Đầu xuân ở ngôi chùa làng vùng đất Yaly
Từ khi chùa Phước Lâm được xây dựng, đây còn là không gian để người dân lên chùa kính lạy Tam bảo, nương tựa tâm linh, còn là điểm dừng chân với những bộ trang phục đẹp chụp ảnh lưu niệm trong những ngày xuân mới…
Nhiều người dân tại vùng đất Yaly huyền thoại đã không còn lạ lẫm với tiếng chuông chùa vang lên đầu năm mới ở đây nữa. Từ khi chùa Phước Lâm được xây dựng, đây còn là không gian để người dân lên chùa kính lạy Tam bảo, nương tựa tâm linh, còn là điểm du xuân, chốn dừng chân với những bộ trang phục đẹp chụp ảnh lưu niệm trong năm mới. Nơi này chốn quay về của người dân cả Kinh lẫn Thượng cùng nương tựa nhau hòa chung nhịp sống để cùng vươn lên mỗi ngày.
Ngôi chùa mới mộc mạc
Chùa Phước Lâm là ngôi chùa mới được thành lập và xây dựng, chính điện được lợp bằng mái tôn, nhưng cây cột được xây bằng gạch và không tô trát, toát lên vẻ đơn sơ, mộc mạc. Ngôi chùa nằm giữa những vườn cây cà phê bốn bề đang mùa hoa nở đầu xuân. Hương thơm hoa cà phê hòa trộn với mùi hương trầm khiến nhiều người phương xa đến đây ngây ngất.
Những ngày đầu năm mới Tân Sửu, hàng ngàn người dân ở thị trấn Yaly, cùng các xa Ia Mơ Nông, Ia Nhin, Ia Phí… của huyện Chư Păh (Gia Lai) lại tìm về ngôi chùa này để tịnh tâm, cầu an, cúng Phật. Bà Trần Thị Thêu, Phật tử của chùa Phước Lâm chia sẻ: “Mồng một Tết cha… giờ không còn đúng lắm với người dân thị trấn Yaly này nữa, khi hoạt động đầu tiên của người dân ở đây trong sáng mồng một Tết là đến chùa cầu an. Cả người Kinh và người Thượng đều tìm đến chùa để thấy lòng thanh tịnh hơn.
Sư cô Thích nữ Tịnh Tâm (giữa) cùng chư Ni chùa Phước Lâm
Từ cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, khi nhà máy thủy điện Yaly bắt đầu được chuẩn bị khởi công, thì hàng chục ngàn công nhân xây dựng thủy điện đã về với vùng đất đầy nắng và gió với ngọn thác Yaly huyền thoại, nơi dòng sông Sê San luôn tuôn trào mang theo màu phù sa bazan.
Vùng đất này đã tạo nên những dòng điện hòa vào lưới điện 500kv Bắc Nam. Khi công trình hoàn thành vào năm 1998, có rất nhiều người đã ở lại và sống cộng cư với cư dân Jrai bản địa, tạo nên tình đoàn kết Kinh – Thượng bền chặt mấy mươi năm qua.
Điểm tựa tâm linh của cộng đồng Kinh – Jrai
Video đang HOT
Tuy nhiên, hàng chục ngàn người dân ở đây lại không có một ngôi chùa để bày tỏ lòng thành kính, cũng như mang đến những niềm an ủi về tinh thần. Và rồi, đầu tháng 3-2019, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập chùa Phước Lâm (thị trấn La Ly, huyện Chư Păh). Ngôi chùa hình thành đã thay đổi tập quán sinh hoạt trong đời thường cũng như trong dịp Tết của người dân địa phương.
Sư cô Thích nữ Tịnh Tâm, trụ trì chùa Phước Lâm cho biết chùa Phước Lâm là cơ sở Phật giáo vừa được hình thành cách đây chỉ hơn 2 năm ở thị trấn Yaly (huyện Chư Păh, Gia Lai). Đây là nơi sinh hoạt tâm linh của cộng đồng người Kinh sống quần cư với người Jrai bản địa.
Tôn tượng Đức Quán Thế Âm trong khuôn viên chùa Phước Lâm
Giống như hầu hết các địa phương ở miền Trung – Tây Nguyên, người dân cả Kinh lẫn Thượng ở quanh đây mỗi khi đến chùa không chỉ cầu an cho bản thân và gia đình, mà còn chung tay làm công quả, hoạt động Phật sự, cùng chung tay giúp đỡ mọi người trong cộng đồng vượt qua khốn khó, vượt qua những nỗi ưu phiền trong cuộc sống để từng ngày từng giờ sống tốt đẹp hơn như lời Phật dạy.
Cũng trong thời điểm nhận quyết định thành lập chùa Phước Lâm, Sư cô Thích nữ Tịnh Tâm, chư Ni, Phật tử cùng Ban Hộ tự vui mừng khi kiến tạo đại hồng chung thiêng liêng. Đài tôn trí đại hồng chung trong vườn chùa do một Phật tử người địa phương phụ trách gióng lên từng hồi. Giữa mảnh đất cao nguyên đầy nắng và gió, tiếng chuông chùa hòa lẫn với gió đại ngàn vi vu và vang vọng, hòa trộn với tiếng sóng của dòng Sê San hùng vĩ và ngan ngan hương thơm hoa cà phê nở trong mùa xuân, càng khiến nhiều người ngây ngất.
Dù mới được thành lập, mới được xây dựng và khuôn viên chùa vẫn còn cần nhiều sự tu bổ thêm nhưng Sư cô Thích nữ Tịnh Tâm cùng Ban Hộ tự chùa Phước Lâm vẫn luôn tâm niệm phát tâm hoằng pháp độ sanh tại vùng sâu vùng xa của vùng đất này. Mong rằng các công tác xây dựng chùa và Phật sự tại địa phương ngày càng phát triển làm lợi ích cho nhân dân xa gần.
Top 10 địa điểm hút khách nước ngoài ở TP.HCM
Dựa trên đánh giá của độc giả quốc tế khi tới Việt Nam, trang du lịch Touropia giới thiệu 10 điểm đến hút khách nước ngoài ở TP.HCM.
Chợ Bình Tây là nơi cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng, bao gồm sản phẩm tươi sống và đồ thủ công địa phương. Nơi đây nằm trong khu phố Tàu của TP.HCM với hàng trăm gian hàng. Du khách đến chợ Bình Tây vào sáng sớm có cơ hội thưởng thức các mặt hàng thực phẩm tươi sống, nếm thử nhiều món ngon.
Nhà hát Thành phốđược hoàn thành vào năm 1897, thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Ferret Eugene. Bất kỳ ai muốn xem nội thất của công trình tuyệt đẹp này có thể kết hợp khám phá khi xem biểu diễn tại nhà hát.
Chùa Ngọc Hoànghay chùa Rùa được xây dựng vào năm 1909 bởi cộng đồng người Quảng Đông ở Việt Nam. Khuôn viên ngôi chùa nổi bật với ao nước nuôi rùa. Nơi đây được giới thiệu là một trong những địa điểm thú vị nhất của thành phố. Ngôi chùa nhỏ này thường nhộn nhịp khách và không khí tràn ngập hương thơm.
Khi dự án BitexcoFinancial cao 68 tầng, 262 m được hoàn thành vào năm 2010, công trình này trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam tại thời điểm đó. Nằm trên tầng 49 của tòa nhà, Sky Deck là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng. Tại đây, du khách có thể thưởng ngoạn tầm nhìn 360 độ tuyệt vời ra thành phố và sông Sài Gòn. Tháp Bitexco có 2 nhà hàng trên tầng 50 và 51 cũng cung cấp tầm nhìn đẹp.
Đối với những người đang tìm kiếm trải nghiệm mua sắm và ăn uống tốt nhất ở TP.HCM,đường Đồng Khơỉlà nơi lý tưởng để đến. Con phố này là nơi tọa lạc của những tòa nhà có kiến trúc kiểu Pháp sang trọng, các cửa hàng, khách sạn cao cấp, quán cà phê xinh xắn. Một số công trình kiến trúc nổi tiếng trên con đường này là Nhà hát Lớn, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn và Nhà thờ Đức Bà.
Chợ Bến Thànhcó nhiều gian hàng để du khách có thể mua đồ lưu niệm giá rẻ và đồ thủ công mỹ nghệ. Khu chợ nhộn nhịp này không chỉ dành cho khách du lịch mà còn là nơi người dân địa phương mua sắm. Chợ Bến Thành được xây dựng vào năm 1870 cũng là một nơi hấp dẫn để thưởng thức các món ăn đường phố Việt Nam.
Bưu điện Trung tâmlà một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất của TP.HCM. Nơi đây được xây dựng từ năm 1886. Tòa nhà gây ấn tượng bởi trần hình vòm cao, sàn lát gạch đẹp và các bốt điện thoại kiểu cũ. Ngoài ra, các cửa hàng ở đây là nơi du khách có thể mua bưu thiếp và đồ lưu niệm khác.
Nhà thờ Đức Bànằm ở quận 1 được cho là địa danh nổi tiếng bậc nhất của TP.HCM. Công trình này xây dựng từ năm 1863 đến năm 1880 hoàn toàn bằng gạch đỏ nhập từ Pháp. Vào năm 1962, nhà thờ được nâng lên thành vương cung thánh đường.
Dinh Độc Lậphay dinh Thống Nhất là địa danh lịch sử, được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Tới đây, du khách có thể chiêm ngưỡng xe tăng, trực thăng, các phòng được xây dựng theo phong cách cuối những năm 1960, 1970. Ngoài ra, nhiều điểm tham quan thú vị trong tòa nhà 5 tầng này có thể kể đến như tầng hầm boongke hay trung tâm viễn thông...
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranhmở cửa vào khoảng năm 1975. Hầu hết hiện vật trong bảo tàng này đều liên quan đến chiến tranh. Bên ngoài trưng bày các xe bọc thép, pháo và vũ khí bộ binh.
Khám phá ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới Chùa Nanzoin nằm ở thị trấn cổ kính Sasaguri, Fukuoka, là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng không thể bỏ qua ở Nhật Bản. Tượng Phật nằm cao 11 mét, dài 41 mét và nặng khoảng 300 tấn. Chùa Nanzoin thu hút khách thập phương bởi bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới. Bức tượng này có tên...