Đau xót nông dân đổ cà chua ra đường, cho heo ăn
Xót xa trước tin cà chua giá rẻ mạt, nông dân phải đổ bỏ nhiều tấn cà chua ra đường, cho heo bò ăn. Hàng trăm bạn đọc đã có ý kiến…
Anh K” Thiên (33 tuổi, ngụ thôn 2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) đổ bỏ hơn 3 tạ cà chua chín mọng ra lề đường vì không có thương lái tới hỏi mua
Không biết nhà nước quản lí sao? Cà chua thì thì đổ ra đường mà ra chợ thì phải đổ tiền mà mua. Sao cái gì cũng vậy? Tới tay người tiêu dùng giá cao quá, kêu ca quản lý mãi không biết tới bao giờ mới xong… Sinh viên như bọn em khóc. – bạn đọc sinh viên tên Quý bức xúc.
Chính sách đầu ra cho nông dân không có nên rủi nhiều hơn may. Khổ cho nông dân quá! - bạn đọc Nguyễn Hữu Tâm.
Khó hiểu thật… Cà chua rẻ dân phải đổ đi, sao các chợ đầu mối vẫn nhập lượng lớn cà chua TQ? – bạn đọc tên Trường.
Đau xót cho các nông dân, trồng ra sản phẩm rồi phải đổ, bỏ. Trước đây là bắp cải, đậu cô ve, bây giờ là cà chua. Trách ai đây? Trước hết, phải nói đến việc thiếu trách nhiệm của những người làm công tác quản lý nông nghiệp.
Không ai nói gì về trách nhiệm của mình! Không ai bị cách chức thì nông dân tự phát ngày càng khổ – bạn đọc Hoàng Minh.
Nhà nước nên có hướng giải quyết, hỗ trợ nông dân có điều kiện sản xuất tốt hơn. bạn đọc Tuyên Nguyễn.
Video đang HOT
Người dân đổ bỏ cà chua chín, trái nhỏ ra đường vì thương lái không mua, hoặc mua với giá rẻ mạt 300-500 đồng/kg
Làm sao tránh cảnh “trồng mù”
Vụ này là vụ cà chua thứ 3 liên tiếp người dân tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) lâm vào cảnh lao đao.
Giá cà chua rớt thê thảm ngay thời điểm thu hoạch. Giá cà chua thu mua tại vườn chỉ khoảng 1000 đồng/kg.
Nhiều nông dân không đủ kiên nhẫn đợi thương lái thua mua đã phải phá bỏ cho kịp vụ nông sản mới. Cà chua chín rục rụng đỏ khắp các cánh đồng.
Nhiều độc giả đã thể hiện thái độ bức xúc vì cà chua ở Lâm Đồng giá thấp đến nỗi bị đổ đi trong khi tại Thành phố Hồ Chí Minh lại đắt đến 7.000 đồng, có khi 10.000 đồng/kg.
Bạn Huỳnh Nguyễn Thu Thảo – Sinh viên trường Đại học KHXH&NV chia sẻ:
Theo các chuyên gia, chuyện cà chua rớt giá lần không chỉ là câu chuyện được mùa mất giá mà còn là câu chuyện của một xu hướng sản xuất mới có sự liên kết giữa các bên: nhà nông, nhà cung ứng, nhà phân phối.
Ông Nguyễn Công Thừa, Tổng giám đốc Hợp tác xã Anh Đào Đà Lạt cho biết hiện nay trên thị trường cà chua có 2 mặt bằng giá với mức chênh lệch khá lớn
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng lý giải về nguyên nhân mất giá cà chua tại Lâm Đồng như sau:
Ông Sơn cho biết, thời gian qua, lãnh đạo ngành cũng đã kêu gọi xây dựng nhà máy chế biến để đảm bảo đầu ra cho cà chua, tuy nhiên đến hiện tại thì mọi thứ vẫn như cũ.
Chia sẻ thêm về nguyên nhân, ông Sơn cho biết:
Cũng theo ông Sơn, trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng sẽ có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình và hỗ trợ cho các hộ nông dân trồng cà chua trên địa bàn tỉnh.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết đến cuối năm 2014, Sở Công thương TP.HCM sẽ tổ chức đưa 14 giám đốc các chợ chợ lớn của TP.HCM đến tham quan vùng rau của Lâm Đồng và hợp tác sản xuất rau lâu dài.
Giá cả, sản lượng đều phải được xác lập với nông dân trước khi tiến hành sản xuất. Bằng việc liên kết, TP.HCM tính toán đến việc đưa rau an toàn, Viet GAP xuất hiện ở các chợ lẻ, chợ đầu mối.
Theo Tuổi trẻ
Tiểu thương phản ứng dữ dội, tạm ngưng dự án xây Trung tâm TM Tân Bình
- Trước nhiều phản ứng dữ dội của tiểu thương chợ Tân Bình, UBND quận Tân Bình đã quyết định tạm ngưng dự án xây dựng Trung tâm thương mại Tân Bình.
Đó là thông tin được ông Lê Sơn - Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, TP.HCM khẳng định tại buổi làm việc giữa UBND quận với Sở Công thương TP.HCM chiều ngày 29/9 xung quanh dự án xây dựng Trung tâm thương mại (TT) quận Tân Bình.
Báo cáo tại buổi làm việc, thay mặt cho lãnh đạo UBND quận Tân Bình, ông Lê Sơn - Phó Chủ tịch khẳng định: Trước những phản ứng dữ dội của tiểu thương chợ Tân Bình, ngày 28/9, UBND quận Tân Bình đã quyết định tạm ngưng các bước tiếp theo của dự án xây dựng trung tâm TM dịch vụ đa năng, chợ truyền thống Tân Bình.
Trong thời gian ngắn vừa qua, mặc dù UBND quận và BQL chợ Tân Bình đã đưa ra rất nhiều giải pháp, nhằm kịp thời kêu gọi các tiểu thương bình tĩnh, đồng ý đối thoại, nhưng trên thực tế, rất nhiều tiểu thương đã bị kích động, tập trung thành đám đông trước cửa trụ sở UBND quận, ngay tại chợ.
Tiểu thương tập trung thành đám đông, phản ứng xây trung tâm TM trước cửa UBND quận (ảnh: internet)
Hiện các dấu hiệu này vẫn chưa có tín hiệu dừng lại, vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, nên lãnh đạo các cơ quan chức năng của quận sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp, nỗ lực đối thoại với tiểu thương để đưa ra các giải pháp thích hợp.
Bà Lê Ngọc Đào - Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho rằng, từ trước tới nay, TP.HCM đã tổ chức di dời thành công rất nhiều chợ truyền thống xuống cấp, nhờ công tác triển khai tốt, nhận được sự đồng thuận rất lớn từ phía tiểu thương.
Theo bà Lê Ngọc Đào, sở dĩ dự án xây dựng trung tâm thương mại và chợ Tân Bình mới gặp khó khăn là do trình tự, thủ tục chưa hợp lý, quyền lợi của các bên chưa đảm bảo, nhất là của tiểu thương, nên chưa được họ đồng thuận với phương thức triển khai.
Phối cảnh Trung tâm thương mại Tân Bình dự kiến xây trong tương lai.
Sở Tư pháp TP.HCM thì nhấn mạnh: Do việc truyền tải thông tin hỗ trợ, đền bù đến với các tiểu thương chưa được đầy đủ, nên họ không hiểu hết thấu đáo vấn đề, không thỏa mãn về mặt quyền lợi.
Sau buổi làm việc này, UBND quận Tân Bình, TP.HCM đã cam kết sẽ nghiên cứu nghiêm túc những đóng góp chân thành của tiểu thương, nhằm đảm bảo hài hòa về mặt lợi ích của tiểu thương, chủ đầu tư với lợi ích của Nhà nước.
Khi có phương án mới, UBND quận Tân Bình sẽ tổ chức công khai, mời các tiểu thương đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn dự án, trình và xin ý kiến của UBND TP.HCM.
Hà Trang
Theo_Vietbao
Tặng BHYT cho người dân vùng sâu Lâm Đồng Chiều 18.4, tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), Báo Thanh Niên phối hợp với Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và trẻ mồ côi Lâm Đồng, UBND huyện Đơn Dương trao tặng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho bà con ở huyện này. Đại diện nhà tài trợ (bìa trái) trao thẻ BHYT cho bà con Theo đó, có 400 thẻ BHYT...