Đây chính là 3 anh chàng Hoàng đạo thấu hiểu tâm lý chị em nhất
3 chàng Hoàng đạo này là những người vô cùng nhạy cảm, tinh tế và tâm lý nhất, lúc nào cũng chiều chuộng theo ý của người mình yêu mà không hề thấy phiền hà, khó chịu.
Nam Song Tử (22/5 – 21/6)
Song Tử nam thường là những người rất thông minh, thân thiện, thương người và dễ hòa hợp với phần lớn mọi người. Bởi vậy, chuyện nắm giữ tâm lý tình cảm của phái nữ là điều khá dễ dàng với họ. Vì quá hiểu phái nữ, nên đôi khi chàng Song Tử sẽ giả vờ như không hiểu để tránh phiền phức.
Tuy nhiên, đối với những người chàng Song Tử thật lòng yêu thương, chàng luôn tỏ ra dịu dàng và quan tâm, khiến đối phương có cảm giác được nâng niu và chiều chuộng. Chàng hiểu sâu sắc suy nghĩ của người ấy và luôn mong muốn được cùng nhau chia sẻ.
Nam Xử Nữ (23/8 – 23/9)
Xử Nữ dành cả cuộc đời mình để theo đuổi sự hoàn mỹ. Nam Xử Nữ cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, chàng sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích của bản thân để trở thành “bạch mã hoàng tử” trong mắt người yêu. Đối với người khác giới, Xử Nữ là một người tình tuyệt vời.
Chàng luôn quan tâm chu đáo, làm mọi thứ tốt đẹp cho nửa kia, Xử Nữ khiến cho mọi người ghen tị với tình yêu của mình. Mặc dù rất ít khi nói những lời hoa mỹ, ngon ngọt nhưng hành động của họ lại thể hiện tất cả tình yêu và lòng chân thành. Đây là chàng trai thấu hiểu tâm lý của người bạn đời nhất, cho nên dù có phải chịu thiệt về mình cũng không bao giờ kêu ca hay phàn nàn.
Nam Bảo Bình (21/1 – 19/2)
Trong tình yêu, chàng trai Bảo Bình là người khá lãng mạn và nhạy cảm. Tình yêu giữ vai trò quan trọng giống như nguồn nước để duy trì sự sống cho Bảo Bình. Khi bắt đầu tiến tới mối quan hệ thân mật với một ai đó, Bảo Bình thường cố gắng tìm hiểu tâm lý và tình cảm của đối phương, với mục đích là để đáp ứng tốt nhất tất cả những yêu cầu của người mình yêu.
Video đang HOT
Với tính cách thông minh, có tầm nhìn xa trông rộng, Bảo Bình dễ dàng nắm bắt được suy nghĩ của đối phương. Tuy không thể hiểu thấu tận tâm can nhưng chỉ cần nhìn thái độ hoặc cách thể hiện của đối phương, Bảo Bình đã biết ngay người ấy đang cảm thấy như thế nào và lập tức có thể làm nàng vui vẻ hạnh phúc sau đó được.
Theo Emdep
Bạo lực học đường - án chung thân cho người trong cuộc
Hàng nghìn học sinh vẫn không ngừng gây nỗi đau cho bạn học, đồng thời hủy hoại chính bản thân mình. Bạo lực học đường vẫn là bài toán chưa có đáp số.
ảnh minh họa
Trong cuốn sách Marion, mãi mãi tuổi 13 của tác giả Nora Fraisse và Jacquenline Remy, cô bé Marion lựa chọn cái chết sau những ngày trầm uất, tuyệt vọng vì bạo lực học đường.
"Khi con quyết định ra đi cũng là lúc bố mẹ và em phải nhận bản án chung thân", mẹ Marion đau đớn nói về cái chết của con gái.
Bản án chung thân vô hình
Bạo lực học đường không còn là vấn đề mới mẻ. Chính xác hơn, đây là vấn nạn mà gia đình, nhà trường và xã hội đang loay hoay tìm cách giải quyết.
Là người có kinh nghiệm hỗ trợ học sinh về mặt tâm lý, thạc sĩ Vũ Thu Hà, chứng kiến nhiều sự việc đau lòng, trải nghiệm nhiều nỗi đau do bạo lực học đường gây ra.
"Tôi thấy dù là người bị bắt nạt hay người đi bắt nạt người khác đều nhận bản án chung thân vì hành vi này", cô Hà nhận định.
Trước đây, cô từng tiếp xúc học sinh chuyên đi bắt nạt người khác và khuyên bạn nên thay đổi cách sống để hướng tới tương lai. Câu trả lời của em khiến cô thực sự bất ngờ. Tuấn (tên nhân vật đã thay đổi) cho rằng cô Hà không hiểu em. Nam sinh tâm sự khi em bị ốm hay buồn bã, nói với bố mẹ đều bị mắng, không ai thấu hiểu.
Ngược lại, khi em gặp bất cứ vấn đề gì, "đồng đội" - cách em gọi bè nhóm của mình - luôn sẵn sàng đến cùng em. Vì thế, em lựa chọn bạn bè thay vì gia đình.
Với suy nghĩ đó, Tuấn đi theo nhóm bảo kê, ban đầu hoạt động trong giới học sinh, đe dọa, bắt nạt người khác. Sau này, em tham gia đòi nợ thuê rồi vào tù. Khi Tuấn hiểu ra, chuyện đã quá muộn.
Nỗi đau này cũng xảy ra với một nữ sinh khác. Em từng bị bạn học bắt nạt và tâm sự với bố mẹ. Nhưng chính bố em đã vặn hỏi lại em đã làm gì để bị đánh. Vì thế, em không bao giờ kể lại với gia đình nữa mà âm thầm chịu đựng đau đớn.
Sự hành hạ về thể xác lẫn tinh thần khiến em yếu đuối, lệ thuộc, luôn chọn cách né tránh, sống xa rời thực tế, khép mình và bị trầm cảm. Khi gặp cô Hà, em đồng ý nỗ lực vượt qua nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, nó khủng khiếp hơn em tưởng. Hiện tại, dù đã là sinh viên, mỗi lần đối mặt khó khăn, cơ thể em lại phản ứng theo bản năng run lên khiến em chùn bước.
"Người trong cuộc phải đối mặt nỗi đau không chỉ trong vài năm mà là hàng chục năm, thậm chí cả đời. Bản thân người bắt nạt lẫn người bị bắt nạt phải mang bản án chung thân mà nhiều khi họ không hề biết", thạc sĩ Vũ Thu Hà .
Không chỉ thế, người lớn, bao gồm bố mẹ lẫn người chứng kiến, cũng mang bản án tương tự - bản án vì sự bất lực của họ trong việc trợ giúp con trẻ thoát khỏi bạo lực học đường.
Bạo lực học đường ngày càng tinh vi, có tổ chức
Bạo lực học đường dường như là bài toán không có lời giải khi hàng nghìn người khác vẫn đang gieo rắc nỗi ám ảnh cho bạn học. Không những thế, tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn, người tham gia ngày càng được trẻ hóa và phái nữ "lên ngôi".
Cô Bùi Thị Ngọc Thủy, giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định), nhận định bạo lực học đường diễn biến phức tạp, tinh vi, tàn bạo, dưới nhiều hình thức và có tổ chức. Đây không chỉ đơn thuần là hành vi giữa học sinh với nhau mà ngay cả giáo viên cũng tham gia vào bạo lực học đường.
Học sinh đánh bạn, tung clip lên mạng nhằm đe dọa người khác. Ảnh cắt từ clip.
Cô giáo 7X thời cô đến trường, bạo lực học đường thường là hành vi trêu chọc, kéo áo, giật tóc, tẩy chay. Việc học sinh đánh nhau có xảy ra nhưng thường không nghiêm trọng. Nhưng đến thế hệ 9X, 10X, bạo lực học đường tinh vi và phức tạp hơn. Nhiều bạn còn lợi dụng mạng xã hội để bắt nạt bạn học, kết bè, có người cầm đầu. Các em đánh nhau có tổ chức, có mục đích, không chỉ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân mà con qua clip tung lên mạng để đe dọa, cảnh cáo người khác.
Cô Hà cho rằng bạo lực học đường có sự tham gia của truyền thông mạng xã hội nên lan truyền nhanh hơn. Ngày nay, các em thích kết nối bạn bè, hoạt động theo nhóm. Họ dùng hành động, lời nói để làm tổn thương sâu sắc bạn học. Trong khi đó, nạn nhân đáp trả bằng bạo lực, trở thành người đi bắt nạt người khác, hoặc vì nhiều lý do, các em chọn cách im lặng, chịu đựng những vết thương chồng chất.
Lý giải sự im lặng này, cô Hà cho biết ở tuổi dậy thì, trẻ có xu hướng tách dần khỏi bố mẹ. Các em ít tâm sự chuyện trường lớp với người lớn. Ngoài ra, nhiều em im lặng vì sợ bị trả thù hoặc vướng vào rắc rối lớn hơn.
Con trai cô cũng là nạn nhân của bạo lực học đường. Cậu bé bị bạn cùng lớp hăm dọa, bắt mua bim bim cho bạn. Ban đầu, cậu nghe theo, khi không thể đáp ứng được, cậu phản ứng và bị dọa đánh. Đến khi không còn cách giải quyết nào khác, cậu mới nhờ mẹ "bảo kê", song vẫn từ chối kể lại sự việc cho giáo viên vì sợ bạn học cùng nhóm bên ngoài trường đánh mình.
Qua câu chuyện của con trai, cô Hà nhắn nhủ dù biết chuyện, người lớn và trẻ em vẫn có thế giới riêng. Các em còn quá nhỏ để hiểu rằng mình đủ mạnh hoặc đủ người trợ giúp nên chọn kiểu thoát được thì thoát, không thoát được thì tìm người "bảo kê".
Cô Bùi Thị Ngọc Thủy nói thêm một số nạn nhân của bạo lực học đường không nói với phụ huynh còn vì muốn luôn hoàn hảo trong mắt bố mẹ, sợ họ thất vọng khi biết mình bị bắt nạt.
Nhiều em giữ im lặng do lo sợ sẽ nhận được câu hỏi đã làm gì để bị đánh từ chính cha mẹ.
Dù chọn cách phản kháng bằng bạo lực hay âm thầm chịu đựng, các em vẫn luôn là nạn nhân chịu bản án từ bạo lực học đường, trong vai người đi bắt nạt hoặc người bị bắt nạt.
Theo Zing
Nửa đêm phát hiện em trai tử vong với vết cắt sâu trên cổ Thức giấc giữa đêm, hai người chị gái bàng hoàng phát hiện em trai đã chết dưới đất với vết cắt sâu ở cổ. Theo người nhà, khoảng 1 tuần trở lại đây, nạn nhân thường có biểu hiện tâm lý bất thường. ảnh minh họa Ngày 3.2, ông Nguyễn Ngọc Minh, Chánh văn phòng UBND huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) cho...