Dạy bơi an toàn để phòng, chống đuối nước cho trẻ em
Ngày 7/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo: Phòng, chống đuối nước trẻ em.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh, việc tổ chức Hội thảo thể hiện trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ đối với những vấn đề cử tri, nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Đồng thời, việc này cũng thực hiện hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, đánh giá quá trình thực hiện các quy định về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đánh giá cao sự vào cuộc mạnh mẽ, tinh thần trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế đối với công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, công tác này còn nhiều khó khăn, thách thức. Trẻ em tử vong do đuối nước tuy đã giảm nhưng tốc độ giảm chậm, trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Điều đó cho thấy, những việc đã và đang thực hiện chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em vẫn chưa đủ.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết: Năm 2022, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tiến hành khảo sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em”, nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em và trách nhiệm của các cơ quan liên quan; phát hiện tồn tại, hạn chế; chỉ ra nguyên nhân; đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Theo kết quả khảo sát, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2016 – 2020 có 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước, tuy đã giảm dần qua các năm nhưng đuối nước luôn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em và người chưa thành niên. Tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ em từ 0-14 tuổi tại Việt Nam cao hơn so với tỷ suất tử vong ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu; thấp hơn các nước thu nhập thấp và cao gần gấp 10 lần các nước phát triển. Tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm khoảng 50% các ca tử vong do tai nạn, thương tích; xảy ra chủ yếu tại cộng đồng (76,6%), tại gia đình (22,4%), tại trường học (1%). Trong đó, nhóm 0 – 4 tuổi có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất và trẻ em trai cao gấp đôi trẻ em gái. Trẻ em ở khu vực nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp 2 lần trẻ em ở khu vực thành thị và 55% trẻ em tử vong do đuối nước thuộc các hộ gia đình nghèo ở nông thôn.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, công tác phòng, chống đuối nước trẻ em còn nhiều tồn tại, hạn chế. Một số văn bản pháp luật chưa có quy định riêng về công tác này. Việc dạy bơi cho trẻ em các địa phương, đặc biệt dạy bơi trong các trường học còn gặp nhiều khó khăn. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em chưa được các cấp thực hiện thường xuyên, kịp thời; chưa gắn kết và huy động được sức mạnh, sự tham gia của người dân trong cộng đồng; chưa xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm gây tai nạn đuối nước trẻ em…
Video đang HOT
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan từ trung ương đến địa phương, cơ sở; giới thiệu các kinh nghiệm hay, đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, nhất là về bố trí, huy động các nguồn lực thỏa đáng cho công tác này.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế Công cộng, cho tới nay, dạy bơi cho trẻ là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống đuối nước, từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Do vậy, để phòng, chống đuối nước một cách có hiệu quả, cần triển khai chương trình dạy bơi an toàn và độ bao phủ lớn hơn cho trẻ em Việt Nam. Chính phủ, chính quyền địa phương cần cân nhắc, nghiên cứu áp dụng dạy bơi an toàn cho trẻ; ưu tiên đầu tư, phân bổ kinh phí cho các hoạt động dạy bơi. Có thể nghiên cứu, gắn việc dạy bơi an toàn vào chương trình giáo dục thể chất cho học sinh tại từng khối lớp, bao gồm dạy bơi ban đầu và bổ sung thêm các kỹ năng khi trẻ lớn theo từng độ tuổi.
Trưởng ban Công tác thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Lê Hải Long cho biết, thời gian tới, các cấp bộ Đoàn tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và trang bị kỹ năng trong công tác phòng, chống đuối nước trẻ em thông qua các hình thức như: truyền thông trên báo, đài, truyền hình, tờ rơi, poster, hệ thống các bảng tin, infographic..; đẩy mạnh tuyên truyền đến từng đối tượng trẻ em, phụ huynh và cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi tại các địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao nhi đồng, sinh hoạt chi đội, liên đội, giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo theo hướng tăng cường các nội dung tuyên truyền về kỹ năng phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích trẻ em với các hình thức phong phú, đa dạng.
Các đại biểu cho rằng, phòng, chống đuối nước trẻ em cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và triển khai đồng bộ. Các chương trình, kế hoạch đề ra phải lượng hóa được các chỉ tiêu phấn đấu và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các bên liên quan. Công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện cần được coi trọng; thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả các mô hình thí điểm, phát hiện những mô hình hiệu quả, những cách làm hay của các ngành, địa phương, cơ sở và có phương án giới thiệu, nhân rộng.
Kết luận Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa mong muốn các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện tốt những quy định pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ trẻ em, trong đó có phòng, chống đuối nước. Cụ thể là Luật Trẻ em 2016, Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030… “Hành động phải cụ thể, thiết thực. Những giải pháp đưa ra phải được cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm, ở từng việc làm, ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương”, bà Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em tiếp thu các kiến nghị trong Báo cáo giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; từ đó cụ thể hóa bằng hành động.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị cần tham mưu lãnh đạo địa phương để thu hút, bố trí nguồn lực để công tác phòng, chống đuối nước trẻ em được thực hiện đồng bộ, lâu dài.
Chiến dịch nâng cao nhận thức bảo vệ phụ nữ, trẻ em trước bạo lực gia đình
Chiến dịch gửi tới cộng đồng thông điệp mạnh mẽ là không khoan nhượng với tình trạng bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ.
Sáng 5/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan của Liên hợp quốc tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (Australian Aid) đã phối hợp khởi động chiến dịch nâng cao nhận thức "Trái tim Xanh 2022" hướng tới chấm dứt bạo lực trong bối cảnh các nguy cơ đang trở nên trầm trọng hơn và các hình thức bạo lực đang ngày càng đa dạng.
Khởi động chiến dịch nâng cao nhận thức Trái tim Xanh 2022. Ảnh: unicef.org
Chiến dịch gửi tới cộng đồng thông điệp mạnh mẽ là không khoan nhượng với tình trạng bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ.
Sáng kiến này được xây dựng dựa trên chiến dịch năm 2020 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và thay đổi hành vi của cá nhân và xã hội, giúp ngăn chặn bạo lực trước khi nó bắt đầu.
Theo các nhà tổ chức, chiến dịch kêu gọi sự quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng để tạo ra môi trường không có bạo lực trong gia đình, trường học, trong cộng đồng và trên mạng. Điều này chỉ có thể xảy ra khi có thật nhiều tiếng nói cùng lên tiếng và phản đối bạo lực dưới mọi hình thức, cũng như các tác động của nó. Những tiếng nói thống nhất này phải đến từ các cá nhân, bậc cha mẹ, các thành viên trong gia đình, trẻ em và thanh, thiếu niên, giáo viên, hàng xóm, lãnh đạo cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách, những người có tầm ảnh hưởng đủ mạnh để tạo động lực làm thay đổi những tồn đọng vốn là rào cản khiến Việt Nam đối mặt với vấn nạn bạo lực gia đình.
Phát biểu tại Lễ khởi động chiến dịch, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết, chỉ khi mọi người xích lại gần nhau và lên tiếng rằng bạo lực là không thể chấp nhận được, chúng ta mới có thể khiến thứ vô hình trở nên hữu hình. "Sáng kiến này kêu gọi người dân, các nhà làm luật và chính phủ lên tiếng mạnh mẽ hơn trong việc chống lại bạo lực. Chúng tôi mong muốn có thể biến sự phẫn nộ của công chúng đối với các hành vi bạo lực thành những nỗ lực mang tính xây dựng nhằm làm thay đổi cuộc sống của trẻ em và phụ nữ", bà Rana Flowers nhấn mạnh.
Trong khi đó, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nêu rõ: "Mỗi người chúng ta đều có vai trò lên tiếng. Hãy biến những cảm hứng lan truyền của Lễ phát động ngày hôm nay thành hành động cụ thể nhằm chấm dứt tất cả các hình thức bạo lực trẻ em và phụ nữ. Hãy tôn trọng tất cả phụ nữ và trẻ em, lắng nghe ý kiến của họ, hãy lên tiếng và tìm kiếm hoặc cung cấp sự hỗ trợ khi bạn chứng kiến bạo lực trẻ em và phụ nữ, cùng lan tỏa thông điệp của chiến dịch đến nhiều người hơn".
Theo Liên hợp quốc, trên toàn cầu, mỗi năm có một tỷ trẻ em phải hứng chịu bạo lực với nhiều hình thức khác nhau. Khảo sát Chỉ số Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam về trẻ em và phụ nữ năm 2020-2021 chỉ ra rằng hơn 72% trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 đã từng bị kỷ luật bạo lực. Trong đó, có 39% trẻ em bị bạo lực tinh thần, bị xâm hại thể chất (47%), xâm hại tình dục (20%) và bị bỏ bê (29%). Trong một nghiên cứu khác, 21,4% trẻ em gái vị thành niên và 7,9% trẻ em trai vị thành niên cho biết bản thân đã từng có ý định tự tử. Một nghiên cứu khác nữa cho hay, 5,8% trẻ vị thành niên cho biết đã có ý định tự tử.
Theo Khảo sát quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), năm 2019, có 62,9% phụ nữ ở Việt Nam trong đời đã từng chịu một hoặc nhiều hơn các hình thức bạo lực thân thể, tình dục, tình cảm và kinh tế, cũng như hành vi kiểm soát của người chồng. Trong xã hội Việt Nam, bạo lực thường bị giấu kín với 90,4% người bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền và một nửa trong số họ không bao giờ kể với bất kỳ ai về việc họ bị bạo lực. Thêm vào đó, bạo lực phụ nữ góp phần làm thâm hụt 1,81% GDP của quốc gia.
Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực, xâm hại và bóc lột càng trở nên trầm trọng hơn do các tác động kinh tế - xã hội của đại dịch COVID-19. Bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần trong gia đình, trường học, và trên mạng đang xảy ra đối với hàng triệu trẻ em, kể cả ở Việt Nam. Trong khi đó, có sự cạnh tranh về ưu tiên trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 và không gian tài khóa đang bị thu hẹp. Tuy nhiên, việc chấm dứt bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ phải được ưu tiên.
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt quan tâm đến những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với con người. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang diễn ra và chúng ta chỉ có thể giải quyết được khi có sự chung sức, đồng lòng của tất cả các thành viên trong xã hội, các tổ chức và các cơ quan có trách nhiệm. Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ to lớn từ các cơ quan Liên hợp quốc và Chính phủ Australia trong lĩnh vực này. "Chỉ khi cùng hợp lực, chúng ta mới trở nên mạnh mẽ hơn trong thúc đẩy các giải pháp và hành động cụ thể hướng tới chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em", bà Nguyễn Thị Hà khẳng định.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam thông tin, tại Việt Nam, Trung tâm dịch vụ một cửa, thường được gọi là "Ngôi nhà Ánh Dương" cung cấp các dịch vụ thiết yếu tích hợp cho phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân và/hoặc có nguy cơ bị bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới. Các dịch vụ đa dạng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, dịch vụ phúc lợi xã hội, nhà tạm lánh trong trường hợp khẩn cấp, cảnh sát bảo vệ, dịch vụ pháp lý và tư pháp và chuyển gửi đều được cung cấp tại Ngôi nhà Ánh Dương. Mô hình này là một trong những kết quả hữu hình của UNFPA trong nỗ lực tiến tới "không có bạo lực trên cơ sở giới và hành vi có hại".
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam, bao gồm cả những người dễ bị tổn thương nhất, có quyền được sống một cuộc sống không có bạo lực và được đối xử tôn trọng", bà Naomi Kitahara nói.
Trong khuôn khổ Lễ khởi động chiến dịch, một loạt các hoạt động bên lề đã diễn ra như triển lãm tương tác mở cửa cho người dân giúp khám phá các khía cạnh tâm lý xã hội của bạo lực và cách giải quyết bạo lực. Những người tiên phong vận động như Hoa hậu Hoàn vũ 2017 H'Hen Niê, ca sĩ Hoàng Bách, Duy Khoa, cũng như MC Trang Moon đã trở lại với chiến dịch năm nay để phát huy sức mạnh lan tỏa của họ cho chiến dịch. Đồng thời, chiến dịch có sự tham gia của những tiếng nói mới, có sức ảnh hưởng từ ban nhạc Da LAB và nữ ca sĩ trẻ Mỹ Anh để vận động nam giới và trẻ em trai tham gia đứng trên chiến tuyến chống lại bạo lực, cũng như những người trẻ Việt Nam nói chung góp sức tạo nên những thay đổi mang tính thế hệ.
Sôi động các lớp năng khiếu cho trẻ trong dịp hè Sau hơn hai năm bị gián đoạn do dịch COVID-19, năm nay, các lớp học năng khiếu tại Nghệ An tiếp tục mở cửa để đón học viên. Nắng nóng, nhiều phụ huynh đưa con tới các lớp học bơi nhằm rèn luyện kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ. Dịp hè 2022, thay vì tìm các lớp học thêm, nhiều phụ...