Dạy con thông minh theo kiểu Nhật
Các mẹ vẫn luôn hỏi vì sao trẻ con Nhật thông minh? Hãy xem cách họ dạy con ngay từ khi còn nhỏ nhé!
Thị giác
Để kích thích thị giác của bé sơ sinh, các mẹ nên treo các bức tranh phong cảnh nhiều màu sắc cạnh nơi bé nằm.
Từ khi bé được 1 tháng tuổi, mỗi ngày cha mẹ nên cho bé nhìn hình kẻ caro ô đen trắng để tăng khả năng tập trung của bé. Màu sắc các em bé sơ sinh thích không phải xanh hay đỏ, mà chính là hai màu cơ bản trắng và đen. Nhưng các mẹ nên nhớ, chỉ cho con nhìn trong khoảng 3 phút thôi nhé. Làm như vậy liên tục trong 1 tuần, khả năng tập trung của bé từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây đấy.
Khả năng tập trung cao sẽ rất có lợi cho việc học tập sau này của trẻ. Vì vậy các mẹ đừng bỏ qua cơ hội này nhé! Khi nào bé không còn hứng thú với việc nhìn ô kẻ caro thì các mẹ nên dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian.
Ảnh minh họa.
Khi bé hơn 2 tháng tuổi, mẹ hãy dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.
Mẹ nên bế em bé tới gần bảng chữ cái mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2-3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái có màu sắc nổi bật đó.
Thính giác
Các mẹ vẫn được nghe lời khuyên nên cho bé nghe nhạc từ trong bụng. Tuy nhiên, những tháng đầu tiên của cuộc đời, âm nhạc cũng có tác dụng vô cùng to lớn. Hàng ngày nên cho bé nghe những bản nhạc có chọn lọc, mỗi lần chỉ nghe từ 15-30 phút thôi. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn.
Video đang HOT
Khi cho con nghe nhạc, hãy để bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ trước ra sau theo nhịp của nhạc nhé.
Các mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ nghe băng hay đĩa CD trong một thời gian dài vì điều này sẽ khiến bé quen và thích với tiếng băng đĩa hơn và không có cảm xúc với tiếng nói của mẹ. Điều quan trọng là các mẹ phải chăm nói chuyện với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho con… hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé.
Khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể cảm nhận được về độ cao thấp của âm nhạc, các giai điệu quen thuộc, các bài hát và tiếng nói của cha mẹ với tiếng nói của người khác. Khả năng này không cần phải học qua kinh nghiệm như trước đây chúng ta vẫn nghĩ. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trẻ có thể cảm nhận một bài hát của cha, mẹ hát tốt hơn so với những ca khúc trên đĩa CD.
Hãy đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho bé xem tivi khi bé chưa tròn 3 tuổi.
Xúc giác
Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ vào bộ nhớ của mình. Những gì bé nhìn thấy, nghe thấy… hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ.
Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Khi quan sát kĩ một em bé bú mẹ, ta sẽ thấy thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi hay cằm, khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đặt đúng vào miệng, nhiều người mẹ lấy tay giúp con, song dần dần tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh.
Mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên – dưới, phải -trái.
Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, chiếc khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.
Bé sẽ biết được sự khác nhau giữa sự đụng chạm tiếp xúc của cha mẹ, và sẽ có khuynh hướng phản xạ một cách thích thú với trò chơi khi bạn chạm vào ngón chân hoặc ngón tay của bé.
Vị giác
Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước có vị ngọt, vị mặn, chua… từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.
Trong 6 tháng đầu, em bé của bạn sẽ cần chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa thường rồi mới đến đồ ăn cứng. Do trẻ thích vị ngọt, nên sẽ dễ hơn nếu cho trẻ bắt đầu với rau củ ngọt như cà rốt hay khoai tây. Khi em bé lớn hơn, bạn hãy cho tiếp xúc với những hương vị khác nhau để bé có thể phát triển sở thích ăn uống đa dạng.
Khứu giác
Mọi người đều công nhận rằng những em bé mới sinh đều có thể ngửi được bởi chúng đã cảm nhận được thức ăn. Hãy cho bé ngửi hương thơm của hoa, bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.
Theo BĐVN
Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của bé?
Ai cũng biết sữa rất tốt với trẻ nhỏ và sữa mẹ luôn là số 1 trong tất cả các loại sữa. Tuy nhiên, thành phần nào làm nên vị trí "đỉnh cao" này và sữa mẹ thực sự có tác dụng như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Những thành phần tuyệt hảo
Sữa mẹ là một dạng mô sống ở thể lỏng tương tự như máu với khoảng 4.000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa, tập hợp phong phú các yếu tố hoá sinh ở dạng đang hoạt động với một số lượng lớn các hooc-môn và yếu tố tăng trưởng.
Trong sữa mẹ còn có ít nhất 60 loại enzym, các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà không có bất cứ loại sữa nào có được. So với sữa bò thì sữa mẹ ưu việt hơn rất nhiều về thành phần dinh dưỡng.
Trong sữa bò hàm lượng protein cao hơn sữa mẹ gấp 3 lần - là hàm lượng không thích hợp cho trẻ trong quá trình tiêu hoá. Thành phần cơ bản của protein sữa mẹ và sữa bò là casein và whey - nhưng trong sữa bò tỉ lệ giữa 2 thành phần này là 3:1 còn trong sữa mẹ là 1:3 - đây là tỷ lệ lí tưởng cho quá trình tiêu hoá của trẻ. Trong sữa mẹ chất alpha- lactoglobulin chiếm ưu thế- trong khi ở sữa bò chất beta- lactoglobulin lại là chủ yếu. Mà beta- lactoglobulin là tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
Sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có nhiều lactose gấp 2 lần sữa bò, rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất béo cao hơn sữa bò trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A và D cùng với axít linoleic - đóng vai trò sống còn cho sự phát triển thần kinh và các chức năng mô. Hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ cao gấp 2 lần sữa bò, nên trẻ bú sữa mẹ không bao giờ thiếu vitamin A.
Mang đến sự phát triển tối ưu
Việc cho con bú sữa mẹ trong năm đầu tiên đang được khuyến khích tại nhiều nước châu Âu. Tại Thuỵ Điển đã có 98% phụ nữ cho con bú hoàn toàn sau khi sinh.
Những đứa trẻ được bú sữa mẹ trong năm đầu nhanh biết nói và học sáng dạ hơn, đến khi trưởng thành là những người có tính tự lập cao, có IQ cao hơn so với những đứa trẻ chỉ được bú mẹ 1-2 tháng đầu hoặc không được bú mẹ.
Cho con bú làm gia tăng sức đề kháng của trẻ trước các bệnh thông thường và các bệnh tim mạch bởi vì sữa mẹ trong những ngày đầu chứa nhiều protein. Trong đó 50% hàm lượng protein là các globulin miễn dịch (chủ yếu là IgA), có tác dụng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.Trong khoảng 2 tháng đầu tiên, sữa mẹ được coi là liều văcxin hiệu nghiệm cho cơ thể non yếu của trẻ.
Trẻ bú sữa mẹ (ít nhất 6 tháng đầu) có thể tránh được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp... Trong sữa mẹ có lactoferin- một protein gắn với chất sắt ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn có hại. Sự hiện diện của dưỡng chất tự nhiên nucleotide trong sữa mẹ với hàm lượng 69-72mg/l giúp tăng cường đề kháng với bệnh nhiễm khuẩn như bạch hầu, viêm màng não.
Sữa mẹ là nguồn duy nhất cung cấp cho trẻ taurine để phát triển não bộ và võng mạc mắt.
Những trẻ được bú mẹ rất ít bị mắc các khuyết tật về phát âm, vì việc bú mẹ giúp bé phát triển đồng bộ hệ cơ xương ổ miệng và má.
Cho con bú sẽ giúp dạ con của người mẹ sớm co lại như lúc ban đầu. Như vậy, sẽ làm giảm băng huyết, tránh thiếu máu và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú cho người mẹ.
Theo Dân Trí
6 giai đoạn sinh lý của phụ nữ Cuộc đời người phụ nữ trải qua 6 giai đoạn sinh lý: sơ sinh, nhi đồng, dậy thì, trưởng thành, tiền mãn kinh, mãn kinh và già. Ơ môi giai đoan đêu chiu sư tac đông khac nhau vê sinh ly Giới hạn về tuổi tác giữa các giai đoạn chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, môi trường, chất dinh dưỡng,...