Đau xót 8 mẹ con ngủ dưới đất, ăn chung 1 gói mì tôm
“Có lần tôi đến thấy 8 mẹ con nấu 1 nồi nước to, bỏ 1 gói mì tôm vào để 8 mẹ con ăn chung, nhìn chảy cả nước mắt. Cả tài sản nhà chị ấy tôi định giá chưa tới 40 nghìn đồng”, ông Nguyễn Văn Ký, Chủ tịch UBND xã An Trung, nghẹn ngào.
Ấy là tình cảnh của 8 mẹ con chị Đinh Thị Nguyên, hiện trú làng Blô, xã An Trung, huyện Kông Chro, Gia Lai. Nhà chị Nguyên không có nổi cái giường, 1 manh chiếu để ngủ, không có một mảnh giấy tờ tùy thân, không quần áo… và ngay cả tuổi của mình và các con là bao nhiêu chị cũng đầu hàng.
Chúng tôi tới nhà chị Nguyên vào một buổi trưa của đầu mùa mưa này, nói là nhà cho sang chứ thực chất chỗ tá túc của mẹ con chị chỉ là một túp lều rộng chừng 5m2, phía trên lợp mấy tấm tôn cũ rách, 3 bên hông trống rỗng, còn 1 bên được che bằng tấm bạt cũ. Trong “nhà” chỉ có đứa con út 7 tháng tuổi của chị đang khóc ngằn ngặt dưới nền đất, còn đứa thứ 6 chừng 2 tuổi đang xúc cơm trắng ăn. Chị Nguyên và đứa con gái chừng 4 tuổi đang đi xin lửa ở nhà hàng xóm về nhen bếp.
Do cuộc sống của gia đình chị Nguyên phần lớn là trên rẫy nên vốn tiếng Việt của chị rất hạn hẹp, chúng tôi phải nhờ đến anh Đinh Vin (Công an xã An Trung) phiên dịch.
Chị Nguyên cho biết, chị sinh ra ở xã Yang Trung (huyện Kông Chro) còn chồng chị là anh Đinh Tum sinh ở xã An Trung. Sau khi lấy nhau, 2 vợ chồng chị phần lớn sống trong rừng, trong rẫy nên đến bây giờ họ không có ruộng vườn, nhà cửa, cũng như sổ hộ khẩu…
Con chị Nguyên vừa ở truồng, do không có giường chiếu nên cả ngày các cháu lấm lem bùn đất
Cuộc sống gia đình khó khăn, nhiều lúc đói, gia đình chị phải ăn tạm lá cây rừng để sống qua ngày. Được sự động viên của dân làng, cách đây chừng 1 năm, gia đình chị về làng Blô làm tạm túp lều để có chỗ tá túc. Tuy nhiên, do đã quen với cách sống trong rừng, rẫy nên lâu lâu vợ chồng chị mới về làng.
Thấy cảnh 2 vợ chồng trẻ mà có đến 7 đứa con (6 trai, 1 gái, hiện tại lớn nhất là 11 tuổi, nhỏ là 7 tháng) nhưng chẳng cháu nào được đi học, cuộc sống bấp bênh bữa đói, bữa no nên các con chị đều bị suy dinh dưỡng. Chính quyền địa phương và xóm làng tìm mọi cách để kéo gia đình chị về làng Blô để sống an cư, nhưng điều này chưa thực hiện được thì cách đây chừng 3 tháng chồng chị Nguyên đã về với Yàng A tâu (tổ tiên), để lại 8 mẹ con chị sống trong cảnh đói khổ trên cõi đời này.
Cháu bé 7 tháng tuổi suy dinh dưỡng đói khóc dưới nền đất
Người Bahnar sống rất trọn tình, trọn nghĩa, dù trong nhà không có bất kì hạt gạo nào, nhưng để tổ chức ma chay cho chồng, chị Nguyên đã cố gắng đi vay mượn của một chủ trại bò ít tiền về tổ chức tang lễ cho chồng.
Sau khi chôn cất xong cho chồng, đứa con đầu của chị Nguyên phải thay mẹ trả nợ bằng cách đi chăn bò cho chủ nợ để trừ nợ. “Hàng ngày, sáng nó đi chăn bò cho người ta, chiều tối nó về với mình. 7 đứa con của mình thì có 1 đứa đang đi học lớp 1, 2 đứa học mẫu giáo”, chị Nguyên cho biết.
Không ruộng vườn, một nách chăm 7 đứa con khiến cuộc sống của 8 mẹ con luôn rơi vào bế tắc bữa đói, bữa no. Để có cái ăn sống qua ngày, chị Nguyên phải đi làm thuê, làm mướn mới có tiền mua gạo, mua mì về để ăn. Nhưng do phải chăm con nên công việc của chị không được thường xuyên, vì vậy mẹ con chị luôn rơi vào cảnh thiếu đói: “Có hôm cả 8 mẹ con phải nhịn ăn cả ngày, có hôm mình đi mượn được gạo thì có cái ăn. Còn thịt, cá thì không biết lúc nào mới có để ăn, lâu lắm”, chị Nguyên bộc bạch.
Video đang HOT
Đứa lớn nhất đi làm thuê gạt nợ, 3 đứa kế đi tắm, còn 4 mẹ con chị Nguyên ở nhà
Không chỉ thiếu ăn, mà 7 đứa con của chị cũng thiếu mặc, hầu hết các cháu phải ở truồng vì chị không có tiền mua quần áo cho con. Xót xa hơn khi nhìn khắp căn lều, chúng tôi chẳng thấy gì ngoài 1 đống củi nhỏ, 2 cái nồi và cái mền mỏng cũ rách, ngay đến cả manh chiếu cũng không có. Vì vậy, hàng ngày mẹ con chị đều phải ngủ dưới đất, rét thì đốt củi để sưởi, trời mưa to, gió lớn mẹ con chị phải đi xin ngủ nhờ ở hàng xóm.
Anh Vin tâm sự: “Trước đây, có hôm tôi lên rẫy thấy gia đình chị ấy đói quá không có gì ăn phải vặt lá cây ở ven suối cho vào mồm ăn”.
Ước mơ lớn nhất của những mảnh đời bất hạnh này là có căn nhà kiên cố, 1 mảnh đất làm rẫy để có cơm ăn hàng ngày
“Cách đây 1 tuần, có một nhóm thiện nguyện trên Gia Lai xuống, thấy cảnh gia đình chị ấy tội quá nên đã cho mấy đứa trẻ ít quần áo cũ, 3 bao gạo và mắm muối. Do lúc nào cả gia đình cũng ở rẫy, lúc ở xã An Trung, lúc ở xã Yang Trung nên họ chưa có sổ hộ khẩu, chưa có chế độ gì. Bây giờ chúng tôi động viên mẹ con chị ấy ở đây để làm sổ hộ khẩu cho 8 mẹ con…”, anh Vin cho biết thêm.
“Tôi định giá toàn bộ tài sản của nhà chị ấy có giá trị chưa đến… 40 nghìn đồng. Do xã có nhiều hộ nghèo nên sự giúp đỡ của chúng tôi có hạn. Trước cảnh gia đình chị ấy, tôi đang vận động để ủng hộ gia đình chị ấy để có nhà ở, hiện tại tôi đã vận động ủng hộ được 1,5 triệu đồng, mà để xây một ngôi nhà cũng phải mất mấy chục triệu”, ông Ký xót xa.
Khi chúng tôi hỏi mong ước của mình, thì chị Nguyên trả lời: “Mình chỉ mong có 1 cái nhà để ở, có ít tiền mua miếng rẫy để sau này con mình lớn nó làm để có cái ăn”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1.Mã số 997: Chị Đinh Thị Nguyênở thôn Blô, xã An Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
"Vấn nạn" tự tử vì những chuyện... không đâu
Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ rất vụn vặt trong đời sống hàng ngày, nhiều người dân tộc thiểu số đã chọn cách tự kết liễu đời mình bỏ mạng sống, bỏ luôn cả tương lai của gia đình.
Vấn nạn tự vẫn
Ngày 11/12/2011, gia đình chị Đinh Thị Liêu (SN 1981) cùng 3 gia đình khác (đều trú làng T'Bưng, Đăk Pling, Kông Chro, Gia Lai) săn được 1 con heo rừng và bán được 800 nghìn đồng. Số tiền này, chị Liêu cất giữ để sau đó chia. Do bất cẩn, chị Liêu đã làm mất số tiền trên. Sợ không có tiền để đền cho 3 gia đình kia nên chị Liêu đã treo cổ tự tử.
Ngày 19/3/2013, Đinh Nếch (SN 1991) đi mua 3 lít rượu về nhậu với bố là ông Đinh Brah (SN 1966). Sau khi uống hết 3 lít rượu, ông Brah nhắc con trai mình không nên đi xe lung tung để tiết kiệm xăng. Hai bố con cãi vã. Nếch đập chiếc bát uống rượu xuống sàn nhà khiến mảnh bát làm xước chân bố mình, rồi bỏ đi.
Tức giận vì hành động bất hiếu của con trai, sau khi đứa con trai bỏ đi, ông Brah đã uống thuốc cỏ tự tử.
Một câu chuyện tự tử khác cũng liên quan đến rượu. Đứa con trai mới 16 tuổi nhưng ngày nào cũng uống rượu, một hôm đứa con mua 2 lít rượu về ngồi uống ở nhà rẫy, người bố sai con đi dắt bò về nhưng người con không chịu, liền bị bố đánh. Đứa con đứng dậy nói: "Tôi về tự tử chết cho mà xem". Nghe con nói vậy, ông bố tức giận nói: "Vậy thì thà để tao tự tử còn hơn". Nói xong ông này cầm chiếc dây thừng chui xuống dưới sàn ngôi nhà rẫy thắt cổ.
Mẹ chết vì bệnh, bố tự tử, 3 đứa trẻ mồ côi sống với bà ngoại Phenh
Dù đã 3 năm trôi qua, nhưng vợ chồng ông Đinh Nghêch (làng Hle Hlang, xã Yang Trung) vẫn chưa hết buồn rầu trước cái chết của đứa con trai 18 tuổi tên Đinh Lưu. Lưu vốn là đứa con đầy sự tự ái. Trong một lần bạn bè Lưu đến nhà nhậu, vợ chồng ông Nghêch nói Lưu là đứa con hư. Nghe bố nói vậy trước mặt mọi người, Lưu cảm thấy xấu hổ nên khi tiệc tàn, cậu đã chạy lên nhà rẫy uống hết 1 chai thuốc diệt cỏ.
Ông Trần Công Oai - quyền Trưởng Công an xã An Trung - cho biết: người dân địa phương ở đây rất coi thường mạng sống, chỉ một nguyên nhân nhỏ cũng dễ làm cho người ta tự tử. Uống rượu cãi nhau không thắng về tự tử, mâu thuẫn gia đình cũng tự tử, con hư cha mẹ cũng tự tử...
Những hệ lụy đau lòng
Theo thống kê của cơ quan chức năng huyện Kông Chro, từ năm 2010 đến quý I năm 2013, trên địa bàn huyện đã xảy ra 306 vụ tự tử (bằng 2 hình thức uống thuốc cỏ và thắt cổ). Riêng quý I năm nay đã có 12 vụ tử tử và tất cả đều tử vong.
Ông Trần Văn Cửu - Phó Chánh văn phòng huyện Kông Chro - cho biết, nguyên nhân tự tử ở đây thường bắt nguồn từ những nguyên nhân rất... vu vơ.
Người lớn chọn cách chết, người chịu hậu quả chính là những đứa trẻ. Hơn 2 năm nay, 3 anh em Đinh Văn Soang, Đinh Văn Suêch và Đinh Văn Ráp (làng Nghe Lớn, thị trấn Kông Chro) phải sống trong cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Sau khi mẹ các cháu là chị Pơnh mất vì bạo bệnh, bố các cháu là anh Đinh Vong không gắng gượng nuôi con mà lại tự tìm đến cái chết.
Cũng như trường hợp gia đình anh Đinh Vong, sau khi chị Đinh Thị Búc chết vì bệnh, chồng chị đã tự tử theo, để lại 3 đứa con thơ, đứa lớn nhất mới lên 6, đứa nhỏ nhất mới 7 tháng tuổi. Cha mẹ chết, các cháu phải ở với bà ngoại đã gần 60 tuổi, còn thơ dại đã phải tập mưu sinh.
Bà Đinh Thị Phenh, bà ngoại các cháu, cho biết: "Nó chết để lại 3 đứa con cho mình nuôi, mình phải nuôi thêm 1 mẹ già nữa. Mình già rồi chỉ sống bằng nghề rẫy, năm nay hạn hán quá nên không đủ ăn. Bà cháu mình phải ăn củ khoai, củ mì vì đói quá".
Sáng 25/4, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Tỉnh ủy, Ban Dân vận tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học báo cáo kết quả đề tài "Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định".
Trong những năm gần đây, nạn tự tử trong đồng bào người dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định tăng đột biến.
Những người uy tín trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số
Theo kết quả khảo sát, từ năm 2008 đến tháng 3/2012, toàn tỉnh có 108 vụ tự tử làm chết 66 người và 42 người người phát hiện cứu sống, tập trung nhiều nhất là ở huyện An Lão và Vĩnh Thạnh trong đó dân tộc Bana 58 trường hợp, dân tộc H'rê 44 trường hợp và dân tộc Chăm 6 trường hợp. Riêng năm 2013, từ đầu năm đến nay đã có 7 trường hợp tự tử, trong đó 5 trường hợp ở huyện Vĩnh Thạnh và 2 trường hợp ở huyện An Lão.
Còn theo số liệu của Công an tỉnh Bình Định, từ năm 2000 đến nay có toàn tỉnh có 292 vụ tự tử, làm chết 157 người.
Già lang uy tín của cộng đồng người Bana ở huyện Vân Canh chia sẻ với phóng viên
Ông Đinh Văn Luông (63 tuổi, ở xã An Trung, huyện An Lão) già làng uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Bana cho biết: "Người đồng bào tính tình bộc trực, trọng tín nghĩa nhưng cũng rất tự ti, mặc cảm, sống khép kiến, ít biểu lộ tình cảm xúc nên khi phát sinh mâu thuẫn họ thường tìm đến cái chết".
Theo ông Trần Công Súy, Trưởng ban Dân tộc Tỉnh ủy Bình Định, cho biết: "Phần lớn những người tự tử là do mâu thuẫn trong gia đình, tâm lý bắt chước trong cộng đồng người đồng bào, phản ánh trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế còn nghèo. Để hạn chế nạn tự tử thì các cấp chính quyền cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân trí, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong bộ phận người đồng bào. Trong đó vai trò của già làng có uy tín là vô cùng quan trọng".
Theo Dantri
Xót thương bữa cơm "ve sầu thay thịt cá" của 3 anh em mồ côi cha mẹ Mẹ chết vì bệnh tật, bố quá đau lòng nên đã tự vẫn đi theo mẹ, để lại 3 anh em Thê phải sống trong cảnh mồ côi thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tình thương của đấng sinh thành... Đó là hoàn cảnh đáng thương của 3 anh em: Đinh Thê (8 tuổi), Đinh Thiêng (6 tuổi) và Đinh Thị Thư (3 tuổi)...