Đau xót chín con không nuôi nổi mẹ già
Hỏi thăm về cuộc sống của các cụ ở viện dưỡng lão, ai cũng hào hứng vì “ở đây, cái gì cũng tốt” nhưng mỗi khi nhắc đến hai chữ “gia đình”, giọng các cụ lại trầm xuống, có cụ thì bật khóc như một đứa trẻ…
9 con không nuôi nổi 1 mẹ già
Đến viện dưỡng lão Thiên Đức, tôi được gặp cụ Nhỡ, một trong số ít những người đã bước sang tuổi 90 nhưng vẫn còn minh mẫn và có sức khỏe tốt.
Chỉ có điều, khi mới tiếp xúc, cụ gần như không muốn bộc bạch những chuyện riêng tư với người lạ. Vì vậy, phải sau một hồi ân cần hỏi han, cụ mới chịu chia sẻ những lời gan ruột.
Cụ có đến 9 người con, nhưng một anh không may mất sớm, nên chỉ còn lại 8. Trong đó có 2 anh con trai và 6 cô con gái.
Cách đây không lâu, vì sợ cụ đau yếu bất chợt lúc tuổi già nên các con của cụ đã tập trung gom tiền đưa cụ vào trung tâm để cụ được chăm sóc tốt hơn.
Từ đó cuộc đời cụ lại chuyển sang một trang mới. Cụ bắt đầu có thêm nhiều người bạn già, được hưởng một chế độ chăm sóc tuyệt vời từ đội ngũ y tá của trung tâm khiến cụ thấy mình khỏe mạnh ra nhiều.
Thế nhưng, khi vừa hỏi về cuộc sống của cụ trước khi vào viện dưỡng lão thì cụ lại thay đổi sắc mặt, rồi òa khóc nức nở như một đứa trẻ dỗi hờn: “Tôi tủi thân lắm, tôi có đến 9 đứa con mà trước khi vào đây, bà già 90 tuổi này vẫn phải sống lọ mọ một mình trong căn hộ tập thể tận trên tầng 4. Hàng ngày lần từng bậc thang xuống chợ để mua đồ về nấu bát cơm. Đến lúc chân tay tôi yếu dần, mắt mờ hẳn đi, mấy lần suýt ngã ở cầu thang thì chúng nó mới sợ rồi cho tôi vào đây”.
Video đang HOT
Vào viện dưỡng lão, các cụ có thêm nhiều bạn già, nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ con nhớ cháu
Tôi hỏi cụ, sao cụ không về ở chung với con cháu, mà lại chọn cách sống một mình lủi thủi lúc tuổi già, thì cụ bật khóc thật to. Vừa khóc, cụ vừa mếu máo: “Con gái thì chúng nó phải theo chồng, còn con dâu thì nó nói thẳng là nó không chăm được, thế nên tôi mới phải ở một mình, chứ tuổi già ai muốn sống như vậy đâu cô”.
Tôi lặng người và bối rối trước những ấm ức và hờn tủi của cụ. Không biết làm sao cho cụ ngừng khóc, tôi đành hướng cụ đến một câu chuyện khác, và trở thành người làm văn tả cảnh bất đắc dĩ cho những câu hỏi của cụ về chuyện, ngoài phố họ đã chuẩn bị tết đến đâu rồi?
Một đời vì con, cuối đời nhờ xã hội?
Kết thúc câu chuyện với cụ Nhỡ, tôi được y tá dẫn đến phòng của bà cụ đang ngồi trên chiếc xe lăn, mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó…
Dường như bà cụ đang mải suy nghĩ nên cô y tá phải gọi đến 2, 3 tiếng, bà cụ mới giật mình quay lại.
Biết tôi đến để nói chuyện với cụ nên cụ vội vàng với tay kéo chiếc ghế và chỉ tôi ngồi xuống bên cạnh: “Trông con giống con gái bà quá! lúc nãy con làm bà giật mình. Ngày con gái của bà đi Ba Lan học rồi ở lại làm việc, nó cũng chỉ trạc tuổi con bây giờ thôi. Thế mà thấm thoắt đã 30 năm rồi…”.
Ngừng một lát, bà cụ nói tiếp: “Thực ra, bà không muốn để con đi xa như vậy đâu, nhưng mà vì tương lai của con, vì hạnh phúc mà con nó đã chọn nên bà cũng chỉ biết nghe theo thôi chứ biết làm thế nào?
Ở Hà Nội, bà cũng có 2 anh con trai. Trước khi vào đây, bà sống chung một nhà với 2 anh ấy. Nhưng mà suốt ngày, các anh ấy chỉ để bà ở nhà một mình với bốn bức tường, đã vậy lại có thêm nhiều chuyện khiến tâm lý bà không thoải mái, nên bệnh càng bệnh thêm.
Cô con gái gọi về khuyên bà nên vào viện dưỡng lão, vừa chữa bệnh mà lại có bạn thêm vui. Nhưng mà từ ngày vào đây, bà khóc suốt đấy, vì nhớ nhà, nhớ cháu lắm.
Hơn nữa, khi vào đây, nhìn thấy hoàn cảnh của những người bạn già, bà bất chợt lại thấy cô đơn và buồn tủi. Bà cứ nghĩ: không lẽ cả đời mình vì con, vì cháu, đến lúc cuối đời lại phải nhờ trung tâm?”.
(Còn tiếp)
Theo 24h
Ba mẹ con, lay lắt một cảnh ngộ
Một người mẹ già gần 90 tuổi, lưng còng rạp vẫn làm đủ mọi việc để mong làm chỗ dựa cho các con.
Một người mù, sáng sáng vẫn dắt bò ra đồng kiếm cỏ. Người mù còn lại ở nhà rửa bát, quét nhà, nấu cơm. Một người mẹ già gần 90 tuổi, lưng còng rạp vẫn làm đủ mọi việc để mong làm chỗ dựa cho các con. Ba mẹ con, một số phận, tối tăm, cực khổ ngày ngày dựa vào nhau lay lắt sống.
Sống trong bóng tối
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ ẩm thấp, tường vôi bong tróc, mái nhà vá víu với những mảnh áo mưa, bạt khiến cho không khí của cuộc nói chuyện trở nên ngột ngạt. Bà Đinh Thị Mai, 88 tuổi, tại xóm 2, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa buồn bã kể về cuộc đời khó nhọc của mình.
Bà Mai kể, chồng bà là thương binh trong kháng chiến chống Pháp, còn bà cũng từng gánh gạo phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Hai ông bà đến với nhau rồi sinh được năm cô con gái. Tiếc thay, cô con gái thứ ba và cô út sinh ra đã không được bình thường. Cô con gái thứ ba Đoàn Thị Đợi ngay từ khi chào đời đôi mắt đã mù lòa, ốm đau dặt dẹo. Càng lớn, cô Đợi càng lộ rõ những biểu hiện của căn bệnh tâm thần. Còn cô con gái út Đoàn Thị Thêm khi lên 8 tuổi cũng bị mù như cô chị. Học hành dang dở, cuộc đời cô bắt đầu làm quen với bóng tối.
Nhắc đến chuyện bệnh tật của các con, dường như những nỗi đau uất nghẹn lại trào lên trong tim người mẹ. Bà Mai lấy vạt áo lau vội dòng nước mắt: "Bao lâu nay, bà cũng năm lần bảy lượt đưa chị em nó đi khám chữa bệnh đấy chứ, nhưng viện nào cũng trả về hết, có chữa được đâu. Giờ bà còn sống để làm chỗ dựa cho chúng nó, chứ bà chết đi rồi, thì bọn chúng phải làm sao hả cháu?".
Bà Mai và cô con gái út mù lòa. Ảnh: TG
Cuộc sống trở nên bế tắc khiến nhiều lúc bà Mai ngửa cổ than trời: "Sao không chết sớm đi cho thanh thản. Sống mà khổ sở thế này thì chết đi có phải hơn không". Nhắc đến chuyện này, tôi thấy bà Mai lại rơm rớm nước mắt, những giọt nước mắt héo hon của tuổi già.
Bà Mai đang nói chuyện cùng chúng tôi thì chị Thêm được các cháu dẫn đi chơi về. Mặc bộ quần áo rách rưới, tóc tai rối bời, đôi mắt vô hồn, trống rỗng, chị Thiêm thật thà tâm sự: Đã 41 tuổi, nhưng mọi việc đều phải trông cậy vào bàn tay chăm sóc của mẹ. Nhiều lần, chị nấu cơm nhưng do không nhìn thấy nên đổ nhầm tro vào nồi. Có lần nấu cơm, chị bị than bắn lên làm cháy quần áo mà vẫn không hề hay biết. Mãi đến khi có người hô lên thì áo đã cháy mất một mảng to.
Mặc dù thế, chị Thiêm vẫn cố làm để đỡ đần mẹ phần nào. Chị nói: "Tôi chỉ việc cho củi vào bếp thôi, nghe tiếng nước sôi thì bỏ rau, nghe tiếng nổ tạch tạch thì biết cạn nước. Nhà nghèo, nên bữa nào cũng chỉ ăn canh rau đạm bạc, chứ biết nấu nướng gì nhiều đâu mà". Chị cũng cố gắng làm những việc lặt vặt như rửa bát, quét nhà, chỉ có điều, bát rửa cứ dăm bữa nửa tháng là sứt mẻ, vỡ nát, nhà quét nhát trước nhát sau, chỗ có, chỗ không.
Chị Đợi, con gái thứ ba của bà Mai tuy bị mù lòa, nhưng gia đình từ lâu cũng cố mua con bò cho chị đi chăn. Đã không nhìn thấy gì, tính tình lại ngây ngây, ngô ngô, nên chị đi chăn bò chủ yếu là nhờ sự giúp đỡ của những người hàng xóm. Theo như lời con rể thứ hai của bà Mai thì phải gọi cách đi chăm bò của chị Đợi là "Sáng bò dắt người đi, trưa bò dắt người về". Con bò chủ động đi đâu, thì người chạy theo đó. Chị Thêm kể: "Hôm vừa rồi trời mưa to, chị ấy dắt bò về được đến đầu ngõ rồi, thế mà lại để bò chạy đi mất. Chị ấy đứng đầu ngõ khóc tu tu, mọi người lại phải chia nhau ra, người thì đi tìm bò, người thì chạy ra dẫn chị ấy về dỗ dành".
Tương lai mù mịt
Nhìn ngắm trọn vẹn "ngôi nhà bé nhỏ" của bà mẹ con bà Mai, đi vào căn bếp trống hoác của gia đình, trông rổ bát sứt mẻ của ba mẹ con bà,... mới thấm thía những cực khổ mà ba thân phận con người này đang phải gánh chịu.
Căn nhà nhỏ của ba mẹ con bà Mai. Ảnh: TG
Bà Mai có ba cô con gái đã xây dựng gia đình, nhưng gia cảnh của các cô cũng nghèo khó. Cũng may, cô con gái thứ tư Đoàn Thị Chờ đi lấy chồng, vợ chồng lại chuyển lên ở cạnh nhà mẹ để đỡ đần. Chị Chờ vừa lau nước mắt vừa nói: "Nhà tôi cũng nghèo túng, có miếng nào ngon thì mang cho mẹ và em ăn cùng, chứ nào có giúp được gì đâu. Có chăng, tôi ở gần đây thì khi có việc gì nặng nhọc, vợ chồng tôi còn gánh vác cho. Thương mẹ, thương em đứt ruột mà chẳng biết phải làm sao".
Trước khi ông qua đời năm 2000, gia cảnh tuy cũng có túng quẫn, nhưng dẫu sao còn có đồng lương của chồng để đỡ đần. Còn từ khi ông mất cho đến nay, mọi chế độ bị cắt, một mình bà Mai phải chăm sóc hai cô con gái bệnh tật. Hai chị em Đợi và Thêm gần đây mới được hưởng chế độ trợ cấp cho người tàn tật, tổng cộng gần 600.000đ/tháng. Với số tiền ít ỏi ấy, mấy mẹ con rau cháo nuôi nhau, có những khi không còn tiền mua thức ăn, ba mẹ con chỉ biết ăn muối trắng cho qua bữa.
Mấy năm gần đây, bà Mai cũng cho hai chị em vào Hội Người mù của huyện Nga Sơn để có thêm cơ hội giao lưu với bên ngoài, mở rộng kiến thức. Tết năm nào hai người cũng được Hội "mừng tuổi" cho mỗi người một yến gạo. Với gia đình bà Mai, món quà nhỏ ấy lại mang ý nghĩa cực kỳ lớn lao vì sự sẻ chia của mọi người đến với gia cảnh nghèo khó của bà.
Theo 24h
Số phận hẩm hiu của mẹ già tuổi "cổ lai hy" Đã bao lần cụ tính từ giả cõi đời, dứt nỗi cơ cực, gian truân, nhưng cứ nghĩ đến đứa con điên dại không ai chăm sóc cụ lại từ bỏ ý nghĩ tiêu cực không lối thoát ấy. Ở lại với cõi trần, cụ đành nuốt nước mắt vào trong, cam chịu cái phận người hẩm hiu, sống cuộc đời tận cùng...