bảng điểm tốt nghiệp khá con được quyền chuyển đến bất kỳ trường trung học nào.
Ở trường mới, tuy phải học qua một ngôn ngữ khó nhưng kết quả học tập năm đầu không đến nỗi tệ và đến năm thứ hai con đã là học sinh giỏi của lớp và là một trong 12 bạn học sinh danh dự được nhận phần thưởng cuối năm của cả trường.
Ở một môi trường mới nhiều tự do hơn nên các bạn học hành cũng trễ nải hơn (không học thì đi làm sớm, không nhất thiết phải học đại học) và nhiều bạn không “ngoan” (theo quan niệm của giáo dục của ta như nói chuyện, làm việc riêng, cãi nhau tay đôi với thầy cô, đánh lộn, hút thuốc trong trường…) thì tôi lại thấy may mắn là con mình ít nhiều đã có cái gốc của nền giáo dục nghiêm khắc của Việt Nam.
Con chịu khó học hành, có định hướng rõ ràng muốn học gì sau này làm gì, không đua đòi, nhất là tôn trọng thầy cô giáo.
Không thể nói hết đoạn trường cùng con trải qua 16 năm đầu đời, mà phần lớn là vận lộn với bệnh tật, cá tính, sự học nhọc nhằn và tâm sinh lý bướng bỉnh của tuổi mới lớn.
Phần thưởng quý giá nhất của đời làm mẹ là khi tôi vô tình đọc được một tâm sự con gái viết lên Facebook gần đây: “Trong đời luôn có những người rất quý giá đối với bạn. Nhưng không có ai bằng Mẹ, người cho ta cuộc sống, người luôn yêu ta vô điều kiện. Không có sức mạnh nào mạnh hơn tình yêu người mẹ, người luôn sẵn lòng hy sinh vì ta. Mẹ ơi con yêu mẹ”.
Ôi con gái tôi đã lớn tự lúc nào. Cảm ơn con đã dạy mẹ làm mẹ.
Theo phunuvagiadinh.vn
Nhiều thói quen dễ dãi của cha mẹ vô tình đẩy con vào nguy hiểm
Dạy trẻ cảnh giác khi người lạ tỏ ra ân cần, gọi đúng tên trẻ, xin trẻ mở cửa vào nhà đi nhờ vệ sinh, xin uống nước, hay chuyển lời bố mẹ bảo trẻ phải làm thế này thế kia.
Mới đây, báo chí đưa tin đang chơi trong nhà, thấy ngọn lửa bùng phát mạnh, bé 5 tuổi kịp chạy sang nhà cố nội gào khóc, báo tin. Lập tức cụ cố chạy sang kịp bế cháu bé 4 tháng tuổi ra khỏi đám cháy. Đó không chỉ là tin vui hiếm hoi, bởi trên thế giới, thỉnh thoảng vẫn có những trường hợp trẻ em biết ứng phó trước những tình huống rủi ro một cách ngoạn mục.
Tôi nghĩ, số lượng trẻ chưa được dạy dỗ các kỹ năng ứng phó trước rủi ro, mà đã xử lý thông minh, nhanh nhạy như thế, sẽ không nhiều. Trong khi đó, phụ huynh chỉ cần một phút lơ đễnh, chủ quan tưởng con đang an toàn với mớ đồ chơi trong nhà, rồi bỏ con một mình, chạy vội ra ngoài có tý việc, là đang để trẻ đối mặt với những nguy hiểm không lường trước.
Trang bị cho trẻ cách ứng phó, biết tự cứu mình khi gặp nguy hiểm,là một bài học giáo dục bổ ích cha mẹ dành cho con.
Trẻ em vốn hiếu kỳ, cùng những tình huống rủi ro bất ngờ xảy đến, lúc đó, trẻ chỉ biết gào khóc, thì thật đáng tiếc. Vậy nên, trang bị cho trẻ cách ứng phó, biết tự cứu mình khi gặp nguy hiểm, là một bài học giáo dục bổ ích cha mẹ dành cho con.
Đứng trước nguy cơ rủi ro, thay vì gào khóc, thì dạy trẻ kêu cứu. Chẳng hạn, nếu gặp hỏa hoạn, trẻ sẽ chạy ra ngoài la lớn, khi ấy, trẻ vừa được thoát thân, vừa nhờ được sự trợ giúp của người lớn. Trường hợp trẻ yếu ớt, không thể chống cự với những kẻ xâm hại, trẻ sẽ dùng lời hô hoán để kêu cứu.
Trẻ bị dụ dỗ, cũng là một trong những nguy cơ rủi ro cao. Dạy trẻ cảnh giác khi người lạ tỏ ra ân cần, gọi đúng tên trẻ, xin trẻ mở cửa vào nhà đi nhờ vệ sinh, xin uống nước, hay chuyển lời bố mẹ bảo trẻ phải làm thế này thế kia.
Phụ huynh luôn dạy con cẩn thận với người lạ. Thế nhưng, một con số thống kê về lạm dụng xâm hại đáng giật mình khi người lạ chỉ chiếm có 2%.
Trẻ bị dụ dỗ, cũng là một trong những nguy cơ rủi ro cao. (Ảnh minh họa)
Gửi con cho người quen, không quản lý giờ giấc sinh hoạt của con; cho phép con ăn mặc gợi cảm; cho con gái ngủ với ba, với anh trai; con gái thường xuyên tiếp xúc một mình với cha dượng, với bà con là nam giới, tiếp xúc với đàn ông say , hay đi một mình trong đêm vắng... là phụ huynh đang đẩy con vào vùng nguy hiểm.
Dạy trẻ hiểu rằng, dù người lạ cũng nguy cơ, người quen cũng nguy cơ, nhưng chung quanh con vẫn có nhiều người tốt. Chẳng hạn, khi con bị lạc bố mẹ, trong cơn hoảng loạn, có thể con gào khóc, thì nhất định sẽ có người đến động viên, giúp đỡ, con có thể đọc số điện thoại bố mẹ, bố mẹ lập tức tìm con.
Tôi nhớ có lần con gái tôi than phiền rằng con không thích bác T. Với gia đình tôi, bác T. là người lớn, đối xử với chúng tôi rất tốt. Khi con nói vậy, tôi nghĩ bác T. đang mang lại rắc rối cho con, nên tôi gợi chuyện, lắng nghe con tâm sự.
Nếu tôi hồ đồ cho rằng con đang "nói xấu" bác T., thì tôi đã mất cơ hội nghe con chia sẻ. Con gái tôi tuổi 12, tướng phổng phao, bác T. hay đùa không chỉ bằng lời nói, mà dùng hành động, như bẹo má, đánh vào mông con.
Bác T. hay "bẹo má" con. (Ảnh minh họa)
Nghe con kể, tôi hiểu được cảm giác của con, và thấy bác T. "có vấn đề". Tôi bảo con phải cảnh giác với bác T., không cho bác T. có cơ hội gần gũi. Tôi cũng nói với bác T. là không đùa giỡn quá trớn với đứa con gái đang tuổi ăn tuổi lớn của chúng tôi.
Sợ đứa con trai 7 tuổi của tôi quên những lời dặn dò, nên thỉnh thoảng tôi hay đưa ra một số tình huống, bắt con tự giải quyết. Tôi nghĩ đó là bài học thực tế, dễ nhớ, đồng thời cũng là cách kiểm tra khả năng phản ứng của con, xem con mình xử lý tới đâu, mà còn hướng dẫn thêm, để con không lúng túng khi đối mặt trước những nguy cơ.
Theo phunuonline.vn
Cô dạy trẻ 36 tuổi muốn tìm bạn chung sở thích du lịch, xem phim hành động Tôi sinh ra, lớn lên ở thành phố ngàn hoa và nhiều mộng mơ. Ấy thế mà tôi lại là người không yêu hoa và cũng chẳng có tí lãng mạn nào. Mẹ tôi thường nói sao có mỗi đứa con gái mà chẳng giống mẹ chút nào, không dịu dàng, nhẹ nhàng gì cả (mẹ tôi người Huế). Tôi chỉ cười, nói...