Đầu xuân, kỵ sĩ “chân đất” đua ngựa gò Thì Thùng
Sáng 18-2 (mồng 9 Tết), hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh Phú Yên đổ về khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia địa đạo gò Thì Thùng (xã miền núi An Xuân, huyện Tuy An, Phú Yên) xem những kỵ sĩ “chân đất” đua ngựa truyền thống.
Tham gia thi thố có 32 kỵ sĩ đến từ 5 xã:
An Xuân, An Lĩnh, An Thọ, An Hiệp và An Cư (huyện Tuy An)
Những chú ngựa tham gia hội đua không được tập luyện thường xuyên và
chuyên thồ hàng hóa, nông sản trên nương rẫy. Tuy nhiên, dưới sự cầm cương mãnh liệt
của các kỹ kỵ sĩ nông dân chân đất, các chú ngựa tung vó phi nước đại
cuốn bụi đỏ bay mù mịt, gây chự thú ý theo dõi của hàng nghìn người dân đến xem
Kỵ sĩ Vũ Hồng Hưng ở xã An Xuân phân trần, được tham gia một lễ hội không chuyên
truyền thống như Hội đua ngựa gò Thì Thùng là niềm vui, hạnh phúc của người nông dân,
quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nên chuyện thắng hay thua không quan trọng
Còn khán giả Nguyễn Đăng Khoa ở thôn Phước Lộc 1, xã Hòa Thành, Đông Hòa (Phú Yên)
phấn khởi nói: “Tôi cảm thấy rất mãn nguyện khi được tận mắt chứng kiến
những pha phi nước rút đẹp mắt và những tình huống bi hài vui nhộn.
Có lẽ những hình này chỉ có ở những cuộc đua như Hội đua ngựa gò Thì Thùng”
Theo ANTD
Xô nhau xin chữ, sờ đầu rùa Văn Miếu
Đã thành thông lệ, những ngày đầu xuân Quý Tỵ, khách du xuân thường đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thắp hương và xin chữ cầu may mắn, đỗ đạt.
Bế con vào... sờ đầu rùa lấy may
Từ chiều mùng 1 Tết, cả trăm người người chen lấn vào bên trong để chờ xin chữ, để xe tràn xuống lòng đường gây cản trở giao thông. Khách du xuân phải vất vả lắm mới có thể đưa xe vào bên trong gửi, số đông còn lại chấp nhận gửi xe ở ngoài với mức giá khá vô lý, đối với xe máy là 20.000 đồng, ô tô từ 50.000 đồng trở lên. Nhiều năm trở lại đây, dù Trung tâm Văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám đã có nhiều biện pháp lập "dải phân cách mềm", trưng biển cảnh báo, cấm ngồi, sờ lên đầu rùa cùng bia tiến sĩ tuy nhiên dù có rào chắn hay cảnh báo, cắt cử cả lực lượng bảo vệ thì du khách vẫn cứ công khai làm trái quy định. Chỉ chờ lúc lực lượng bảo vệ lơ đi vài phút, nhiều du khách tranh thủ "xé rào" nhảy vào để sờ đầu rùa... lấy may.
Nhiều vị phụ huynh dù có con nhỏ cũng bế con nhảy qua rào để chạm bằng được vào bia đá... Tiền lẻ được thả vương vãi trong khu văn bia, nhét cả vào bảng thông tin khiến cho nhiều khách du lịch lắc đầu ngán ngẩm vì không thể đọc được chữ. Sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân đã tạo ra hình ảnh xấu cho quần thể di tích văn hóa đẹp bậc nhất ở đất Hà thành ngày đầu xuân mới.
Theo ANTD
Đổ xô lên núi Thần Đinh cầu an, lấy "nước thánh" Vào những ngày đầu Xuân Quý Tỵ 2013, hàng ngàn du khách thập phương đã đổ xô lên núi Thần Đinh (thuộc khu di tích chùa Non, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) để dâng hương, cầu an và lấy "nước thánh". Khu di tích chùa Non, núi Thần Đinh là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với du khách....