Đau xót trước hành vi “xin” cracker Trung Quốc bẻ khóa 7554
Như vậy là 7554 – Điện Biên Phủ đã trải qua 3 ngày đầu tiên kể từ khi chính thức phát hành. Đây là dấu mốc cực kỳ quan trọng của ngành công nghiệp trò chơi nước nhà nói chung và ngành phát triển game Việt nói riêng.
Tuy nhiên, theo trao đổi với đại diện Emobi Games thì doanh số bán ra của 7554 sau 72 giờ đồng hồ đầu tiên không được như mong đợi. Cụ thể ngày đầu trò chơi chỉ tiêu thụ được khoảng 2.000 bản (kể cả số mua trực tiếp lẫn đặt hàng qua mạng), thậm chí 2 ngày cuối tuần cũng chỉ bán được thêm 4.000 đĩa.
7554 có doanh thu khá thấp sau 3 ngày đầu lên kệ.
“Chúng tôi sẽ không triển khai thêm chiến dịch quảng bá nào cho 7554 nữa”, ông Nguyễn Tuấn Huy, trưởng dự án 7554 chia sẻ. Như vậy có nghĩa là studio trông đợi hoàn toàn vào những đợt quảng bá thời gian qua, cùng với ý thức nơi game thủ Việt Nam.
Thế nhưng, mọi chuyện còn trở nên phức tạp hơn nữa khi mới đây xuất hiện một số cá nhân cố tình sang website của các nhóm chuyên bẻ khóa game nước ngoài để “xin” họ crack 7554. Cụ thể đối tượng được nhờ vả là nhóm 3DM, một nhóm cracker gốc Trung Quốc.
Không thể nói gì hơn với những hành vi như thế này.
“Tôi tới từ Việt Nam, game này giá bán 50 USD. Người nghèo chúng tôi không đủ khả năng mua nó, hy vọng Trung Quốc sẽ giúp chúng tôi crack 7554, cảm ơn rất nhiều”, đó là dòng chữ hiển hiện rõ ràng trên website của nhóm 3DM. Những người này đã cố tình nói sai giá bán ra của trò chơi để tăng tính thuyết phục.
Theo đa phần ý kiến gamer, họ cảm thấy đau xót và bất lực khi tâm lý xài đồ “chùa” vẫn còn quá mạnh trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam. Thậm chí theo đồn đại thì bản crack 7554 đã xuất hiện, thực hư chuyện này ra sao còn chưa rõ ràng.
Video đang HOT
Bức thư của một game thủ gửi nhóm 3DM xin đừng crack 7554.
“Nếu như sản phẩm này thất bại sẽ dẫn đến nhưng chướng ngại vô cùng khó, nó là mốc đầu tiên mà lại bị phá hoại một cách vô ý thức: sẽ ko có các studio khác mọc lên để xây dựng thị trường này, VN sẽ dần tụt hậu ở lĩnh vực IT vì game cũng là dạng lập trình và đòi hỏi chuyên môn cao, phối hợp tốt…”, một thành viên trên diễn đàn GameVN nhận định.
Đứng trước vấn nạn trên, một game thủ còn cất công gửi cả bức thư bằng tiếng Anh tới nhóm 3DM với mục đích khuyên họ đừng nên bẻ khóa 7554, đồng thời tố cáo hành vi nói sai sự thật của một số cá nhân về giá bán sản phẩm này.
“Xin đừng bẻ khóa trò chơi này để hướng đến một tương lai cho ngành game ĐNÁ…”, chủ nhân bức thư khẩn thiết nói.
Theo Game Thủ
Những nghịch lý đau xót của làng game Việt
Chúng có thể lạ lùng và khá hài hước, nhưng ẩn giấu nỗi buồn lớn dành cho game thủ nội địa.
Thị trường game online Việt là một trong những thị trường lạ lùng nhất thế giới, chúng ta không giống ai về nhiều mặt, điều đáng buồn là phần lớn các khác biệt trong số đó lại đi theo chiều hướng tiêu cực.
Mặc dù không vui vẻ gì nhưng game thủ nước nhà vẫn phải bằng lòng với nhiều điều chướng tai gai mắt, âu cũng vì chúng phản ánh đúng tính chất của thị trường nội địa. Hãy cùng điểm lại một vài bằng chứng cho thấy khẳng định trên là chính xác.
Phát triển... ngược
Nếu như thị trường game online ngoại ngày càng tiến xa với những đầu game vượt trội cả về đồ họa lẫn gameplay so với cách đây 2, 3 năm, thì điểm lại những sản phẩm được mua về Việt Nam lại đang... đi ngược dòng lịch sử. Điều này được thấy rõ ràng khi số lượng game 2D, 2.5D trong năm 2010 và 2011 chiếm đến 90% tổng sản phẩm nhập nội.
Trong khi thế giới sục sôi với các công nghệ mới, gamer Việt vẫn đổ xô vào các game 2D cũ kỹ.
Thậm chí, trong khi làng MMO quốc tế sục sôi với hàng loạt dự án bom tấn, ngày càng đẹp và tinh tế như CACK, Tera, Blade & Soul thì sau 10 năm phát triển, làng MMO Việt đang trở lại với thời kỳ vàng son của... webgame. Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới lại có nghịch lý buồn cười và lạ lùng đến thế.
Vẫn biết lý do khách quan dẫn đến việc các NPH không dám mua game "đỉnh" về nước là vì thị hiếu cũng như nền tảng cấu hình máy trong nước còn nghèo nàn, thế nhưng nếu cứ mãi sợ sệt thế này thì chắc tới năm 2020 chúng ta vẫn chẳng khác gì hôm nay.
Vẫn chưa phân biệt được game online và offline
Đối với phần đông game thủ nước nhà, việc nhìn nhận đâu là game online và đâu là game offline khá dễ dàng. Thế nhưng trên mặt bằng xã hội thì lại khác, hầu hết mọi người đều tưởng rằng chúng... chỉ là một. Chẳng thế mà nảy sinh nhiều chuyện dở khóc dở cười như gán GTA, Manhunt (và thậm chí cả các sản phẩm của Illusion) cho game online.
DotA vẫn hay bị nhầm lẫn với MMO.
Một thể loại giải trí đã tồn tại một thập kỷ nhưng vẫn bị hiểu sai lệch như vậy đúng là chuyện lạ lùng. Thậm chí nói không ngoa, ngay cả nhiều người chơi game cũng chưa chắc đã phân biệt được sự khác nhau giữa MMO và game offline. Đây là hậu quả của quá trình phát triển quá nhanh của thị trường, chỉ đi vào lượng mà quên chất, bản thân gamer không được trang bị kiến thức nền.
Nói không đi đôi với làm
Đây là điều dễ nhận thấy nhất trong phần đông gamer Việt Nam, nhất là khi nói về vấn đề thị hiếu. Đã từ lâu chúng ta không còn lạ gì với những lời ca thán từ phía cộng đồng rằng các NPH chỉ biết nhập về game kiếm hiệp Trung Quốc "rẻ tiền" mà quên đi mảng MMORPG đỉnh cao thế giới.
Thế nhưng với thất bại ê chề của Granado Espada, Atlantica và đặc biệt là Runes of Magic, tất cả đều phải công nhận một điều rằng khi game chưa về nước thì giới trẻ rất hồ hởi, tán tụng ngất trời hoặc khẳng định mình sẽ gắn bó mãi mãi, và rồi mọi chuyện quay ngoắt 180 độ chỉ sau vài tháng chứ chưa tới 1 năm.
Biểu hiện "lời nói không đi đôi với việc làm" tiếp tục thể hiện khi phong trào bài xích auto trong game online được ủng hộ mạnh mẽ, thế nhưng nếu NPH nào trót dại loại bỏ yếu tố này thì chắc chắn không sớm thì muộn trò chơi cũng đóng cửa. Lý do đơn giản là vì không có auto làm sao đủ sức để "cày"?
Sẵn sàng bằng lòng với dịch vụ tồi tệ
Bên cạnh việc nói không đi đôi với làm, game thủ Việt còn nảy sinh một nghịch lý khác là sẵn sàng bằng lòng với dịch vụ tồi tệ, đơn cử như một số MMO dù bị hack triền miên, vào room có 10 người thì 9 hacker nhưng tất cả vẫn rất... vui vẻ gắn bó ngày qua ngày. Thậm chí nhiều món item chất lượng thấp, chỉ sơn phết vỏ ngoài cho lòe loẹt cũng moi được tiền của họ một cách dễ dàng.
Suy cho cùng, chính yếu tố độc quyền và sự si mê thái quá của khách hàng đã dẫn đến điều lạ lùng như trên. Nhiều game thủ dù ban đầu ghét cay ghét đắng dịch vụ tồi tệ, nhưng sau quá nhiều năm tháng phải sống chung với nó, họ bắt đầu bão hòa và tự bằng lòng với thực tại sống chung với lũ.
Cá biệt, nhiều cộng đồng vì quá yêu game nên dễ dàng bị NPH "cho ăn quả lừa". Chẳng thế mà không ít lần game sắp đóng cửa là một loạt event nạp tiền được tung ra để vơ vét, đau xót thay, họ vẫn vơ vét được nhiều.
Cày quên cả... danh tính NPH
Điều này đã nhắc đến nhiều lần, rất nhiều tựa game đang tồn tại trên thị trường MMO Việt Nam không rõ tên tuổi NPH là ai, tuy vậy game thủ vẫn lao vào cày kéo bất chấp tất cả. Nhiều người đến khi gặp sự cố, mất đồ mất account mới tá hỏa vì không biết gọi điện đến đâu mà phản ánh.
Say mê cày kéo mà không cần quan tâm đến danh tính NPH.
Thông thường các MMO như trên sẽ bị liệt vào dạng máy chủ lậu, tuy nhiên hiếm có máy chủ lậu nào trên thế giới lại quảng bá rầm rộ như trong nước. Thậm chí có game còn... tuyển xong cả người đại diện, nghịch lý này chắc chắn chỉ có tại dải đất hình chữ S mà thôi.
Còn bạn, bạn nêu ra được thêm nghịch lý nào nữa không?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Prey 2 và bài học đau xót về văn hóa trong game Việc phần 2 của loạt game này bỏ đi hình ảnh nhân vật chính là người dân tộc thiểu số của Mỹ có thể tốt cho mặt marketing. Tuy nhiên, nó lại "tình cờ" bỏ qua một mảnh ghép không nhỏ của văn hóa và lịch sử. Mới đây, Bethesda Softworks đã công bố những thông tin đầu tiên về dự án Prey...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Resident Evil 4 phá kỷ lục doanh thu của Capcom, trở thành tựa game nhanh nhất của IP làm được điều này

HLV KkOma chính thức khép lại drama T1 nhưng Gumayusi - Smash vẫn "chịu trận"

Cơ hội cho các game thủ, nhận ngay tựa game Soulslike chất lượng và loạt trò chơi khác, giá chỉ 2$ mỗi trò

ĐTCL mùa 14: "Đổi gió" với đội hình Gragas Bọ Húc không sợ "đụng hàng"

Từng đạt doanh thu lên tới 11 tỷ trong 1 ngày, tựa game này bất ngờ "bay màu" không rõ lý do

Khai mở máy chủ Phi Long Tại Thiên, Kiếm Thế VNG tung nhiều tặng phẩm quý hỗ trợ tân thủ

Loạt sai lầm của thượng tầng vẫn tác động nặng nề đến T1

Nhận miễn phí hai tựa game giá trị, tổng tiền lên tới gần 400.000 đồng

Xuất hiện thông tin Smash thực sự đã "sụp đổ" sau loạt drama T1 - Gumayusi

Vừa phát hành, tựa game này đã bùng nổ trên Steam, hơn 120.000 người chơi cùng lúc

Bom "xịt" có giá 1,2 triệu trên Steam bất ngờ cho chơi thử miễn phí, game thủ vẫn ngần ngại xuống tiền

Vừa mở đăng ký được 1 ngày, bom tấn nhà NetEase đã ghi nhận hơn 30 triệu lượt đặt trước?
Có thể bạn quan tâm

Tình cảnh đáng thương của Kỳ Hân vợ Mạc Hồng Quân sau vụ gãy chân vì chơi pickleball
Sao thể thao
09:01:09 27/04/2025
0h tại TP.HCM: Nhiều người "cắm trại" xuyên đêm, háo hức chờ xem tổng duyệt diễu binh, diễu hành sáng 27/4
Netizen
08:57:27 27/04/2025
Lễ khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô năm 2025
Du lịch
08:51:33 27/04/2025
Ông Tập Cận Bình kêu gọi tự chủ trong phát triển AI giữa lúc cạnh tranh Mỹ
Thế giới
08:44:48 27/04/2025
Xe số 110cc giá 21 triệu đồng chất lượng ngang Future, RSX, rẻ như Wave Alpha
Xe máy
08:32:24 27/04/2025
Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc
Lạ vui
08:19:43 27/04/2025
7 nàng công chúa đẹp nhất Hàn Quốc: Park Min Young chỉ đứng thứ 5, hạng 1 nhan sắc đúng chuẩn sách giáo khoa
Hậu trường phim
08:16:33 27/04/2025
Sao Việt 27/4: Huyền Baby tình tứ chồng đại gia, Xuân Hinh ước trẻ lại tuổi 18
Sao việt
08:05:01 27/04/2025
Hơn 10.000 người đặt cọc SUV điện của Mazda
Ôtô
08:01:33 27/04/2025
Có 1 thực tế đang xảy ra trên Top Trending báo hiệu tình hình Vpop hiện nay, nhìn 7/10 vị trí cao nhất mà giật mình!
Nhạc việt
07:57:21 27/04/2025