Đây chính là thời điểm nên vứt ngay các sản phẩm vệ sinh, thuốc và sản phẩm chăm sóc da bạn hay dùng vào thùng rác!
Đúng là thật khó để “chia tay” với những đồ vật bạn đang dùng nhưng đôi khi bạn vẫn cần phải “quăng” chúng đi vì những lý do sức khỏe của mình.
Nhưng vấn đề được đặt ra là “chúng ta nên giữ các đồ vật trong bao lâu thì bỏ chúng đi và điều gì sẽ xảy ra nếu giữ chúng quá lâu so với quy định?”. Mỗi sản phẩm có đặc tính và hạn sử dụng khác nhau, vậy nên hãy xem các chuyên gia cung cấp hạn sử dụng của các sản phẩm vệ sinh, thuốc và sản phẩm chăm sóc da bạn hay dùng để biết khi nào thì nên bỏ chúng đi nhé.
1. Bông tắm
Thời gian nên bỏ đi: Mỗi tháng một lần
Bác sĩ Joshua Zeichner, trưởng khoa nghiên cứu mỹ phẩm và nghiên cứu lâm sàng về da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York cho biết: “Vì chúng nằm trong môi trường phòng tắm ẩm ướt nên nấm như nấm mốc có thể tích tụ giữa các sợi của bông tắm. Khi bạn chà bông tắm trên da, vi khuẩn cũng có thể lây lan trở lại da và gây nhiễm trùng ở vùng da hở”.
Do đó, nên thay bông tắm của bạn trong khoảng thời gian 1 tháng/lần. Nếu bạn dùng nó rất nhiều và liên tục thì nên cân nhắc chuyện bỏ nó đi nếu thấy nó thay đổi màu sắc hoặc có mùi hôi.
2. Thuốc kháng sinh theo toa
Thời gian nên bỏ đi: Khi thuốc hết hạn
Shilpi Agarwal, bác sĩ y khoa gia đình và là tác giả của cuốn “The 10-Day Total Body Transformation” nói rằng, điều trước tiên bạn cần biết là không để thuốc trong phòng tắm và hạn sử dụng của các sản phẩm này được ghi rõ ràng trên nhãn.
“Sự ngưng tụ của hơi nước trong phòng tắm có thể ảnh hưởng đến hiệu lực và làm giảm tác dụng của thuốc một cách nhanh chóng”, cô giải thích. Và theo cô, dù bảo quản thuốc trong hay ngoài phòng tắm thì bạn cũng nên bỏ nó đi sau khi hết hạn. Tiến sĩ Agarwal cho biết thêm: “Dùng thuốc kháng sinh đã hết hạn không chỉ không hiệu quả mà còn có thể khiến bạn phát triển kháng kháng sinh – tức là thuốc sẽ không có tác dụng mỗi khi bạn dùng”.
Video đang HOT
Thời gian nên bỏ đi: Khi nó có mùi hoặc vị lạ
Stacy Atnip, bác sĩ nha khoa và nhà giáo dục toàn cầu cho Curaprox USA, chia sẻ: Khi nghi ngờ kem đánh răng không còn bình thường, hãy ném nó đi. Theo nguyên tắc chung, nếu một món đồ mà bạn đưa vào miệng lại thấy có mùi, hoặc có vị lạ, bạn nên thay thế nó. Hoặc nếu không, bạn chỉ nên dùng kem đánh răng trong 12-18 tháng. Bởi vì sau đó florua trong kém đánh răng sẽ bắt đầu mất đi sức mạnh của nó, các thành phần sẽ tách biệt hoặc tinh thể hóa, và hương vị có thể bắt đầu mất đi.
Để chắc chắn rằng kem đánh răng của bạn còn tốt cho đến những phần kem cuối cùng, hãy đóng nắp chúng cẩn thận sau mỗi lần sử dụng và lưu trưc nó ở một nơi không quá nóng hay quá lạnh.
4. Băng vệ sinh
Thời gian nên bỏ đi: 1-2 năm
Theo Ths, bác sĩ Mary L. Rosser, giám đốc khoa Sản khoa và phụ khoa tại trung tâm y tế Montefiore Health System ở thành phố New York, nhiều người có thói quen lưu trữ băng vệ sinh trong phòng tắm và điều này tuyệt đối không nên.
Bạn không thể biết rằng phòng tắm của bạn có độ ẩm đến thế nào và nó sẽ ngấm vào băng vệ sinh ra sao, vi khuẩn hoặc nấm mốc có thể phát triển trên chúng giống như bất cứ thứ gì khác ngay cả khi nó có vỏ bọc bên ngoài. Sản phẩm này cần được lưu trữ ở nơi khô ráo, sạch sẽ và nên bỏ đi sau 1-2 năm hoặc khi hết hạn sử dụng.
5. Xà bông
Thời gian nên bỏ đi: Khi nó mềm nhũn hoặc đổi màu
“Giống như rượu vang hảo hạng, một bánh xà bông chưa mở có thể tồn tại trong nhiều năm. Tuy nhiên, quy tắc này không được áp dụng khi bánh xà phòng đã tiếp xúc với nước. Nếu xà bông của bạn bắt đầu mềm ra hoặc trở nên đổi màu, nó có thể bị ô nhiễm và bạn nên bỏ nó đi”, tiến sĩ Zeichner cho biết.
“Sử dụng xà bông có dấu hiệu như trên có thể gây kích ứng hoặc nhiễm trùng, đặc biệt là trên da thô hoặc da thô”, ông nói thêm. Để giữ cho bánh xà bông sạch sẽ đến cuối cùng, bạn nên giữ nó khô ráo sau mỗi lần sử dụng. “Nếu nó nằm trong nước, nó có thể trở thành một nơi sinh sản cho các vi sinh vật”, tiến sĩ Zeichner nói.
6. Bàn chải đánh răng
Thời gian nên bỏ đi: Khi lông bàn chải trở nên sờn và mòn
Brian Kantor, bác sĩ, nha sĩ thẩm mỹ tại Lowenberg, Lituchy & Kantor ở thành phố New York nói rằng: “Sau khoảng 3 tháng sử dụng bạn sẽ thấy bàn chải đánh răng của mình trở nên kém hiệu quả hơn trong việc loại bỏ mảng bám từ răng và nướu răng. Vi trùng cũng có thể dễ dàng ẩn trong lông và dẫn đến nhiễm trùng hơn. Lúc này bạn có thể thay chúng. Hoặc nếu bạn dùng nhiều mà lông bàn chải trở nên sờn và mòn sớm hơn khoảng thời gian này thì bạn cũng không nên giữ nó lại nữa”.
Một gợi ý cho bạn là nên mua vài chiếc bàn chải cùng lúc để luôn sẵn sàng có bàn chải mới khi đến lúc cần thay bàn chải cũ.
7. Lưỡi dao cạo
Thời gian nên bỏ đi: Khi lưỡi dao bị rỉ sét hoặc cùn đi
Tiến sĩ Tanzi nói rằng đừng nên tiếc rẻ mà giữ lại lưỡi dao cạo khi nó bị rỉ sét hoặc cùn mòn vì khi đó sử dung nó không những kém hiệu quả mà còn có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn khi tiếp xúc với da. Với những loại lưỡi dao chất lượng không cao thì bạn có thể xem xét việc bỏ chúng đi sau 3-5 lần sử dụng.
8. Kem chống nắng
Thời gian nên bỏ đi: Khi nó hết hạn sử dụng
Tiến sĩ Zeichner nói: “Nếu kem chống nắng bạn đang dùng được dán nhãn với ngày hết hạn, hãy làm theo. Nếu đó là sản phẩm không có hạn sử dụng, hãy bỏ đi sau 2 năm từ ngày bạn mua nó. Nhìn chung, đây được coi là khoảng thời gian mà kem chống nắng có thể phát huy tác dụng bảo vệ da của bạn.
Quá thời gian này, các thành phần trong kem chống nắng đã trở nên kém hiệu quả và nó sẽ không đáp ứng được việc bảo vệ da, dù có bôi bạn cũng có nguy cơ bị cháy nắng”.
Nguồn: Health
Theo Helino
Trường y Phạm Ngọc Thạch mở phòng khám đa khoa
Phòng khám đa khoa lập bệnh án điện tử theo dõi bệnh nhân lâu dài.
Phó giáo sư Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kiêm trưởng phòng khám cho biết nơi đây có đầy đủ các chuyên khoa như nội tổng quát, sản phụ khoa, nhi, tai mũi họng, da liễu, mắt, y học cổ truyền, tư vấn tâm lý y khoa, trị liệu âm ngữ, khám sức khỏe định kỳ...
Phòng khám khai trương sáng 9/6, được trang bị các đơn vị xét nghiệm, đo chức năng hô hấp, nội soi, chẩn đoán hình ảnh với máy móc hiện đại. Nhiều chuyên khoa có sự hợp tác với các chuyên gia nước ngoài, hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành Việt Nam và quốc tế khi cần thiết.
Bác sĩ khám bệnh tại Phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: T.H
Theo phó giáo sư Hiệp, nơi đây đặc biệt chú trọng phát triển phòng khám bác sĩ gia đình. Mỗi cá nhân sẽ được lập một bệnh án điện tử lưu trữ tất cả thông tin liên quan bệnh tật từ lúc bắt đầu được theo dõi cho đến khi cuối đời, nhờ đó bác sĩ có thể chăm sóc liên tục cho cá nhân bệnh nhân cũng như người thân trong gia đình.
Phó giáo sư Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá mô hình phòng khám đa khoa hoàn chỉnh của nhà trường có thể xem như hình mẫu để nâng cao sự phát triển y tế trên địa bàn TP HCM cũng như cả nước. Đặc biệt mô hình bác sĩ gia đình của phòng khám đang được Bộ Y tế quan tâm phát triển, đáp ứng toàn diện, lâu dài nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
3 đồ vật tưởng vô hại nhưng bố mẹ thông thái tuyệt đối sẽ không cho con dùng khi đi ngủ Thể chất của trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ giấc ngủ nhưng nếu mẹ không biết mà thường xuyên cho con dùng 3 đồ vật này khi ngủ thì sẽ để lại hậu quả vô cùng đáng sợ. Giấc ngủ vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì...