Đầu xuân khám phá vẻ đẹp động Nàng Tiên
Những ngày đầu xuân năm mới, động Nàng Tiên (thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, Bắc Kạn) thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Động Nàng Tiên là hang đá tự nhiên ăn sâu xuống lòng núi khoảng 60m, độ cao trong động khoảng từ 30-50m. Đến với động Nàng Tiên du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ với nhiều nhũ đá, cột đá đẹp mắt. Xung quanh động có nhiều hang ngách nhỏ có chiều sâu hàng chục mét, tạo cảm giác huyền bí và thơ mộng.
Thời gian qua, huyện Na Rì đã đầu tư làm đường vào lòng động, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng… để khai thác tiềm năng du lịch, song vẫn đảm bảo giữ nguyên nét hoang sơ của động.
Một số hình ảnh của động Nàng Tiên:
Lối vào động.
Video đang HOT
Xung quanh động có nhiều hang ngách nhỏ.
Càng đi sâu vào trong càng có nhiều ngọn nhũ đá kỳ lạ, huyền bí.
Những nhũ đá với hình thù phong phú, sinh động trong động Nàng Tiên.
Khám phá nét hoang sơ của thác Liêng Puh Pêt
Trung tuần tháng tư vừa qua, thác Liêng Puh Pêt thuộc xã Krông Nô (huyện Lắk) đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Cùng với hang đá Ba Tầng, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng đối với những du khách thích trải nghiệm và tìm hiểu lịch sử, văn hóa địa phương.
"Bãi biển mi ni" giữa lòng thị xã Ayun Pa, Gia Lai
Nằm ở độ cao 776 m đến 861 m so với mặt nước biển, thác Liêng Puh Pêt (thác Ba Tầng) thuộc địa phận hành chính xã Krông Nô (huyện Lắk) được bắt nguồn từ những mạch nước ngầm theo khe đá trên đỉnh núi và hợp lưu tạo thành dòng thác nguyên sơ, hùng vĩ. Thác gồm có ba tầng nằm ẩn mình giữa rừng cây cổ thụ và hệ sinh thái rừng thưa, cây lá kim.
Người dân địa phương ngắm cảnh đẹp của thác Liêng Puh Pêt.
Tầng thứ nhất nằm ở độ cao 776 m so với mặt nước biển, giữa dòng có một tảng đá lớn ngăn đôi - người dân địa phương gọi đây là hang ếch bởi đây là nơi trú ngụ của rất nhiều ếch mỗi khi mùa mưa đến. Tầng thứ hai có độ cao 803 m, gồm nhiều bậc đá khác nhau, mùa mưa nước đổ mạnh qua các tảng đá nên nước bay trắng xóa. Tầng thứ ba - là thượng nguồn của thác Liêng Puh Pêt - nằm ở độ cao 861 m, tầng này có tảng đá lớn, hình thù giống như một con trâu với thân hình to lớn, khỏe mạnh. Tương truyền rằng, vào một năm trời hạn hán kéo dài, nguồn nước trên các con sông, dòng suối khô cạn khiến mùa màng thất bát, mọi người đói khổ. Để cầu xin Yàng (thần linh) ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng buôn Yông Hắt, xã Krông Nô đã tổ chức Lễ cúng cầu mưa, lễ vật là một con trâu được nặn từ sáp ong và nhiều vật tế khác như gà trống sống, rượu cần, thịt heo, một con vịt và một con dê để tế thần linh. Tất cả các lễ vật được đặt trên một tảng đá lớn nằm giữa dòng thác khô cạn... Khi các nghi thức của lễ cúng được thực hiện xong, bỗng nhiên con trâu nặn bằng sáp ong từ từ tan ra và rồi tảng đá đặt lễ vật ấy cũng biến đổi giống hình dạng một con trâu lớn, cùng lúc đó trời đổ mưa xuống, dòng thác lại tuôn trào. Dân làng vô cùng vui mừng, họ tin rằng thần linh đã nghe thấy những lời cầu khấn của họ. Về sau, dân làng buôn Yông Hắt luôn truyền tai nhau về tảng đá chứa đựng "hồn trâu" linh thiêng - vật gắn kết với thần linh, luôn che chở, bảo vệ, đem đến ấm no, hạnh phúc cho buôn làng.
Theo lời kể của già làng Ama Liêm (Y Krang Ndu), buôn Phi Dih Ja B, xã Krông Nô, huyện Lắk: "Thác Liêng Puh Pêt (Liêng - Pu - Pêt) là cách gọi của đồng bào M'nông Gar từ xưa cho đến ngày nay. Theo tiếng M'nông: Liêng có nghĩa là thác có tảng đá lớn, Puh nghĩa là con trâu, Pêt có nghĩa là nặn, khắc".
Đến với thác Liêng Puh Pêt du khách sẽ được trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, đó là hành trình cuốc bộ chừng 2 km từ chân núi lên đỉnh thác, một cảm giác hồi hộp khi băng qua những tảng đá với đủ loại hình thù to, nhỏ. Điều đặc biệt trên dọc hành trình lên đỉnh thác đều có dòng nước đổ từ thượng nguồn về, đây cũng là điểm dừng nghỉ lý thú đối với du khách. Thác Liêng Puh Pêt còn gắn với Di tích hang đá Ba Tầng, một trong những điểm hoạt động cách mạng nằm trong vùng căn cứ phía Nam H10 - Lắk. Thời chiến tranh, nơi đây là địa điểm trú ẩn của đồng bào M'nông ở ba buôn gồm: Liêng Krắk, Yông Hăt và buôn Dột Rpưl (nay là buôn Trang Yôk) khi bị địch ném bom, càn quét. Đây cũng là nơi ghi dấu những trận chiến đấu quyết liệt giữa Tiểu đội du kích A1 - H10 với đại đội Mỹ - ngụy trong chiến dịch An Lạc khi địch đánh phá vùng căn cứ B5, Khu 6 từ năm 1962 - 1963.
Du khách men theo đường mòn khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn Lắk để đến tham quan thác Liêng Puh Pêt.
Tháng 10/2021 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Lắk tổ chức hội nghị thống nhất tên gọi và khoanh vùng các khu vực bảo vệ danh lam thắng cảnh thác Liêng Puh Pêt. Với diện tích khoanh vùng của di tích khoảng 13 ha, trong đó, khu vực bảo vệ 1 là 2 ha, và khu vực bảo vệ 2 là 11 ha. Cuối tháng 11/2021, danh lam thắng cảnh thác Liêng Puh Pêt được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lắk Nguyễn Anh Tú, thác Liêng Puh Pêt đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh vừa qua là niềm vinh dự, tự hào, nhưng cũng là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc huyện Lắk trong việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Đây cũng là căn cứ để địa phương lập quy hoạch, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch dịch vụ, tham quan, nghỉ dưỡng. Thác Liêng Puh Pêt là di tích thứ 21 được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh. Ngoài di tích thác Liêng Puh Pêt, huyện Lắk còn được biết đến với những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Lắk, thác Bìm Bịp, Biệt điện Bảo Đại, buôn cổ M'liêng, rừng đặc dụng Nam Ka. Đây là những di sản tiềm năng để khai thác, phát triển các mô hình, sản phẩm du lịch ở địa phương trong nhiều năm qua và trong tương lai.
Chiêm ngưỡng hang đá 'khủng' đón Giáng sinh ở Nghệ An Chào đón Noel, Giáo xứ Kẻ Gai (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) dựng hang đá 'khủng' với nhiều tiểu cảnh, thu hút khách đến tham quan. Chào đón lễ Giáng sinh 2023, bà con giáo dân Giáo xứ Kẻ Gai (xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) dựng hang đá có chiều dài hơn 100m, cao 25m. (Ảnh: Phạm Tâm). Theo các...