Đau vùng bìu là bệnh gì
Tôi 41 tuổi. Gần đây, tôi thấy đau âm ỉ ở tinh hoàn bên phải, nhất là khi ngồi. Tôi muốn hỏi đó có phải bị giãn tĩnh mạch tinh không?
Bệnh của tôi phải điều trị thế nào? Mong được bác sĩ tư vấn. (Hải)
Trả lời:
Chào bạn,
Đau bìu, hay đau tức vùng bìu – tinh hoàn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến tinh hoàn – mào tinh – thừng tinh – bao tinh mạc – tĩnh mạch tinh, dị tật bẩm sinh, ung thư hay tình trạng cấp tính như viêm, áp xe, chấn thương tinh hoàn, xoắn tinh hoàn… Mỗi cơ quan bị tổn thương và bệnh lý gì gây nên sẽ kèm theo một hay nhiều triệu chứng khác. Vì vậy việc khám trực tiếp là không thể thiếu để định hướng cho chẩn đoán xác định và điều trị.
Ảnh minh họa: Smh.com.au.
Thông thường, nếu có dấu hiệu cấp tính như thời gian xuất hiện ngắn, kèm theo sưng to một hoặc hai bên, đau tăng dần không giảm hoặc có kèm bầm tím chảy máu, chảy mủ thì cần đến bệnh viện cấp cứu. Nếu không ghi nhận các dấu hiệu như trên, thường gặp ở thanh – thiếu niên và những người khó có con, đau tinh hoàn có thể liên quan tới giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đây là bệnh lý chiếm 20% trong dân số đàn ông trên khắp thế giới và có khả năng gây vô sinh nguyên phát đến 40%. Những người đã có một lần có con hay chí ít cũng đã có bầu nhưng không giữ được thì có đến 80% khả năng vô sinh do giãn tĩnh mạch tinh.
Với bệnh này, việc dùng thuốc và điều trị nâng đỡ có hiệu quả cho những trường hợp mới bị và chưa ảnh hưởng nhiều trên chức năng tạo tinh trùng và nội tiết. Nhưng nếu bị lâu, phẫu thuật vi phẫu can thiệp sẽ giúp cho khả năng có con cải thiện trong năm đầu tiên là 43% và trong hai năm đầu là 60-69%.
Như vậy, dù kết quả mổ có hoàn hảo, khả năng phục hồi còn phụ thuộc nhiều yếu tố, cần theo dõi sát và có chế độ hỗ trợ sau mổ tốt để mang lại thành công cao. Ca mổ thực hiện bằng vi phẫu tốn khoảng một đến một tiếng rưỡi để hoàn tất.
Video đang HOT
Tốt nhất, bạn cần đi khám nam khoa để bác sĩ xác định chính xác bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Thân ái chào bạn.
Bác sĩ Lê Anh Tuấn
Trưởng khoa niệu – nam khoa Bệnh viện quốc tế Thành Đô
Theo VNE
10 lý do gây đau tinh hoàn đáng báo động
Nguyên nhân gây đau ở tinh hoàn hầu hết là đáng báo động. Nếu bạn không chú ý để kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể rất nguy hiểm.
Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ. Và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị đau tinh hoàn nhưng không biết lý do gây đau. Tuy nhiên, họ không bao giờ thừa nhận có đau ở bìu và thường cố gắng giả vờ không đau.
Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ.
Ảnh: boldsky.
Có nhiều loại đau khác nhau do những nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, tinh hoàn bị đau khi bạn ho. Trong phần lớn các trường hợp, đây là biểu hiện của chứng thoát vị. Cũng có khi, vùng háng có thể cảm thấy nặng và thắt lại khi bạn đứng. Đó thường là dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch trong tinh hoàn. Dưới đây là một số trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ở tinh hoàn. Đừng bỏ qua các loại đau này vì chúng đều tiềm ẩn nguy hiểm.
Giãn tĩnh mạch tinh
Bạn có cảm thấy tinh hoàn của bạn giống như một chiếc túi đựng đầy mì khi bạn đứng lên nhưng lại trở lại bình thường khi bạn ngồi. Đây là một kiểu của giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng tới tinh hoàn. Tĩnh mạch ở bìu bị thắt lại và giãn ra dẫn tới đau và căng tức kéo dài ở vùng dưới.
Chấn thương và xuất huyết
Bạn đã bao giờ bị va đập tinh hoàn cực mạnh. Cú va đập có thể khiến bạn ngừng thở trong vòng vài giây nhưng bạn có thể kéo mình trở lại. Đôi khi, một chấn thương nặng có thể khiến máu chảy ra ngoài túi bìu. Tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc phẫu thuật dẫn lưu nhỏ.
Thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng một bộ phận nào đó của cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường được giới hạn của nó trong cơ thể. Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Thoát vị bẹn là thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn. Bệnh thường đòi hỏi phẫu thuật để cắt bỏ và tốt nhất là không nên trì hoãn phẫu thuật.
Sỏi thận
Khi sỏi thận bị đẩy xuống, nó có thể gây đau dữ dội cho tinh hoàn. Nhưng dù sao đau tinh hoàn do sỏi thận cũng là may mắn nhất. Nhiều người sẽ thở dài nhẹ nhõm vì tinh hoàn được an toàn.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn lại, làm ngừng trệ nguồn máu nuôi tinh hoàn, thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn. Điều này dẫn đến tình trạng đau âm ỉ. Nếu chậm đến bác sĩ bạn có nguy cơ mất một bên tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn
Nếu bạn cảm thấy tinh hoàn mềm và sưng viêm, có thể là do các ống mào tinh trong tinh hoàn bị nhiễm một loại vi khuẩn hoặc virus. Điều này thường xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng tiết niệu.
Vỡ tinh hoàn
Tình trạng này là do vỡ túi bìu dẫn đến chảy máu và xuất huyết. Điều này thường xảy ra do tác động nghiêm trọng bên ngoài do chấn thương thể thao và tai nạn giao thông.
Nang mào tinh
Nang mào tinh về cơ bản là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Trong phần lớn các trường hợp nang này là lành tính vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau.
Ung thư tinh hoàn
Có một thực tế đáng ngạc nhiên là rất ít nam giới bị đau khi bị ung thư tinh hoàn. Thông thường, ung thư tinh hoàn được phát hiện khi bạn cảm thấy có một khối u. Nhưng nếu ung thư ở trong giai đoạn có khối u, bạn có thể cảm thấy hơi đau tức.
Tổn thương thần kinh sinh dục
Loại tổn thương thần kinh này xảy ra do áp lực kéo dài lên tinh hoàn khi bạn đi xe đạp. Tình trạng này gây đau dữ dội và thường được gọi là "Hội chứng của người đi xe đạp".
Hà Hiền (theo boldsky)
Bệnh đau tinh hoàn, tiểu buốt Gân đây em co cam giac đau ơ tinh hoan va đi tiêu buôt, sơ thi co cam giac cac sơi dây dinh vơi tinh hoan sưng lên nhưng không đau. Cach đây 2 ngay em đa hêt đi tiêu buôt va đau tinh hoan nhưng cac sơi dây vân sờ thấy dù không bị đau. Xin cho hỏi em bị gì? (Hoàng...