David Gaider – Nghiệp game như sự an bài của số phận
Đến với nghiệp làm game một cách tình cờ, khi ấy nhà thiết kế game đang làm việc trong khâu dịch vụ ở một khách sạn.
Không phải nhà thiết kế game nổi tiếng nào cũng bước đi trên một con đường suôn sẻ để vươn tới được địa vị ngày nay của họ. David Gaider, gương mặt lão làng ở BioWare, khi hồi tưởng lại cũng khó có thể ngờ rằng quyết định thủa nào của mình nay đã giúp ông trở thành nhân vật phụ trách nội dung chính cho kiệt tác nhập vai Dragon Age: Origins, cùng với nhiều thương hiệu nhập vai ăn khách trước đó của hãng.
Là một trong những người đã gắn bó lâu năm tại BioWare, từ ngày hãng còn đang thực hiện dự ánBaldur’s Gare II trong những năm 1999-2000, David Gaider đã rút ra từ đó không ít những kinh nghiệm quý báu để thực hiện cho những tác phẩm sau này của mình. Thậm chí hai cuốn tiểu thuyết về Dragon Age là The Calling và The Stolen Throne đều do bộ óc siêu việt này viết nên.
Ngày Gaider bước chân vào BioWare, hãng làm game lúc này mới chỉ có khoảng 60 đến 70 nhân viên cho tất cả các dự án. Vì thế, không chỉ viết nội dung kịch bản cho game, David còn được tiếp xúc nhiều trong lĩnh vực thiết kế. Đến với nghiệp game một cách tình cờ, khi ấy nhà thiết kế này còn đang làm việc trong khâu dịch vụ ở một khách sạn.
Trong thời điểm này, hãng BioWare đã thực hiện được bản Baldur’s Gate I, và một trong những nhà thiết kế game lâu năm nhất ở BioWare là ông James Ohlen mong muốn tuyển thêm những người có hứng thú với việc viết lách về game. James đã nói với các đồng nghiệp lúc ấy của mình rằng, nếu họ biết một ứng cử viên nào đạt được các tiêu chí đã đề ra thì hãy cho ông biết.
May mắn một cách ngẫu nhiên, một người bạn của David Gaider lúc này đang làm việc tại BioWare và lập tức liên tưởng ngay đến David Gaider. Tuy vậy, lúc bấy giờ David chưa hề có ý niệm nào về việc phát triển game. Ông thậm chí còn chưa từng chơi qua Baldur’s Gate I của BioWare.
Baldur’s Gate I.
Nhưng với David, chơi game nhập vai (RPG) qua mail ngày ấy đã trở thành một thú vui giúp ông gắn bó cùng những người bạn của mình. Thế nên, dù chưa từng làm game, David cũng đã có những hiểu biết nhất định. Ông cũng đã từng thực hiện một cuốn sách phổ biến về luật chơi RPG, và cũng được in ra khá nhiều bản nhưng chủ yếu là để phục vụ niềm đam mê của những người bạn. Và thật tình cờ, cuốn sách này đã đến được tay nhà thiết kế James Ohlen.
Video đang HOT
Rồi một ngày, khi đang làm việc tại khách sạn, David nhận được cuộc gọi mời phỏng vấn của BioWare. Hoàn toàn bất ngờ, khi thực hiện cuộc phỏng vấn thú vị này, Gaider được công ty đề nghị một vị trí khởi điểm trong nghề, với số tiền lương mỗi tháng chỉ bằng một nửa so với công việc hiện tại của ông ở khách sạn.
Như bất kì ai đang phải vât lộn với công cuộc mưu sinh, việc này khiến David không xem trọng công việc làm game cho lắm. Bởi tại sao phải bỏ ngang một công việc ổn định để nhận lấy một vị trí bấp bênh trong lĩnh vực làm game, ngày ấy vẫn còn quá sơ khai. Chưa kể đến số tiền lương thì quá ít ỏi? Nhưng thật may cho những fan hâm mộ của Dragon Age vì câu chuyện của chúng ta đã không dừng tại đây.
Dường như đã có sự an bài của số phận, ngày thứ hai sau đó, khi quay trở lại khách sạn làm việc, David Gaider được người chủ từ Mississauga triệu tập. Tại đây, ông nhận được tin sét đánh rằng công ty quản lí hệ thống gồm vài khách sạn của mình đã bị mua lại bởi một công ty khác. Và họ quyết định thay thế đội ngũ quản lí hiện tại bằng người của họ.
Đây là điều khó tránh khỏi trong nghề khách sạn, bởi những người quản lí cũ có thể có những bất đồng nho nhỏ với công ty mới, hoặc làm nảy sinh ra một số rắc rối tương tự trong vấn đề nhân sự.
Liên tiếp những biến cố bất ngờ xảy ra, nhưng khi bị đẩy chân ra khỏi công việc cũ, David vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng đề nghị làm game của BioWare cũng có vẻ không tồi. Và kể từ đây, sự nghiệp làm game của ông chính thức bắt đầu.
Sau những nỗ lực không ngừng trong công việc, ngày nay, game thủ khi thưởng thức Dragon Age: Origins có thể hay biết rằng, thế giới trong game và nội dung của câu chuyện, những đoạn thoại của các nhân vật, đều có bàn tay của David Gaider trực tiếp tham gia.
Vị trí của ông quyết định trực tiếp đến chất lượng của thương hiệu. Và dù không phải là người mang đến những cách tân mới lạ cho làng game, nhưng những ý tưởng trong thiết kế của David đã ảnh hưởng không nhỏ trong việc tạo dựng thành công cho rất nhiều những tựa game nhập vai danh tiếng của BioWare.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Dragon Age II bị fan phần một chê đủ đường
Sự thay đổi mang tính "casual-hóa" của series Dragon Age khiến cho đối tượng khách hàng của nó là những game thủ ưa thích phong cách nhập vai cổ điển mất dần lòng tin.
Theo lời của Bioware, những thay đổi mà họ đang áp dụng với phần 2 của loạt game nhập vai Dragon Age là để phục vụ cho mong muốn của nhà sản xuất trong việc cải thiện những điểm còn thiếu sót của phiên bản trước và giúp thương hiệu này mang những dấu ấn riêng. Thế nhưng, đó chỉ là họ nghĩ vậy. Các game thủ, đặc biệt là fan của phiên bản Dragon Age: Origins thì lại không hài lòng chút nào với những gì BioWare đang làm.
Trong những thay đổi của Dragon Age II so với Dragon Age: Origins, sự thay đổi rõ ràng nhất của dòng game đó là phong cách đồ họa. Khác với phong cách đồ họa tăm tối và sát thực như ở phần đầu, Dragon Age II có nét màu sắc và hơi hướm hoạt họa hơn.
Theo họa sĩ thiết kế của Bioware, Matt Goldman, sự thay đổi trong phong cách đồ họa của Dragon Age II là điều cần thiết. Những gì được thể hiện qua bản Origins không làm Bioware thật sự thỏa mãn, họ cảm thấy dường như game đang cố gắng nửa vời với đồ họa nửa u ám, nửa kì quái. Thế nên, việc Bioware muốn sửa chữa những lời chê trách của phiên bản trước cũng không phải khó hiểu.
Đồ họa của Dragon Age II ít góc cạnh thô kệch hơn và bắt đầu mang phong cách riêng hơn là mang nét chung chung giống như các tựa game đề tài Dungeon n Dragons thường thấy. Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng với sự thay đổi này, nhất là sự phá cách trong việc tạo hình các nhân vật của Dragon Age II. Mọi người cũng nên nhớ rằng "Dragon Age: Origins là một trong những minh chứng của việc game vẫn có thể thành công kể cả khi có đồ họa tệ" - Joystiq từng nhận xét.
Nếu như trong Dragon Age: Origins, những bộ áo giáp được thiết kế theo kiểu thực tế, thì qua những hình ảnh về áo giáp của Hawke mà Bioware cung cấp, chúng chỉ còn là "những mảnh sắt tạp được chắp vá, tạo nên bởi các khối đa giác thô cứng để nhìn ngầu hơn" - trích lời thành viên trên diễn đàn social.bioware.com.
Bi hài hơn, còn có những lời than trách Bioware khi để thua kém về mảng đồ họa khi so sánh với The Witcher 2, một tựa game RPG của CDProjekt cũng rất hứa hẹn trong năm nay.
Ngay cả nhân vật chính của game cũng khiến nhiều người phải "ngứa mắt". Trong bản Origins, người chơi được bắt đầu với việc lựa chọn nhân vật của mình trong 4 chủng tộc, mỗi chủng tộc gồm 3 class, chưa kể đến xuất xứ của nhân vật cũng khác nhau mỗi lần chơi thì tại Dragon Age II, người chơi bị "khóa" với nhân vật Hawke (chủng Human) với tiểu sử và xuất xứ do Bioware tạo ra, và người chơi chỉ được chọn giới tính và ngoại hình cho nhân vật Hawke này.
Một thay đổi nữa đáng nói là thay đổi trong hệ thống lời thoại của Dragon Age II, khi bỏ phong cách chọn câu truyền thống để sang với hệ thống chọn đại ý như trong Mass Effect.
Để mọi việc đơn giản hơn, game còn "tô vẽ" màu sắc và biểu tượng để người chơi biết ngay câu này sẽ làm NPC cảm xúc gì. Những game thủ "hardcore" lại được dịp than thở rằng tại sao Bioware càng ngày càng hay làm những tựa game RPG bị đơn giản hóa như vậy.
Điều này khiến cho sự tương đồng của hai series Dragon Age II - Mass Effect ngày một rõ rệt. Trong khi đó, hồi năm 2009, Bioware đã chiều lòng cả 2 nhóm người chơi game RPG hai thể loại phức tạp và đơn giản với cặp bài trùng Dragon Age: Origins và Mass Effect 2. Chúng khác biệt và sự khác biệt của mỗi sản phẩm này lại đều mang những ý nghĩa riêng.
Nếu Dragon Age II giống Mass Effect 2 thì thật sự là chúng ta đang có 2 trò chơi nhập vai casual chỉ khác biệt về bối cảnh, các game thủ RPG hardcore lại tiếp tục bị "bỏ đói". Chả trách được tại sao những fan hâm mộ của bản Origins lại "lo sốt vó".
Làm dâu trăm họ thật khó khăn, trong tình thế của Bioware, với Dragon Age II, họ vừa muốn khai thác tiếp "mỏ vàng" Dragon Age, vừa muốn khắc phục những lỗi lầm của phiên bản đầu và tiếp cận với nhiều người chơi hơn. Ấy thế mà kể cả thay đổi lẫn bảo thủ thì họ đều dễ bị chê trách.
Ngày phát hành của Dragon Age II đang ngày một cận kề (tháng 3), chúng ta hãy chờ xem, với những cách tân mà Bioware hứa hẹn liệu có chiều lòng được cả người chơi mới lẫn những fan trung thành không.
Theo PLXH
God of War sẽ có phần chơi mạng? Có thê trong thời gian tới, game thủ sẽ không còn đơn đôc trên chặng đường phiêu lưu của Kratos trong thê giới Hy Lạp thân thoại Giờ đây trong bôi cảnh internet đã trở thành môt phân không thê thiêu của cuôc sông hiên đại, những tựa game chơi đơn thuân túy cũng dân trở nên khan hiêm. Những trò chơi "hiêm...