Dạy con biết nói lời cảm ơn
Lời cảm ơn là một ứng xử văn hóa cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, nhìn xung quanh, dễ dàng nhận thấy việc này chưa phổ biến. Lời cảm ơn có ý nghĩa như thế nào? Cha mẹ cần dạy con nói lời cảm ơn ra sao?
Lời cảm ơn chính là một cách để bộc lộ cảm xúc hạnh phúc vì được yêu thương, quan tâm, .
Lòng biết ơn là cảm xúc tốt đẹp khi được nhận những giá trị cho đi từ người khác.
Thứ được nhận lại có thể là giá trị vật chất; cũng có thể là hành động giúp đỡ; đó cũng có thể là sự nâng đỡ, hỗ trợ về mặt tinh thần… Cho dù biểu hiện dưới hình thức nào, thì những giá trị ấy cũng cần được công nhận và đền đáp bằng lòng biết ơn.
Có nhiều cách để thể hiện lòng biết ơn, bằng ánh mắt, bằng thái độ trân trọng, bằng hành động đáp đền… Tuy nhiên, cách thể hiện lòng biết ơn đơn giản nhất, cần làm trước hết, đó là nói lời cảm ơn.
Lời cảm ơn chính là một cách để bộc lộ những cảm xúc biết ơn, hạnh phúc vì được yêu thương, , quan tâm. Lời cảm ơn cũng là để thể hiện thái độ trân trọng đối với người cho và những gì được nhận. Lời cảm ơn cũng cho thấy ý thức về bản thân của người được nhận, đó là người biết ứng xử văn hóa và biết tự trọng.
Người cho đi cũng thấy vui lòng, cảm thấy được công nhận giá trị, được đáp đền, cảm thấy việc làm của mình là có ý nghĩa. Mối quan hệ giữa hai bên trở nên ấm áp, thấu hiểu. Khi mọi người đều biết nói lời cảm ơn, bầu không khí xã hội trở nên văn minh, lịch sự và tốt đẹp.
Có người cho rằng nói cảm ơn là khách sáo, rằng chỉ cần sự biết ơn chân thật là đủ, điều đó không sai. Tuy nhiên, biết ơn mà chỉ để trong lòng, thì lòng biết ơn ấy không có nhiều ý nghĩa. Lòng biết ơn cần được bộc lộ.
Cao hơn, nói lời cảm ơn còn là để duy trì một lối giao tiếp văn minh, một ứng xử văn hóa, thể hiện một truyền thống đạo lý. Ông cha ta thường dạy “Oán ai một chút thì quên/ Ơn ai một chút, để bên dạ này”.
Video đang HOT
Đó cũng là kết quả của một quá trình giáo dục gia đình, và quá trình tự giáo dục của bản thân. Nếu không quen nói lời cảm ơn ngay từ nhỏ, thì lời cảm ơn rất khó được thốt ra mà người nói không cảm thấy ngượng miệng. Việc nói lời cảm ơn cũng phải được duy trì thành thói quen ứng xử, nếu không nó sẽ dễ dàng bị quên lãng. Bằng chứng là khi đi học mầm non, cháu nào cũng biết nói lời cảm ơn, nhưng khi lớn lên rồi, không nhiều người còn giữ thói quen này.
Không mấy người nói “cảm ơn” với người giữ xe ở cơ quan nơi mình đến giao dịch. Không mấy người nói lời cảm ơn với cô nhân viên ngân hàng, hay nhân viên những văn phòng công chứng. Hiếm người nói “cảm ơn” khi bà chủ quán bê ra cho chúng ta tô bún ăn sáng. Ít người nói “cảm ơn” với bác sĩ khi được ra viện… Lời cảm ơn, tưởng là dễ nói, mà sao hiếm hoi đến vậy.
Con cần biết nói cảm ơn từ những điều bình thường nhất đến những điều ý nghĩa nhất
Bởi vậy, cha mẹ cần dạy con biết nói lời cảm ơn từ những điều nhỏ nhất. Khi con nhận được một món đồ mới, khi con được cho thứ gì, khi con được ai giúp đỡ, khi con thấy vì mình mà mọi người vất vả… tất cả những điều đó đều xứng đáng được cảm ơn.
Con cần được dạy cho biết rằng, lời cảm ơn phải được nói ra từ tấm lòng thực sự biết ơn, thực sự cảm kích, phải đi cùng với một ánh mắt chân thành. Nếu chỉ nói lời cảm ơn một cách hình thức, khách sáo, ngoài miệng thôi, thì điều đó là giả dối, lời cảm ơn không còn nhiều giá trị.
Cha mẹ cũng phải biết thường xuyên cảm ơn nhau, và cảm ơn con. Cảm ơn khi mẹ nấu một bữa ăn ngon, cảm ơn khi cha đưa cả nhà đi xem phim. Cảm ơn khi con rót cho li nước, lấy cho cái tăm… Giáo dục bằng cách làm gương bao giờ cũng là cách giáo dục hiệu quả nhất, đồng thời tạo nên một bầu không khí ứng xử văn hóa. Tất cả sẽ tạo thành thói quen nói lời cảm ơn, sau này, khi không ứng xử như vậy trẻ sẽ thấy khó chịu.
Cha mẹ cũng phải thường xuyên nói cảm ơn con (Tranh: họa sĩ DAD)
Biết ơn là cảm xúc tự nhiên, tuy nhiên nó cũng có thể bị mài mòn, mai một, thậm chí biến mất khi người ta được nhận quá nhiều, và chỉ quen nhận. Vậy thì, cha mẹ không chỉ yêu thương con, bao bọc con vô điều kiện, mà cần phải dạy con biết đáp lại những yêu thương đó. Con phải biết việc nhà, biết tự lo lắng cho bản thân, biết quan tâm đến những người xung quanh. Khi ấy, con mới hiểu được giá trị của những gì mình được nhận, và lời cảm ơn của con mới thực sự chân thành.
Khi ta biết ơn, tim ta tràn ngập yêu thương, trìu mến. Khi ta luôn nói cảm ơn, ta cảm thấy cuộc đời đã cho ta rất nhiều, bởi vậy mà ta thấy hạnh phúc.
Theo Thegioitiepthi
Khi người phụ nữ ấy lao vào đánh tôi, có người cay độc bảo đánh cho tôi chừa nhưng nào ai hiểu được sự thật phía sau
Mỗi khi bước ra đường, tôi phải đối diện với những ánh mắt soi mói, khinh khi của mọi người. Nhưng chẳng ai hiểu được nỗi khổ tâm, dằn vặt của tôi.
Có thể khi tôi kể câu chuyện về cuộc đời mình, tôi sẽ nhận lại rất nhiều phỉ báng của mọi người. Nhưng sau cuộc gặp gỡ với người phụ nữ ấy vào chiều nay, tôi đã rất đau lòng, tủi hổ.
Tôi có con từ rất sớm, khi vừa tròn 20 tuổi. Đứa bé là kết quả của một cuộc tình mà cả đời này tôi cũng không quên được. Anh cũng là người mà tôi thương yêu nhất. Khi biết tôi có thai, anh đã đưa tôi về nhà ra mắt bố mẹ anh và bàn bạc chuyện cưới hỏi. Nhưng rồi khi đám cưới chỉ còn đúng một tháng nữa diễn ra thì anh bị tai nạn lao động, mất ngay tại chỗ.
Nhận tin dữ, tôi chết sững. Khi tỉnh dậy, tôi đã thấy mình nằm trong bệnh viện. Vì quá sốc nên tôi bị động thai, suýt mất luôn đứa bé. Hai ngày sau, tôi được ra viện. Nơi đầu tiên tôi đến chính là nhà anh. Khi đó, nhà anh vẫn còn treo khăn tang trắng nhưng anh thì không còn nữa.
Thậm chí khi tôi sinh con, họ cũng không đến nhìn mặt cháu một lần. (Ảnh minh họa)
Vừa thấy tôi, mẹ anh đã lao ra, đánh vào người tôi và liên miệng mắng tôi. Bà đau đớn quá nên đổ tội khắc chồng cho tôi. Tôi mất chồng, lại bị đổ tội nên đau đớn càng chồng chất.
Suốt những tháng sau, tôi làm việc cật lực để kiếm tiền sinh con. Bên nhà anh không hề đả động hay hỏi thăm đến đứa bé nữa. Thậm chí khi tôi sinh con, họ cũng không đến nhìn mặt cháu một lần. Cũng may khi đó bên cạnh tôi còn bố mẹ. Họ chăm sóc, yêu thương, bao bọc, che chở tôi.
Khi con được 6 tháng, tôi lên thành phố, đi làm lại nhưng vẫn không đủ tiền nuôi con. Tiền sữa, bỉm, bệnh tật, thuê người chăm sóc đã "ngốn" hết mức lương công nhân hơn 5 triệu của tôi. Mỗi lần con bệnh, phải nhập viện điều trị là mỗi lần tôi cùng đường, phải vay mượn khắp nơi. Suốt mấy tháng ròng, tôi gần như không có tiền mua thịt lợn ăn mà chỉ ăn cá khô cho qua.
Cách đây 2 năm, con tôi bị nhiễm trùng máu phải lọc máu. Nhưng tôi không có đủ số tiền để tiến hành. Trong giây phút khó khăn đó, tôi đã mang ơn một người đàn ông gặp gỡ vô tình trong bệnh viện. Anh ấy nói chưa vợ, lớn hơn tôi 10 tuổi, ra dáng là người có tiền bạc. Vì cảm thông cho hoàn cảnh tội nghiệp của tôi nên anh ấy đã cho tôi 20 triệu đồng mà không đòi lấy lại. Số tiền đó đã cứu sống con tôi một mạng. Tôi cũng mang ơn anh ấy, trở thành người yêu của anh ấy từ đó.
Tôi cũng mang ơn anh ấy, trở thành người yêu của anh ấy từ đó. (Ảnh minh họa)
Chúng tôi yêu nhau. anh ấy chăm sóc tôi rất kĩ, rất chu đáo. Từ lúc có anh ấy, mẹ con tôi sống yên ổn, thoải mái hơn trước rất nhiều. Cho đến khi có một người phụ nữ từ quê lên tìm tôi.
Người ấy vừa thấy đã lao vào đánh tới tấp vào tôi. Bị đánh quá bất ngờ, tôi không kịp phòng bị chỉ biết ôm đầu chịu trận. Nhưng tôi nghe thấy người phụ nữ ấy la hét chửi tôi là hồ ly tinh, cướp chồng người khác, ăn tiền của anh ta đến nỗi anh ta lừa lấy sổ đỏ nhà chị ta đi thế chấp. Mọi người ở khu trọ nhìn tôi bằng một con mắt khác. Vài người vào can ngăn nhưng cũng có người cay độc nói để cô ta đánh tôi cho tôi chừa.
Đánh xong rồi, chị ta hùng hổ mắng tôi thêm một trận nữa mới bỏ về. Tôi cay đắng lết vào nhà, gọi điện cho anh ấy thì không liên lạc được. Từ đó đến nay, anh ấy như biến mất hẳn. Tôi lại quay về với cuộc sống khổ sở ngày trước.
Mỗi khi ra đường, tôi lại gánh chịu ánh mắt dò xét, khinh bỉ của mọi người nhưng chẳng ai hiểu hay cảm thông cho tôi cả. Tôi phải làm gì để thoát khỏi sự tủi nhục này đây? Là tôi bị lừa dối chứ có phải tôi đi cướp giật của ai đâu.
Theo Afamily
Bị cằn nhằn vì nấu canh rau muống sai cách, nàng dâu trẻ có hành động đáp trả khiến nhà chồng tròn mắt kinh ngạc Chỉ vì món rau muống luộc bị ngả màu mà Dung hứng chịu bao lời châm chọc, cô đã tức mình đáp trả thế này. Từ bé đến lớn Dung vẫn luôn là cô công chúa trong vòng tay bao bọc của gia đình. Cô là con gái một, bố mẹ cô là người có kinh tế nên chiều chuộng con hơn hẳn...