Đầu xuân đi chợ… choảng nhau!
Mỗi năm một lần, hàng ngàn người dân xứ Thanh nô nức tham gia phiên chợ Chuộng đầu xuân. Điều kỳ lạ của phiên chợ là năm nào cũng có ẩu đả, đánh nhau. Người dân tâm niệm, năm nào có đánh nhau thì năm ấy mới làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu.
Như thường lệ, cứ đến sáng mồng 6 Tết Âm lịch hàng năm, chợ Chuộng lại được họp trên một bãi đất bồi ven đê sông Hoàng thuộc xóm Giang của xã Đông Hoàng (Đông Sơn). Đây là nơi giáp ranh giữa 3 huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa và Triệu Sơn và thu hút khá đông người dân và du khách thập phương tham dự.
Với người dân nơi đây, đến tham gia phiên chợ Chuộng đầu năm họ sẽ trút bỏ những xui xẻo và gặp được nhiều may mắn trong năm mới. Cũng vì vậy, mà ông bà xưa vẫn truyền miệng nhau: “Chết bỏ con, bỏ cháu/Sống không ai bỏ mồng 6 chợ Chuộng”, họ tâm niệm, nếu ai bỏ lỡ phiên chợ Chuộng thì cả năm ấy làm ăn thất bát, gặp nhiều rủi ro. Như thành một phong tục, cứ mồng 6 Tết, già trẻ, gái trai khắp nơi trong vùng lại tìm đến chợ Chuộng để cầu may. Con cháu ở xa về ăn Tết vẫn thường nán lại đi phiên chợ.
Năm nay tiết trời tại Thanh Hóa khá lạnh giá và có mưa phùn, tuy nhiên không vì thế mà chợ Chuộng thưa thớt người. Từ sáng sớm, phiên chợ đã tấp nập người ra vào, càng về trưa lại càng đông. Chợ không buôn bán những hàng hóa đắt giá gì ngoài những món ăn hay đồ chơi dân gian do người dân tự làm ra. Chợ Chuộng còn là nơi họ gặp nhau tâm tình, trò chuyện đầu năm, mọi người quây quần thưởng thức những món bánh, bát phở hay mua một vài món đồ chơi dân gian tặng nhau.
Ngày này cũng là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu thảo đồi với cha mẹ, ông bà. Bởi vậy sau mỗi phiên chợ người ta thường mua bánh hay trái cây ngon nhất về biếu ông bà và chuẩn bị thức ăn cho bữa trưa ấm áp, quây quần bên gia đình.
Một điều đặc biệt nhưng không lạ ở phiên chợ là năm nào cũng có xô sát, đánh nhau giữa thành niên vùng này với vùng khác. Chợ Chuộng là nơi mà người ta có thể chứng kiến cảnh trai gái đuổi đánh nhau công khai hay cảnh những tốp thanh niên cầm trên tay túi cà chua hay trứng thối ném vào thanh niên làng khác.
Tuy nhiện, những năm gần đây chợ Chuộng đang dần biến tướng trở thành nơi “giải quyết” thù hằn, mâu thuẫn. Trao đổi với PV, ông Lê Đức Bạn, Trưởng công an xã Đông Hoàng , huyện Đông Sơn cho biết: “Phiên chợ Chuộng ở đây có nguồn gốc từ xa xưa và do người dân tự phát họp. Mấy năm gần đây chợ xảy ra rất nhiều vụ ẩu đả, đánh nhau nghiêm trọng khiến chính quyền địa phương phải huy động hết anh em làm công tác bảo vệ an ninh phiên chợ”.
Tại những khóc khuất của chợ, cứ gần tan tầm cảnh những toán trai làng này với trai làng khác rượt đuổi đánh nhau công khai, những trận “mưa đá” khiến không ít người đi chợ cũng bị vạ lây. Khi hỏi về nguyên nhân, một nhóm thanh niên xã Đông Hoàng chia sẻ thẳng thật: “Nếu trai làng ở địa phương này với địa phương khác có thắc mắc, thù hằn gì thì cứ “để dành” đến mồng 6 chợ Chuộng rồi giải quyết”. Thế nên, nhiều người đã lợi dụng điều đó để giải quyết những mâu thuẫn, thù hằn cá nhân.
Khi chúng tôi tỏ vẻ hơi lo lắng vì người ở xa về chơi chợ Chuộng thì anh Hùng, một thanh niên Thiệu Lý cười nói: “Các anh an tâm, tuy là chợ đánh nhau nhưng không ai đánh người lạ đâu. Chủ yếu là thanh niên mấy làng lân cận có mâu thuẫn từ lâu nên năm nào cũng xảy ra đánh nhau”.
Càng về trưa, khi phiên chợ đang dần tan người thì những vụ đánh nhau càng nhiều, tập trung ở ven bờ sông. Dù trời lạnh buốt nhưng không ít thanh niên phải lao mình xuống sông để thoát cảnh rượt đuổi nhau. Theo lời kể lại của nhiều người dân, những năm trước cũng đã xảy ra chết người.
Về nguồn gốc của phiên chợ Chuộng, cụ Thành, một cao niên xã Thiệu Lý nhớ lại: “Vào thời Lê, đúng vào ngày mồng 6 Tết, có một vị tướng bị giặc đuổi chạy qua đây, để tránh bị địch phát hiện, vị tướng ra lệnh quân sỹ cùng dân làng họp chợ. Khi quân địch đến tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, không đề phòng, cảnh giác. Lúc vị tướng phát lệnh dân làng tấn công, quân địch bất ngờ không kịp trở tay và bị giết sạch. Và cũng từ đó, cứ mồng 6 Tết người dân lại nô nức đến chợ để tưởng nhớ vị tướng có công giúp dân giết giặc”.
Khoảng 11h trưa khi gần tan phiên chợ, cảnh thanh niên các làng rượt đuổi đánh nhau càng nhiều hơn. Một nhóm thanh niên xã Thiệu Lý tiếp tục chặt thêm gậy tre cùng với dao, kiếm đã chuẩn bị sẵn để “phòng thân” những trận vây đánh lúc tan chợ.
Bên kia sông, nhóm thanh niên huyện Triệu Sơn cố thủ ở cầu sông và sẵn sàng “tiếp khách”. Cuối chợ liên tục xảy ra tình trạng đánh lộn, trong đó nhiều toán thanh niên dùng dao kiếm đuổi đánh nhau, nhiều người phải bơi qua sông về để mong thoát nạn.
Video đang HOT
Ông Bạn cũng cho biết thêm, mặc dù đã kiểm soát hết sức chặt chẽ và thu giữ vũ khí của thanh niên mang theo từ cổng chợ nhưng vẫn không tránh khỏi những vụ ẩu đả bất ngờ xảy ra.
Những hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại phiên chợ Chuộng năm Nhâm Thìn:
Cà chua và táo là hai thứ không thể thiếu tại phiên chợ Chuộng.
Một cô gái phát khóc vì bị ném quá nhiều cà chua và trứng vào người.
Và nhóm thanh niên làng rượt đánh nhau.
Món bánh đa gấc là đặc trưng của vùng quê.
Đi chợ mua rau chuẩn bị cho bữa trưa họp gia đình sau phiên chợ.
Toàn cảnh phiên chợ Chuộng với hàng ngàn người tham gia.
Cây cầu tạm bắc qua sông giữa huyện Triệu Sơn và Đông Sơn để người dân qua chợ.
Màn ném cà chua, táo luôn sôi động tại phiên chợ.
Chợ càng về trưa càng đông người và cũng là lúc những vụ xô xát nhau bắt đầu diễn ra nhiều.
Theo Dân Trí
Bất ngờ: Thưởng Tết của "ăn mày" cao nhất cả nước?
Trong khi các đơn vị, doanh nghiệp đang đau đầu với mức thưởng Tết thời khủng hoảng kinh tế thì trong tháng "củ mật" là dịp bội thu của cánh ăn mày.
Những tưởng thưởng Tết của nhóm "đại gia" như: Ngành ngân hàng, điện lực, dầu khí, doanh nghiệp ăn nên làm ra sẽ có mức thưởng Tết từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu đồng đã là "khủng" lắm rồi. Nhưng ít người tin và nghĩ rằng, "lương" cộng với "thưởng" trong dịp Tết của cánh ăn mày được xếp vào nhóm được thưởng cao nhất cả nước(!?).
Người làm "nghề" ăn mày "thưởng" Tết cao nhất cả nước?
Nghe có vẻ khó tin, nhưng trên thực tế dịp áp Tết là lúc thời điểm ăn mày bắt đầu nở rộ và đang kiếm bộ thu trong dịp này. Bởi, với ngày thường họ chỉ có thể nhận được sự thương cảm của mọi người là những đồng tiền lẻ, một vài nghìn đồng. Nhưng những ngày áp Tết, thường mọi người túi luôn rủng rỉnh gồm các khoản tiền lương, thưởng nên cũng chẳng tiếc gì "bố thí" cho cánh ăn mày một vài chục nghìn, thậm chí, tiền trăm với những người lắm của nhiều tiền vẫn ngày ngày đi vào nơi ăn chơi "đốt tiền" tiêu khiển thì tính toán làm chi cho mệt đầu?.
Vậy là những ngày cuối năm, cánh ăn mày sẽ tìm mọi cách, hình thức để lân la tiếp cận từ các ngõ ngách đến những nơi sang trọng, nơi tập trung đông người qua lại. Điều này cũng dễ hiểu bởi tâm lý, đạo lý và nghĩa cử cao đẹp luôn đồng hành cùng truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Cả năm có thể đi đâu cũng được, nhưng dịp Tết đến, Xuân sẽ là ngày đoàn viên, chờ mong của mỗi gia đình. Và cái không khí đầm ấm, tràn ngập niềm vui ấy chắc hẳn mọi người cũng muốn san sẻ với những kẻ khốn khổ, những người ăn xin khi năm hết hết, Tết đến.
Cánh ăn mày bội thu trong dịp lễ, Tết
Vì thế, cánh ăn mày dịp này xuất hiện nhiều hơn với đủ mọi vẻ, muôn sắc thái, lứa tuổi. Tích tiểu thành đại, những đồng tiền được người ta "bố thí" cho cánh ăn mày sẽ lớn đến mức bạn không thể tin được, đó không phải là chuyện bịa mà lại thực. Theo con số thống kê, khảo sát chưa đầy đủ của chúng tôi, một ngày thường trung bình có thể xin được vài trăm nghìn đồng. Nhưng những ngày lễ, Tết, con số đó sẽ tăng gấp vài chục lần, có khi hàng trăm lần cũng nên.
Chẳng hạn như hồi đầu năm nay, tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM phối hợp với Công an phường Phước Long A (quận 9 - TP. HCM) đưa một gia đình 3 người đi ăn xin về đây, khiến các cán bộ có mặt đều bất ngờ. Số tài sản mà mẹ con nhà ăn mày này sở hữu gồm có hơn 72 triệu đồng tiền mặt, 1 đồng hồ, 1 dây chuyền, 3 chiếc nhẫn và 2 bông tai vàng, tổng trị giá ước tính trên 100 triệu đồng. Cũng theo nhóm đối này, dịp trước Tết có thể sẽ được nhiều tiền hơn vì gần như xin mọi người đều ít nhiều cho cả.
Những "Top ten" thưởng Tết thử so sánh với dân ăn mày xem sao?
Với con số đáng kinh ngạc này, nếu ta giả sử sẽ có khoảng 100 trường hợp như vậy (chưa nói đến số lượng cụ thể, chính xác các đối tượng đi hành khất là bao nhiêu nhưng sẽ nhiều hơn rất rất nhiều) thì số tiền mà những người ăn mày được hiểu như một khoản "lương" và "thưởng" trong dịp Tết sẽ lên đến tiền tỷ Việt Nam đồng là hoàn toàn có thể...
Như vậy, so sánh với thưởng Tết của nhóm "đại gia" như: Ngành ngân hàng, điện lực, dầu khí, doanh nghiệp... ăn nên làm ra của ngành điện lực năm 2012 khối văn phòng tầm khoảng 30 triệu đồng, rồi một số ngân hàng trong năm 2011, thưởng Tết Dương lịch tại ngân hàng này từ 10-70 triệu đồng thì thưởng tết của cánh ăn mày cũng chẳng thua kém gì.
Theo Giáo Dục VN
"Cát tặc" xứ Thanh lại lộng hành Tình trạng khai thác, tập kết cát trái phép ven sông Mã diễn ra công khai trắng trợn như thách thức các cơ quan chức năng, nhất là Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa. Cách trung tâm TP Thanh Hóa chưa đầy 2 km, tại thị trấn Tào Xuyên, huyện Hoằng Hóa, luôn ồn ào với tiếng máy nổ của những...