Dạy cho thực vật… chụp ảnh tự sướng
Các nhà khoa học đã dạy cho thực vật cách lấy ‘ảnh tự sướng’ khi chúng chuyển động cành lá. Điều này sẽ giúp việc theo dõi động vật hoang dã trong rừng nhiệt đới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Ý tưởng “thực vật selfie” đầu tiên đã được thực hiện với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Động vật học London (ZSL) sau khi họ sáng chế ra một chiếc máy ảnh hoạt động bằng năng lượng do thực vật tạo ra.
Đây là một sự phát triển mới thú vị cho các nhà bảo tồn sinh học, vì giờ đây họ đã có thể khai thác năng lượng tự nhiên được tạo ra bởi các thực vật sống tạo nên một lượng điện nhỏ “cài đặt” vào thiên nhiên.
Đầu năm nay, họ đã lắp đặt pin nhiên liệu vi sinh vật trong triển lãm ZSL London Zoo, Rainforest Life, cung cấp năng lượng cho một câydương xỉ để tự chụp ảnh của riêng mình – với mục đích thử nghiệm việc sử dụng cái cây có tự cung cấp năng lượng cho máy ảnh chụp và cảm biến trong tự nhiên hay không. Thí nghiệm đã thành công khi thực vật có thể tự chụp ảnh mà không cần sự can thiệp của con người.
Chúng ta có thể thấy Pete sau một mùa hè phát triển tươi tốt trở thành một dương xỉ có lá mỏng manh và thân cây sáng bóng như trong hình .Giờ đây nó cũng thường xuyên chụp ảnh cho “chính mình”.
Các nhà khoa học đã điều chỉnh một vài thứ trước khi làm một thí nghiệm tương tự nữa.Pin hoạt động từ đường của thực vật thông qua quá trình quang hợp. Chúng không còn lại trong lá, mà được vận chuyển khắp cây đến thân và rễ, nơi một số trong số chúng được bài tiết dưới dạng chất thải.Vi khuẩn bao quanh rễ cây tự nhiên phá vỡ các loại đường này, giải phóng các electron và proton. Chúng được bắt bởi cực dương và cực âm, sạc pin nhiên liệu. Khi nào đầy, điện được xả và một bức ảnh được chụp.
Video đang HOT
Kĩ thuật này mang tính đột phá vì nó làm giảm nhu cầu thay thế pin và cho phép công nghệ hoạt động trong bóng râm vì pin hiện đang được sử dụng để theo dõi rừng nhiệt đới được lắp đặt bằng pin mặt trời.
Máy ảnh đang đưa vào nghiên cứu dựa trên công nghệ năng lượng thấp của công ty Trí tuệ nhân tạo Hoa Kỳ Xnor.ai và hoạt động suốt ngày đêm. Trong khi tiêu thụ năng lượng thấp như vậy, nó có thể được cung cấp chỉ bởi một cái cây nhỏ.
Pin nhiên liệu có khả năng giám sát được các vị trí khó quan sát và các dữ liệu quan trọng như nhiệt độ, độ ẩm và sự phát triển của thực vật, để giúp các nhà khoa học hiểu được tác động của các vấn đề bao gồm thay đổi khí hậu và mất môi trường sống.
Các nhà khoa học có thể gắn các loại thiết bị giám sát khác nhau vào pin nhiên liệu và giải thích dữ liệu từ xa.Chuyên gia công nghệ bảo tồn ZSL, Al Davies ddax nói rằng: ” Nhìn thấy Pete lần đầu tiên selfielà một khoảnh khắc kinh ngạc của nhóm ZSL”.
Cây cối tự nhiên tích tụ sinh khối khi chúng lớn lên, từ đó nuôi sống vi khuẩn tự nhiên có trong đất, tạo ra năng lượng có thể được khai thác bởi các tế bào nhiên liệu và sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhiều công cụ bảo tồn quan trọng từ xa, bao gồm cảm biến và camera giám sát.
Hầu hết các nguồn năng lượng đều có giới hạn – pin phải được thay thế .Trong khi các tấm pin mặt trời dựa vào nguồn ánh sáng mặt trời, thực vật có thể tồn tại trong bóng râm, di chuyển vào vị trí để tối ưu hóa việc hấp thụ ánh sáng mặt trời – có nghĩa là tiềm năng về năng lượng từ thực vật là vô hạn.
Thí nghiệm này đã bắt đầu được thực hiện từ năm 2018, khi các nhà khoa học thuộc Đơn vị công nghệ bảo tồn ZSL, hợp tác với Open Plant, Đại học Cambridge và Arribada Initiative để tổ chức một cuộc thi thiết kế pin nhiên liệu có thể chạy bằng thực vật.
Khách tham quan Sở thú Luân Đôn có thể thấy “Pete” trong hành động chụp ảnh tự sướng nếu họ đến thăm triển lãm Rainforest Life.
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/The Telegraph
Người đầm lầy 3.000 tuổi mang 'quái vật' 1m trong cơ thể
Đại học Cambridge (Anh) vừa công bố nghiên cứu về một ngôi làng đầm lầy cổ đại nơi những con người sống với vật ký sinh dài đến 1m trong thận.
Những dấu tích của một ngôi làng dựng trên đầm lầy đã được bảo quản kỳ diệu sau một trận hỏa hoạn 3.000 năm trước, giúp nhóm khảo cổ từ Đại học Cambridge tái hiện lại bức tranh đáng ngạc nhiên về một 'Pompeii của nước Anh' trong bài công bố mơi đây trên tạp chí Parasitology.
Một nhà khảo cổ đang làm việc trên khu vực khai quật để lấy lên khỏi đất bùn một chiếc bánh xe gỗ khổng lồ - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Quá trình khai quật cho thấy khu vực được đặt tên là Must Farm ở miền Đông nước Anh từng là khu định cư đồ đồng rộng lớn ngự trị trên đầm lầy, với những ngôi nhà sàn xây dựng trên mặt nước và phương tiện di chuyển chính là thuyền gỗ. 3.000 năm trước, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn ngôi làng cổ, và cũng vô tình làm nhiều cổ vật và dấu tích con người rơi xuống bùn sâu. Vì bùn là một trong những môi trường bảo quản tự nhiên hữu hiệu nhất, nên đến ngày nay, nhiều cổ vật gần như nguyên vẹn khi được khai quật.
Đáng ngạc nhiên nhất là dấu tích của con người nơi đây: đa số họ mang trong quả thận của mình một loài giun ký sinh có chiều dài hơn 3 feet (khoảng gần 1 m). Những 'quái vật' nhỏ này có thể đến từ thực đơn hàng ngày của họ: cá sống, ếch và động vật có vỏ sống trong đầm lầy.
Khu vực khai quật vẫn còn dấu tích vô số cọc gỗ, sàn gỗ, là dấu vết của một ngôi làng được dựng ngay trên đầm lầy - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Theo giáo sư Piers Mitchel, từ Khoa Khảo cổ học của Đại học Cambridge, tác giả chính của nghiên cứu, họ đã tìm ra rất nhiều loại ký sinh trùng chết người được bảo quản cực kỳ tốt. Có thể kể đến sán dải cá và giun Echinostoma gây thiếu máu; giun thận khổng lồ - chính là các 'quái vật' dài 1m - gây tử vong nhanh chóng cho vật chủ. Những con chó được nuôi trong làng cũng là nạn nhân của ký sinh trùng, cho thấy chủ và vật nuôi đã chia sẻ cùng một thực đơn.
Nguyên nhân ngôi làng đầm lầy được mệnh danh là 'Pompeii của nước Anh' vì kỹ thuật xây dựng và tổ chức cuộc sống như vậy là đáng ngạc nhiên ở thời điểm 3.000 năm về trước. Đồng thời, ngôi làng cũng bị xóa sổ bởi lửa như Pompeii - đô thị La Mã nổi tiếng bị xóa sổ trong một vụ phun trào núi lửa 2.000 năm về trước.
Trong cuộc khảo sát sơ lược trước đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều loại trang sức, vật dụng được chế tác tinh xảo, cho thấy người dân nơi đây phát triển rất sớm về các nghề thủ công.
A. Thư
Theo Người Lao động
Phương pháp ghép tế bào gốc mới có thể giúp phục hồi tim bị tổn thương Theo một nghiên cứu mới do Quỹ Tim mạch Anh (BHF) tài trợ, sự kết hợp của các tế bào tim có nguồn gốc từ tế bào gốc có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều trị đau tim. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, bằng cách cấy ghép một vùng mô bị tổn thương với sự kết hợp...