Đa.u xó.t cảnh mẹ già tìm con gái sa ngã ở phố đèn đỏ suốt 4 năm
4 năm từ lúc con gái bỏ đi, người mẹ ngoài 60 tuổ.i luôn đợi ở phố đèn đỏ Nhật Bản, nơi bà nghĩ con mình đang làm việc, mong được gặp, nhưng cô vẫn bặt vô âm tín.
Một người phụ nữ ngoài 60 tuổ.i, sống ở vùng Kanto, Nhật Bản đã không gặp con gái mình trong suốt 4 năm qua. Con gái bà sa vào các câu lạc bộ tại phố đèn đỏ thuộc quận Kabukicho, Tokyo, sau đó bỏ nhà ra đi, cắt đứt mọi quan hệ với gia đình.
“ Sao mọi chuyện lại thành thế này?”, người mẹ tự hỏi hàng ngày. Bà rất lo lắng cho cô con gái đã 30 tuổ.i của mình đang biệt tăm biệt tích.
Sau khi tốt nghiệp đại học, con gái bà gia nhập một công ty nổi tiếng, có việc làm ổn định. Khoảng 5 năm trước, cô và một đồng nghiệp đến câu lạc bộ tại phố Kabukicho. Đây là một trong những khu phố kinh doanh tình ái tưng bừng nhất ở Nhật với các quán bar, quán rượu tọa lạc ở phía đông bắc ga Shinjuku, Tokyo.
Khu phố Kabukicho là tụ điểm mại dâm, thu hút nhiều cô gái sa ngã tại Tokyo.
Thời gian trôi qua, cô ngày càng thường xuyên về nhà khuya và bắt đầu gọi một anh chàng tiếp viên là bạn trai.
“Anh ta có thực sự là bạn trai của con không?” người mẹ hỏi. Cô con gái trấn an bà, thể hiện sự tự tin vào mối quan hệ này: “Đừng lo. Ngay cả những khi con không có tiề.n để đến quán, anh ta vẫn trả tiề.n cho con”. Những cuộc vui chơi về đêm ngày càng tăng. Có đợt cô con gái không về nhà trong nhiều ngày, cũng không trả lời điện thoại.
Người mẹ cố gắng ngăn con chơi bời bằng cách khóa cửa nhà, nhưng cô gái trốn đi và không quay lại nữa. Các cuộc gọi và tin nhắn của bà trên mạng xã hội đều không được trả lời. Sau đó, một người bạn của cô gái tiết lộ rằng cô được chủ nhà khuyến khích kiếm thêm tiề.n bằng papakatsu – mối quan hệ tiề.n, tình với đàn ông lớn tuổ.i, giống kiểu quan hệ “bố đường – bé đường”.
Người mẹ cũng biết con gái mình đang làm việc trong ngành công nghiệp tình ái . Có lần, bà đợi bên ngoài nơi làm việc của con, hy vọng được gặp, nhưng mọi nỗ lực đều vô ích. Tin tức về con gái bà ngày càng ít; cô còn cắt đứt quan hệ với bất kỳ người bạn nào chê công việc của mình.
Video đang HOT
Tình hình sau đó trở nên tồi tệ hơn. Hai người đàn ông từng có quan hệ với cô gái cử luật sư đại diện đòi gia đình trả lại hơn 64.600 USD (khoảng 1,6 tỷ đồng) mà họ từng chi cho cô.
“Con tôi chắc chắn bị những người chủ bóc lột, tịch thu hết tiề.n. Nó không bao giờ là kiểu người lừa như vậy”, người mẹ khẳng định. Bà nhớ lại trước đây con mình là người tốt bụng, có trách nhiệm. C.ô b.é thường chu đáo tặng bà những món quà vào Ngày của Mẹ, thậm chí còn đãi gia đình bữa tối khi nhận được khoản tiề.n lương đầu tiên.
Người mẹ bị giày vò bởi nhiều đêm mất ngủ và luôn tự hỏi: “Mọi chuyện đã sai ở đâu? Là do tôi đã quá khắt khe hay do cách tôi nuôi dạy con bé chưa đúng?”. Bà quyết định giữ bí mật về tình hình của con gái với những thành viên khác trong gia đình vì không muốn họ bị sốc; điều này khiến cảm giác tội lỗi càng tăng.
Hiện nay, người mẹ đã dừng việc chờ đợi bên ngoài nơi con gái làm việc vì sợ đẩy con gái đi xa mình hơn: “Nếu tôi cứ theo đuổi con bé thái quá, thì sẽ phản tác dụng. Tôi có thể không bao giờ gặp lại nó nữa” .
Tuy nhiên, bà vẫn luôn hy vọng: “Con bé cần tự nhận thức và thay đổi. Tôi chỉ muốn gặp và nói chuyện với nó thêm lần nữa. Đó là tất cả những gì tôi mong”.
Đôi chân trần của ông bố nông dân nuôi con học Đại học RMIT 'gây bão' mạng
Ông bố nông dân học hết lớp 5 sẵn sàng bán bò để cho con gái được học ở ngôi trường có học phí đắt đỏ.
Bố học hết lớp 5, nuôi con học Đại học có học phí đắt đỏ
"Đây là chân của bố tôi mỗi ngày, bộ đồ bố mặc mỗi ngày. Nhìn vậy không ai nghĩ bố tôi từng nuôi tôi học Đại học RMIT. Vì bố vất vả như vậy nên đừng hỏi tại sao lúc nào cũng thấy tôi làm việc, cày ngày cày đêm. Ham làm việc nó là cái má.u truyền từ bố sang con".
Dòng chia sẻ kèm theo đoạn video quay đôi chân trần của người bố nông dân của cô gái Lâm Đồng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng những ngày qua.
Hình ảnh đôi chân trần của người bố nông dân "gây bão" mạng.
Ông bố có đôi chân lấm lem, vẻ ngoài chất phác nhưng lại làm được điều lớn lao là nuôi con gái học trường đại học có học phí đắt đỏ. Cô con cái cũng vì thế mà không ngừng nỗ lực học hành, làm việc để không phụ lòng mong mỏi của bố.
Đoạn video thu hút hàng nghìn lượt xem, "thả tim" và bình luận. Dân mạng để lại nhiều bình luận xúc động như: "Lớn lao nhất vẫn là tình cảm của cha mẹ", "Bố lam lũ làm việc để con được học hành bằng người. Ngưỡng mộ sự hy sinh của bố", "Chúc cho những người cha, người mẹ khỏe mạnh để chứng kiến sự trưởng thành của con cái"...
Chủ nhân của đoạn video là Trần Thị Ái Vi (SN 1997). Bố của cô là ông Trần Văn Lộc (SN 1971, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng).
Ái Vi luôn trân trọng công lao của bố
Cách đây không lâu, Ái Vi từng có một bài viết về bố thu hút sự quan tâm của dân mạng. Nội dung bài viết: "Bố mình học hết lớp 5 thì nghỉ đi chăn bò. 15 tuổ.i bắt đầu đi rừng, đào cây kiếm thêm tiề.n. 24 tuổ.i, bố cưới mẹ mình, 26 tuổ.i thì đẻ ra mình.
Từ lúc mình sinh ra thì mỗi ngày của bố: 5h dậy rửa chén, lau nhà, pha trà. 6h ra vườn, 7h mua đồ ăn sáng cho vợ con. 8h ra vườn tới 12h, về ăn cơm vợ nấu, ngủ trưa rồi ra vườn làm đến 18h. 18h trốn vợ đi nhậu 1 tiếng, 19h về ăn tối, bị vợ càm ràm rồi đi ngủ".
Bán bò nuôi con học trường quốc tế
Tốt nghiệp cấp 3, Ái Vi thi đỗ vào trường Đại học Y Tây Nguyên, ngành Đa khoa. Tuy nhiên, cô chỉ học 1 năm thì nghỉ.
Ái Vi về quê hỗ trợ bố trồng và kinh doanh vườn hoa
Trong một lần lướt Facebook, Vi vô tình xem được hình ảnh trường Đại học RMIT.
Bố cô thấy vậy thì hỏi "trường gì mà đẹp thế con?". Vi đáp, đó là trường quốc tế có mức học phí cao. Bố cô quả quyết "con thích trường nào thì cứ học trường đó. Học trường quốc tế đi. Nếu không có tiề.n đóng học cho con thì bố bán đất".
Được bố động viên, Ái Vi đã theo học ngành Digital Marketing của trường Đại học RMIT với mức học phí khoảng 29 triệu đồng/môn học. Trong 4 năm, cô học tổng cộng 26 môn.
"Bố mình là nông dân thuần túy làm nghề trồng hoa, nuôi bò. Mình đóng học phí theo kỳ, mỗi kỳ 3 môn và mỗi lần như vậy bố lại phải bán 3 con bò cho mình đóng học.
Ái Vi là niềm tự hào của bố mẹ
Bố mình chỉ học hết lớp 5, luôn khao khát học nhưng lại không được đi học nên rất mong con cái được học hành đến nơi đến chốn. Dù khó khăn đến mấy, chỉ cần mình chịu học là bố sẵn sàng đầu tư", Ái Vi chia sẻ.
Trong năm tháng là sinh viên, Ái Vi nỗ lực hết mình. Ngoài thời gian học, cô đi làm thêm nhiều công việc cùng lúc như gia sư, thực tập sinh marketing để lo liệu chi phí sinh hoạt.
Tốt nghiệp đại học, Ái Vi nhận được học bổng 50% cho chương trình Thạc sĩ ngành Thương mại toàn cầu. Sau khi ra trường, cô làm trong ngành marketing, dạy xây kênh TikTok và thi thoảng về bán hoa phụ bố mẹ.
"Bố tự hào về mình nhưng ít khi khen trước mặt. Bố vui vì mình đã học hành tử tế, không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ", Ái Vi chia sẻ.
Chuyện lạ tại ĐH Y Dược Thái Bình: Bố và con gái là bạn học, ở nhà cái gì cũng nhường, đến trường tranh nhau xem điểm ai cao hơn Ở nhà là cha con, ở trường là bạn học, n.ữ sin.h chia sẻ đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Học đại học vốn dĩ là một hành trình đầy thử thách, nhưng nếu bạn có một người bạn cùng khóa đặc biệt - bố mình, mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn nhiều. Hãy thử tưởng tượng: Bạn...