Dạy con: Thực tế hay lý thuyết?
Khi con còn bé, tôi vẫn dạy con rằng, phải biết nhường nhịn đồ chơi với bạn, không nên tranh giành, lấy làm của riêng. Thế nhưng, không ít lần, con tôi mếu máo khóc ở một khu vui chơi tập thể nào đó, vì chậm tay chậm chân chẳng kịp “sở hữu” được món đồ chơi nào.
Nhìn quanh, các bé khác giành hết mọi thứ, dù có khi các bé cũng chơi không hết những món đã lấy. Sau này, tôi đành bấm bụng tập cho con mình kỹ năng “bon chen” và thích ứng với từng hoàn cảnh, để con hiểu, không phải lúc nào cũng cần “chịu thiệt”.
Mỗi khi ra ngoài, tôi thường cho con tờ tiền để bé tập đưa hai tay và nói “con biếu bà/bác” với một người ăn xin nào đó. Thế nhưng, càng ngày tôi càng ít cho con có cơ hội làm việc tốt ấy. Khi con thắc mắc tại sao lúc này con không được biếu họ tiền nữa, tôi ngập ngừng chẳng biết trả lời thế nào. Làm sao có thể giải thích cho một đứa trẻ mới lên năm về những khái niệm như: chăn dắt, giả vờ, lười lao động được…
Tôi dặn con không ăn những thứ bạn bè rủ rê, cách phân biệt đồ chơi, thức ăn Trung Quốc để từ chối, tránh xa. Cũng đã qua rồi cái thời để con cái chúng ta tin vào “chú bảo vệ” hay những người xa lạ khác. Biết làm sao hơn. Càng không thể để lũ trẻ ngơ ngác “mù thông tin” để rồi phải trả giá. Tôi cũng chẳng muốn để con mình dần lớn lên và tự trải nghiệm, như lời khuyên của một bà mẹ khác. Thấy cái xấu, cái ác, cái tệ hại, thì phải giúp con né tránh.
Con tôi nay đã chín tuổi, thi thoảng tôi có việc nên để bé ở nhà một mình trong khoảng thời gian ngắn. Những lúc đó, tôi phải dặn con kỹ lưỡng rằng, không được mở cửa cho ai vào nhà, ngoại trừ ba mẹ, bà nội, hai dì ruột sống gần đó. Tôi phải nêu vài tên ai đó như hàng xóm, bà con để con tôi hiểu rằng, dù họ là người quen, nhưng không có nghĩa là họ sẽ được phép vào nhà mình. Con tôi thắc mắc, vì sao lạ vậy, mẹ vẫn luôn dạy con lễ phép, nghe lời người lớn kia mà? Tôi đành giải thích về những khái niệm thuộc về thế giới của người lớn như lừa đảo, trộm cắp, bắt cóc… cho con hiểu, trong tâm trạng rất phân vân, chẳng rõ mình làm vậy có đúng hay không…
Là một bà mẹ có con gái, những đắn đo khi dạy con đề phòng người khác giới, ngay cả anh em họ trong nhà, quả chẳng dễ dàng gì. Để con vô tư sống, thân thiện, hồn nhiên như lứa tuổi ư? Chắc là giữa thời buổi bao nhiêu bất trắc này, không bà mẹ nào dám thực hiện. Băn khoăn lắm, khi muốn giữ cho tâm hồn và suy nghĩ của con được trong sáng, hướng thiện, lại muốn trang bị cho con kỹ năng để có thể tự bảo vệ mình giữa bao cạm bẫy.
Không ít lần, tôi dành thời gian để nói cho con hiểu về hai chữ “người lạ”, lý do tại sao không được nghe hay đi theo bất kỳ ai. Lời mẹ dặn là trên hết. Dù vậy, tôi vẫn sợ con lơ ngơ, thiếu hiểu biết để rồi bị dụ dỗ. Đây cũng là thực tế khắc nghiệt mà tôi và những bậc cha mẹ khác đang phải đối mặt. Tốt xấu, thật giả khó lường, không chia sẻ với con, để con sống trong niềm tin và sự ngây thơ trọn vẹn thì ra đời, con sẽ khó lòng thích nghi, đối phó được. Nhưng, hẳn tâm hồn lương thiện của bọn trẻ sẽ ít nhiều hoang mang khi phải chứng kiến những khó hiểu của cuộc sống bây giờ…
Video đang HOT
Theo VNE
Tôi làm sao sống nổi với thực tế quá phũ phàng...
Mẹ tôi mất đã 49 ngày. Thế nhưng tôi vẫn không thể nói với An những điều mình đã nung nấu trong lòng. Mấy hôm trước em bảo tôi: "Thật sự thì em không hề giận mẹ. Em thấy bà rất tội nghiệp".
Tôi quen An hôm trường em tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên sắp ra trường. Ngay từ giây phút đầu tiên, cô sinh viên có mái tóc đen mượt, đôi mắt cũng đen đã khiến tôi chú ý. Sau đó tôi càng để ý An nhiều hơn khi em sôi nổi tham gia các hoạt động trong ngày hội. Đặc biệt, khi biết em là đồng hương Sóc Trăng, tôi càng thêm quyến luyến. Mọi chuyện sau đó cứ diễn tiến theo tự nhiên: tôi bố trí cho An một chỗ thực tập tốt nghiệp ở công ty của gia đình, trong quá trình hướng dẫn em làm đề tài, tôi đã nói yêu em. Tất nhiên, em cũng yêu tôi.
Mọi chuyện đang êm đẹp thì xảy ra sự cố khi tôi dẫn An về ra mắt gia đình. Biết em là người Sóc Trăng, thoạt đầu mẹ tôi rất vui mừng vì gặp đồng hương. Thế nhưng sau đó chẳng bao lâu, khi biết rõ gốc gác của An, mẹ tôi thay đổi thái độ hoàn toàn. "Thì ra cháu là con gái của cô Út Thảo. Cô út hồi đó đẹp nổi tiếng mà. Nhưng như vậy thì cháu và thằng Quân là anh em cùng họ, không thể lấy nhau được"- mẹ tôi nói dứt khoát.
Cả tôi và An đều ngớ ra. Đúng là chúng tôi cùng họ Nguyễn nhưng bà con đến bắn mấy tầm đại bác không tới thì ăn thua gì? Nhưng mẹ tôi vẫn khăng khăng. Bà cấm tôi không được cho An ở lại công ty làm việc. "Con coi bạn bè có chỗ nào được thì gởi nó vô làm chớ tuyệt đối không được ở công ty nhà mình. Nếu con không nghe thì đừng có trách"- mẹ tôi đe.
Tất nhiên là tôi không dễ dàng nghe lời mẹ. Tôi vẫn tiếp tục mối quan hệ vốn dĩ đang rất tốt đẹp giữa chúng tôi. Tuy nhiên tôi giấu mẹ. Tôi bảo An: "Anh tìm hiểu kỹ rồi. Anh với em cách nhau tới 5 đời nên chẳng có vấn đề huyết thống gì ở đây. Để từ từ rồi anh thuyết phục mẹ". An rất lo lắng, người gầy tọp đi.
Còn mẹ tôi, bà cũng đâu chịu để yên. Sau khi kiểm tra danh sách nhân viên ở công ty, thấy vẫn có tên An, bà đùng đùng nổi giận: "Đúng là oan gia". Bà lôi tôi vào phòng chủ tịch Hội đồng quản trị, dúi tôi ngã nhào xuống ghế: "Bây giờ thì mẹ nói cho con biết sự thật đây. Nó là con ruột của ổng đó". Mất mấy giây tôi mới hiểu nội dung câu nói của mẹ. "Nó" tức là An, còn "ổng" tức là ba tôi.
An là con gái của ba tôi. Sao lại có một sự thật nghiệt ngã như vậy ? Mẹ tôi kể ba lấy mẹ do ý gia đình chớ không có tình yêu. Cưới vợ xong ba vẫn tới lui với người yêu cũ. Mẹ ghen lồng, ghen lộn, mấy lần tổ chức đánh ghen, cắt tóc người phụ nữ ấy. Thế nhưng mẹ vẫn không thể chia lìa họ. Năm tôi 4 tuổi thì mẹ phát hiện ba tôi có con rơi với người phụ nữ kia. Mẹ đã thuê người đến dằn mặt và đuổi cổ hai mẹ con cô ta đi biệt xứ. Mẹ dọa: "Còn để cho tao thấy mặt thì gặp đâu, tao đánh tuốt xác đó. Cái đồ đĩ bợm, mèo mã gà đồng".
Sau lần đó, cô Út Thảo ẳm con đi biệt xứ. Ba tôi tìm kiếm khắp nơi nhưng không gặp. Ông đổ bệnh, từ đó công việc làm ăn của gia đình giao hết cho mẹ tôi. 6 năm trước ba tôi mất, khi chuẩn bị liệm ông, mẹ tôi phát hiện chiếc hộp cũ trong đó có rất nhiều thư từ của cô út và tấm ảnh hai mẹ con cô đã ố vàng. Mẹ tôi đã chôn theo ba tất cả những thứ ấy. Đêm cuối cùng trước khi chôn ba, tôi thấy mẹ lặng lẽ khóc bên cạnh quan tài ba tôi rất lâu.
Câu chuyện của mẹ khiến mọi tính toán trong tôi sụp đổ. An là em ruột của tôi. Điều đó có nghĩa, tôi không thể tiếp tục duy trì tình yêu với em thêm một giây, một phút nào nữa...
Cũng như tôi, khi biết sự thật, An đã chết sững. Rồi em bật khóc và bỏ chạy. Có một sự thật cay nghiệt là chúng tôi đã vượt qua ranh giới. Chúng tôi đã thuộc về nhau như một người đàn ông với một người đàn bà. Trời ơi, sao ông trời lại trừng phạt chúng tôi vì những lỗi lầm của người lớn như vậy?
Tôi như điên, như dại suốt mấy tháng trời. Công việc ở công ty tôi bỏ mặc cho mẹ và cậu. Đến nỗi mẹ tôi tức giận nắm tóc tôi trước mặt kẻ ăn, người ở trong nhà: "Đúng là đồ vô tích sự. Mày giống hệt thằng cha mày". Tôi vẫn không thay đổi. Thấy cứng rắn không được, mẹ tôi xuống nước năn nỉ: "Mẹ chỉ có một mình con, nếu con không cố gắng thì làm sao mẹ yên tâm giao tài sản gia đình lại cho con? Mẹ già rồi, chẳng còn sống được bao nhiêu nữa... Mẹ đã làm tất cả chỉ để con được sung sướng, hạnh phúc. Sao con không biết quý trọng?".
Tôi nhìn thân hình tiều tụy của mẹ, bất giác thấy mình có lỗi. Tôi quyết định đứng lên, gạt tình cảm ủy mị sang một bên để làm việc. Vết thương nào rồi cũng sẽ có thuốc chữa lành. Thế nhưng thật kỳ lạ, tôi không thể quên An. Tôi đi tìm em khắp nơi. Tôi muốn em phải được hưởng một phần tài sản mà tôi đang nắm giữ. Tôi nhất quyết phải tìm cho được em về để hai anh em cùng gánh vác chuyện gia đình.
Khi tôi nói điều này với mẹ, bà trầm ngâm giây lâu rồi chậm rãi: "Thôi, con muốn làm sao đó thì làm".
Cuối cùng tôi cũng tìm được An. Sau 5 năm xa cách, vết thương lòng nơi em cũng đã khép miệng. Em đang làm việc tại Đà Nẵng và xin tôi cho em một thời gian để thu xếp. Tôi nói với mẹ điều này đúng vào lúc bà đột ngột bị bệnh phải nhập viện. Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán cho thấy mẹ tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Tôi cảm thấy đất trời sụp đổ trước mắt mình. Tôi bật khóc như một đứa trẻ.
Nhưng mẹ tôi thì không. Mẹ vẫn rắn rỏi như vốn dĩ xưa nay mẹ vẫn thế. Mẹ không đồng ý phẫu thuật mà đòi về nhà. Dường như biết thời gian của mình không còn nhiều nên mẹ tôi cứ quanh quẩn trong nhà, bảo tôi làm cái này, cái kia; dặn tôi đủ thứ trong cách điều hành, quản lý công ty, sử dụng người như thế nào... Tôi nhìn mẹ mà đau thắt trong lòng. Kiểm điểm lại, tôi thấy hình như chưa bao giờ tôi làm cho mẹ hài lòng; nếu không đôi co, cãi lời thì cũng im im rồi làm theo ý mình khiến mẹ không ít lần nổi giận. Nhưng suy cho cùng, tất cả là vì mẹ thương và lo cho tôi, thằng con trai duy nhất của mẹ...
Cho đến một sáng nọ, tôi vừa vô công ty thì đột ngột có điện thoại từ nhà gọi về vì mẹ muốn gặp tôi. Câu chuyện sau đó giữa chúng tôi vẫn được giấu kín cho đến tận bây giờ, nghĩa là sau khi mẹ tôi mất đã 49 ngày. "Mẹ nói vậy thôi, tùy con quyết định. Có những sai lầm mà người ta không thể nào sửa chữa được. Mẹ đã lâm vào tình cảnh đó. Mấy chục năm qua, không giây phút nào mẹ thôi day dứt, ân hận. Mẹ đã lừa dối ba con, đã trả thù ông ấy một cách hạ tiện..."- giọng mẹ tôi ngắt quãng.
Tôi không phải là con của ba tôi. Mẹ tôi đã ngủ với người lái ghe để có tôi. Mẹ cố ý làm vậy để trả thù ba tôi vì mối tình oan nghiệt với cô Út Thảo. Bí mật ấy lẽ ra đã theo mẹ tôi xuống mồ, thế nhưng vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời, mẹ tôi quyết định nói ra tất cả. "Mẹ không muốn tiếp tục mang tội với ba con... Mẹ sợ xuống dưới đó gặp lại, ổng sẽ không tha thứ cho mẹ... Bây giờ nếu chuyện vỡ lỡ, con sẽ không còn là cháu đích tôn của dòng họ, không còn là người thừa kế hợp pháp tài sản của ba con... Thế nhưng con có thể cưới con An mà không sợ mang tiếng là loạn luân. Tùy con...".
Đó là những lời cuối cùng mẹ nói với tôi. Sau đó bà kêu mệt, muốn nằm nghỉ. Khi tôi xuống nhà bếp uống nước và quay lại thì mẹ tôi đã ra đi. Có lẽ những lời thú tội sau cùng khiến bà thấy nhẹ lòng nên ra đi thanh thản...
Những lời nói của mẹ như chiếc chìa khóa cởi mở bao vướng mắc trong lòng tôi. Điều lớn nhất là đã xóa đi trong tôi cảm giác tội lỗi vì những điều tôi đã làm với An. Thế nhưng bây giờ lại có những rắc rối mới phát sinh. Đúng như lời mẹ tôi nói: Nếu sự thật này bị phơi bày thì tôi sẽ mất rất nhiều, cả tiền bạc lẫn danh vị. Nhưng điều tôi sợ nhất là tiếng đời thị phi. Từ một cậu ấm, tôi sẽ trở thành một đứa con hoang, một loài nghiệt súc. Tôi làm sao sống nỗi với thực tế quá phũ phàng này?
Theo VNE
Đối phó với bạn trai lừa dối Đột nhiên một ngày bạn phát hiện ra rằng anh ấy đang lừa dối. Cảm giác đau đớn không thể chấp nhận được. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn đối phó với chàng. 1. Không tự nghi ngờ bản thân Nhiều cô gái khi rơi vào hoàn cảnh biết chàng đang lừa dối lập tức quay ra đổ lỗi và...