Đầu xuân về chốn thiêng đất Hồng Lam
Mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng vạn người lại đổ về chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) để dâng hương, hành lễ cầu nguyện cho một năm mới an lành.
Đây cũng là một trong hai chùa Hương nổi tiếng ở nước ta với sự linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên nức tiếng.
Chùa Hương tấp nập khách du lịch những ngày đầu năm
Miền Hoan Châu đệ nhất danh lam
Tọa lạc trên một trong 3 đỉnh đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, chùa Hương Tích được nhiều người biết đến là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng đất này. Hương Tích tự nằm trong quần thể kiến trúc cổ với 3 khu vực chính là Thượng Điện, đền Thiên Vương, am Thánh Mẫu, đặt theo 3 vị trí khác nhau xếp từ thấp đến cao tựa theo sườn núi.
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Hương Tích ở Hà Tĩnh chính là cái nôi của Phật giáo xứ Nghệ, vốn có trước chùa Hương ở Hà Nội cả trăm năm. Cổ tự là nơi thờ Công chúa Diệu Thiện, con gái của Vua Trang Vương nước Sở.
Năm 1885 trong một trận hỏa hoạn, chùa bị thiêu rụi, chỉ sót lại vài công trình kiến trúc đơn lẻ, gạch lát thời Trần, quả chuông thời Lê. Phải đến năm 1901, dưới thời Tổng đốc An -Tĩnh là Đào Tấn đứng ra phát động nhân dân xây dựng lại.
Các công trình kiến trúc như đền, am, chùa hầu hết đều được khởi tạo lại trả về dáng vẻ nguyên xưa. Nhưng tiếc thay Phật Phả và Bia ký của chùa Hương Tích không còn. Bởi vậy mà sử liệu về chùa Hương Tích được khởi công xây dựng vào ngày tháng năm nào không có tư liệu nào ghi lại chính xác, mà dựa trên các phỏng đoán của các nhà nghiên cứu về sau.
Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của Chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Mỹ Đức từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ.
Nói đến Hương Tích, du khách khi đến đây không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của chốn thiêng xứ Hồng Lam. Ngồi thuyền trên bến Hương Tuyền, du khách được cảm nhận một cách nhẹ nhàng, thư thái, chìm đắm trong mây trời xứ Hoan Châu đệ nhất danh lam.
Ngự trên đỉnh Hồng Lĩnh, Hương Tích tự được mây mù và núi rừng ôm trọn lấy, để lộ phần tháp mái thấp thoáng bóng nhỏ, như lên cao cả chục thước. Đường lên chùa Hương nối tiếp những bậc thang mòn dài gần 4.000m, càng lên cao càng dốc và phải trải qua rất nhiều đoạn khó khăn, vách đá khúc khuỷu.
Video đang HOT
Nhưng phải tự thân đi bộ lên hết quãng đường này, người ta mới thấy được trọn vẹn cảnh đẹp của miền tiên cước, của núi non Hồng Lĩnh. Đặt chân lên đỉnh Hương Tích, du khách phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy được toàn bộ không gian, cuộc sống sinh hoạt của người dân bên dưới chân núi cùng trùng điệp những cánh rừng sâu thẳm vừa bí ẩn vừa linh thiêng của miền sơn thủy tâm linh.
Trong Thiên Lộc Huyện Phong Thủy Cổ Chí của Lưu Công Đạo năm 1811 đã mô tả: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am.
Trong am đặt tượng Quan âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái am có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tâm bia vua ban chữ thếp vàng. Một con suối xanh theo bậc đá đi lên, mỗi bước là một phong cảnh khác nhau. Lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.
Vào những ngày đầu năm, chùa Hương là địa chỉ tâm linh thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là người dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị,… Không chỉ nức tiếng với cảnh sắc tráng lệ, hùng vĩ mà nơi đây còn được nhiều người đến vào những ngày đầu xuân năm mới để xin tài lộc, cầu mong điều may mắn đến với bản thân và gia đình bởi sự thiêng liêng nổi tiếng bao lâu nay.
Phát triển du lịch tâm linh
Cùng với chùa Hương ở Hà Nội thì Hương Tích tự cũng tổ chức lễ khai hội vào thời điểm mồng 6 Âm lịch hằng năm, mở màn cho mùa lễ hội xuân tại Hà Tĩnh. Trước ngày khai hội, lượng khách đến với chùa Hương khá đông. Không chỉ những người đi hành hương cầu lễ, khách đến với chùa Hương còn có các gia đình, trẻ nhỏ và nhiều bạn trẻ đi du xuân đầu năm.
Chị Thúy Hiền (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Ngày đầu xuân nên tôi đến chùa Hương để thắp hương cầu xin năm mới bình an, thuận lợi, gia đình khỏe mạnh, công việc hài hòa. Không khí ở đây rất đông vui, nhộn nhịp. Khách du lịch đến với chùa Hương rất đông, năm nào cũng vậy. Họ đến để cầu tài lộc, bình an, sức khỏe”.
Cũng như thường lệ các năm, việc chuẩn bị cho lễ khai hội ở chùa Hương được tổ chức trang nghiêm. Các mâm ngũ quả được 10 đơn vị ở Thiên Lộc chuẩn bị đầy đủ, tại bến thuyền cũng thực hiện theo đúng nghi thức một phong cách văn hóa cổ truyền. Bên cạnh đó, các trò chơi văn hóa – nghệ thuật phục vụ cho phần hội cũng được tổ chức chu tất. Hoạt động xin chữ, cho chữ cũng được tổ chức ở hai bên khu vực chùa nhằm đáp ứng nhu cầu của những ai muốn xin chữ thư pháp đầu năm.
Thầy Đặng Hữu Trình, thầy lễ thuộc Ban Quản lí tại chùa Hương, cho biết: “Nét đổi mới của năm nay đó là thầy trụ trì Thích Quảng Nguyên đã đăng đàn làm đầy đủ mọi thủ tục ở phần lễ hội. Phần lễ theo nghi thức vừa bán cổ vừa bán kim của Phật giáo, còn phần hội là các vấn đề xã hội, có ca hát, trò chơi dân gian,…Tất cả những hoạt động của lễ hội trong năm nay đều được đổi mới, tập trung vào những phần chính với nội dung sâu sắc hơn, đảm bảo văn minh, tiết kiệm nhưng vẫn đa dạng sắc màu tâm linh”.
Các hoạt động được chuẩn bị cho mùa lễ hội khai xuân hằng năm đều rất được chú trọng, mỗi năm lại mang một nét mới gây ấn tượng cho du khách thập phương.
Bởi vậy, Hương Tích luôn là điểm đến thú vị thu hút nhiều gia đình những ngày đầu xuân. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển các hoạt động du lịch tâm linh tại đây, Ban Quản lý chùa Hương cũng đã trang bị thêm tuyến cáp treo và hệ thống xe điện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu du lịch của nhiều người.
Hệ thống cáp treo này được bảo dưỡng hằng năm, Ban Quản lý khuyến khích mở thêm nhiều nhà nghỉ, địa chỉ lưu trú để thuận lợi hơn cho việc phát triển du lịch, đồng thời tiến hành xử lý, dẹp bỏ các quán hàng tự phát, hạn chế tình trạng “chặt chém” du khách, đảm bảo cho một mùa lễ hội xuân Canh Tý diễn ra trọn vẹn, đúng với tiêu chí an toàn, văn minh, tiết kiệm.
Hà Trang
Theo baophapluat.vn
Hàng vạn du khách ùn ùn đổ về Chùa Hương trước giờ khai hội
Trước ngày khai khai hội Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) đã có hàng vạn du khách hành hương, trẩy hội vãn cảnh, lễ chùa đầu năm.
Mặc dù đến mùng 6 tháng Giêng âm lịch chùa Hương mới khai hội, nhưng từ mùng 5 Tết, đông đảo du khách thập phương đã hành hương tìm về lễ Phật.
Hàng trăm chiếc thuyền nối đuôi nhau đưa du khách ngược dòng suối Yến vào khu vực lễ hội.
Được biết, số lượng đò cũng tăng hơn so với ngày thường nên phải mất hơn 1 giờ ngồi thuyền, du khách mới cập bến Trò.
Lối đi từ bến đò lên chùa Thiên Trù và cáp treo lên động Hương Tích chật cứng du khách.
Lối vào động hương tích, dòng người nhích từng bước một để có thể di chuyển do cửa vào động chỉ được 2 hàng, khiến ùn ứ kèo dài.
Ngay trong buổi chiều cùng ngày, đại diện Ban quản lý lễ hội Chùa Hương chia sẻ, lượng du khách trong và ngoài nước về đây đã lên đên gần 10 vạn người.
Quanh đụn gạo giữa động Hương Tích luôn tập trung đông đảo người dân. Theo truyền thuyết phong thuỷ, động Hương Tích là miệng một con rồng lớn, núi Đụn Gạo là lưỡi rồng.
Người dân thắp hương, lễ phật hay xếp hàng để hứng nước tại các nhũ nước để lấy may đầu năm.
Nam thanh niên tranh thủ chợp mắt khi dòng người không thể di chuyển.
Phía bên ngoài, sự mệt mỏi hiện rõ trên gương mặt nhiều người.
Thời gian diễn ra lễ hội Chùa Hương sẽ diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch, cao điểm của lễ hội là từ Rằm tháng Giêng đến 18 tháng Hai Âm lịch.
Thành Nam
Theo nguoiduatin.vn
Chùa Hương và những điều còn ít người biết Chùa Hương là tên gọi dân gian, với một hang động ấn tượng và nổi tiếng - Động Hương Tích - được Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm vinh danh là "Nam Thiên đệ nhất động" Vào thời kỳ ông rời phủ Chúa, viếng thăm các danh lam thắng cảnh trời Nam, đâu đó vào năm 1700, triều Lê Trung Hưng với chế độ...