Dạy con sắp xếp công việc bằng trò chơi làm chủ gia đình
Các con khả năng còn ở nhà thêm thời gian nữa nếu dịch Covid-19 diễn biến khó lường, vì thế đây là thời điểm thích hợp cha mẹ dạy con cách sắp xếp công việc.
Theo tổng hợp của một số chuyên gia về giáo dục và các doanh nghiệp, lao động của chúng ta hiện nay thiếu khá nhiều đức tính tốt và những kỹ năng cần thiết như tính kỷ luật, tính chủ động, tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc …
Một trong những nguyên nhân là do hệ thống giáo dục của gia đình và nhà trường trong nhiều năm chưa nhận thức đúng mức sự quan trọng của các kỹ năng này. Chúng ta đang quan tâm quá nhiều đến việc nhồi các kiến thức “phổ thông” để lấy thành tích cho nhà trường, để vượt qua các kỳ thi trong một môi trường vì một lý do nào đó ngày càng bị làm cho khốc liệt.
Các gia đình hiện nay để trẻ phụ thuộc khá nhiều vào “người giúp việc”; Khi người trẻ phải sống xa nhà thì có lối sống bê tha, buông thả. Rất nhiều công ty phải tiêu tốn nguồn lực và chi phí cho việc kiểm soát kỷ luật và giải quyết mâu thuẫn của người lao động.
Tất cả những việc này cha mẹ đều có thể hoàn thiện cho con ngay từ khi con còn nhỏ, ngay từ lúc con còn trong vòng tay cha mẹ. Theo đó, để rèn kỹ năng lao động và tổ chức công việc hiệu quả, với con trẻ có thể áp dụng trò chơi “ làm chủ gia đình”.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Hãy giao việc, giao nhiệm vụ cho con theo từng độ tuổi. Hãy giao cho trẻ toàn quyền quản lý gia đình thay cho bố hoặc mẹ một số việc trong gia đình. Để trẻ sắp xếp phân nhiệm vụ cho từng thành viên, các thành viên trong gia đình bình đẳng như nhau. Nguồn lực giao cho trẻ là tiền chi tiêu sinh hoạt hàng tháng, hàng năm. Trẻ sẽ tự lên các danh sách việc phải hoàn thành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, bao gồm cả danh sách các công việc phát sinh và các rủi ro phải xử lý nếu xảy ra trong cuộc sống gia đình.
Cha mẹ theo đó cần giám sát thời hạn và chất lượng các việc phải hoàn thành từng việc, thời gian hoàn thành cho toàn bộ các công việc. Tuy nhiên cần lưu ý việc này không được xâm phạm vào thời gian học tập và thời gian rèn luyện sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi, giải trí của trẻ.
Cha mẹ cần có một khoản lương cứng hoặc một khoản thưởng riêng biệt dành cho trẻ nếu hoàn thành công việc. Và luôn nhớ, sau khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn cơ bản hãy để trẻ tự xoay sở để hoàn thành.
Kinh nghiệm thực tiễn từ các gia đình thực hiện cách giúp trẻ làm chủ gia đình như thế này cho thấy: Trẻ sẽ hứng thú lao động và sáng tạo hơn vì được “làm chủ”. Trẻ có thu nhập thay vì suốt ngày bị bố mẹ “sai vặt”. Trẻ sẽ được lao động, rèn luyện tính kỷ luật, kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả. Thông qua lao động trẻ phải động não nhiều hơn, trẻ sáng tạo hơn, trẻ cũng sẽ bộc lộ rõ các điểm mạnh, điểm yếu, năng khiếu, thói quen, tính cách. Chúng ta sẽ hiểu con hơn và có các biện pháp hỗ trợ giúp con trưởng thành, tự lập nhanh hơn.
Bí mật của anh trai bị phanh phui khi nằm viện khiến cả nhà tôi sốc nặng, người khổ nhất chính là chị dâu
Đúng lúc cả nhà đang nghi ngờ anh tôi có nhân tình thì một cô gái khá xinh đến hỏi tình hình của anh trai tôi.
Tất cả mọi người đổ dồn ánh mắt về đứa bé chừng 3 tuổi đi bên cạnh cô gái kia, nhìn rất giống anh trai tôi.
Anh trai tôi làm nhiều tiền lắm, nghe nói mỗi tháng thu nhập 50 triệu đồng. Chị dâu chẳng phải vất vả đi làm, chỉ ở nhà chăm sóc 2 đứa con đang học mẫu giáo.
Mẹ tôi thường bảo chị dâu số sướng chỉ ngồi nhà chờ chồng mang tiền về đếm và cất đi. Tôi phải công nhận chị dâu rất keo kiệt, chồng làm nhiều tiền là thế, vậy mà mỗi lần bố mẹ tôi ra chơi mang cho bao nhiêu thứ, nhưng khi bố mẹ về cũng không thèm biếu ông bà một đồng nào. Còn anh trai thì lén lút cho mẹ tôi được 500 nghìn.
Nghĩ thương cho ông bà, vất vả nuôi anh trai thành đạt cứ ngỡ sẽ được nương tựa tuổi già nào ngờ lại gặp phải cô con dâu keo kiệt, tính toán với nhà chồng.
Cho đến một ngày anh trai bị tai nạn phải cấp cứu trong bệnh viện. Chị dâu gọi điện về quê báo tin và hỏi vay tiền. Nghe tin anh trai bị tai nạn đã sốc, tôi càng sốc hơn khi chị dâu nói không có nổi 100 triệu để cứu chồng.
Tôi định gọi điện chất vấn chị dâu nhưng bố mẹ bảo có tiền thì cho ông bà vay để đưa đi cứu anh trai rồi mọi chuyện hỏi sau. Tôi đành phải rút hết toàn bộ tiền tiết kiệm trong ngân hàng đưa lên thành phố cứu anh trai.
Đến khi tình hình của anh trai ổn định rồi, chị dâu ngồi phân trần với mẹ tôi trong tiếng khóc: "Mỗi tháng chồng chỉ đưa cho con có 10 triệu đồng để chi tiêu sinh hoạt. Tháng nào khéo tiêu thì đủ, còn vụng tiêu là âm và tháng sau phải cắt tiền sữa của con để bù đắp vào khoản thiếu hụt.
Ảnh minh họa
Tiền lương còn lại chồng giữ để tiết kiệm làm việc lớn, vậy mà đến khi nằm viện hỏi thì anh ấy nói là không có đồng nào cả".
Nghe chị dâu nói mẹ con tôi đều vô cùng sốc, mẹ bảo anh trai không có đưa tiền cho bố mẹ đẻ, vậy tiền của anh ấy đi đâu? Nghi ngờ anh có nhân tình nên tôi bảo chị dâu lấy điện thoại để kiểm tra. Chị ấy cười trừ nói là điện thoại chồng có mật khẩu riêng chẳng ai có thể mở được ngoài anh ấy.
Đúng lúc cả nhà đang nghi ngờ anh tôi có nhân tình thì một cô gái khá xinh đến hỏi tình hình của anh trai tôi.
Tất cả mọi người đổ dồn ánh mắt về đứa bé chừng 3 tuổi đi bên cạnh cô gái kia, nhìn rất giống anh trai tôi.
Cô ta chủ động giới thiệu là người yêu của anh trai tôi và không quên giới thiệu đứa trẻ là con riêng của anh tôi nữa. Cả nhà tôi đều sốc vô cùng, thì ra tiền lương hàng tháng của anh trai là dành để bao nuôi nhân tình và con riêng. Chị dâu tôi thật đáng thương, đường đường là chính thất thế mà lại bị chồng coi thường và lừa dối bao lâu nay.
Khi anh tôi sức khỏe khá hơn, mẹ hỏi phải giải quyết thế nào với cô nhân tình kia? Anh tôi bảo yêu nhân tình thật lòng, không còn tình cảm với vợ nữa, chỉ vì con cái nên phải sống chung thôi.
Thương chị dâu lắm mà không biết phải làm thế nào để cứu vãn cuộc hôn nhân của anh chị đây? Theo mọi người bây giờ chị dâu tôi phải làm sao để kéo lại trái tim chồng về với gia đình đây?
Hễ dạy con là cha mẹ lại cãi nhau Không ít cặp vợ chồng vì không cùng quan điểm giáo dục con mà cãi nhau. Ai cũng khăng khăng cho rằng chỉ có phương pháp của mình là đúng, là tốt nhất cho con... Ảnh minh họa Lâu nay, vợ chồng anh Đoàn Minh Dũng (Hà Nội) chẳng khác gì "mặt trăng, mặt trời" mỗi lần dạy con. Ai cũng muốn dạy...