Dâu Việt đang sống ở Nhật chia sẻ cách dọn dẹp mà các bà nội trợ Nhật hay dùng để giữ nhà luôn gọn gàng, sạch tinh tươm
Cùng nghe kinh nghiệm của chị Nguyễn Quỳnh Hoa (dâu Việt hiện đang sống tại Nhật) về cách dọn dẹp nhà trong căn hộ 46 mét vuông nhé.
Các bạn thường thấy những căn bếp to rộng và đẹp rồi. Vậy còn căn bếp chỉ vỏn vẹn 13 mét vuông trong căn hộ 46 mét vuông sẽ sắp xếp thế nào?
Gia đình chị Nguyễn Quỳnh Hoa đang sống trong căn hộ đi thuê ở Nhật, mỗi năm lại dịch chuyển nên nhờ đó chị cũng học được một số cách sắp xếp, dọn dẹp.
” Mình học cách tối giản đồ đạc trong nhà của người Nhật và giữ nguyên tắc phân chia đồ đạc theo mục đích sử dụng, dùng xong phải để lại vị trí cũ. Mỗi khi cần mình sẽ tìm được đồ thuận tiện, cũng một phần vì nhà mình đi thuê diện tích sử dụng không lớn nên đồ đạc trong nhà chủ yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày” .
Chị Nguyễn Quỳnh Hoa trong căn bếp của gia đình.
Theo đó, món đồ nào không sử dụng đến, mỗi tháng chị Quỳnh Hoa sẽ lọc ra, đem đến tiệm đồ cũ bán lại. Chị hay sử dụng các hộp, kệ để chia đồ.
Cách sắp xếp của chị Quỳnh Hoa như sau:
- Hộp kim chỉ nhỏ xinh ở gần kệ đựng bàn là trong phòng ngủ.
- Hộp đựng các loại thuốc, bông băng y tế để trên kệ dễ thấy nhất cho cả nhà.
- Các loại đồ lót, tất sẽ xếp vào từng hộp vải riêng.
- Quần áo sẽ chia và xếp theo chất liệu và theo mùa.
- Các loại thiết bị điện tử như điều khiển sẽ dùng hộp treo, dùng xong cất vào vị trí đấy.
- Một hộp đựng dụng cụ kỹ thuật như búa, đinh cất ở tủ kho.
- Các loại nước tẩy rửa xếp vào cùng một hộp to để trong tủ dưới bồn rửa mặt.
- Các loại nước giặt, tẩy quần áo sẽ xếp ở trên kệ máy giặt.
- Giày dép đôi nào hay đi sẽ xếp ở tủ giày gần cửa, còn lại sẽ làm sạch và cất vào hộp giày để trong kho gần phòng phơi…
Nhà Quỳnh Hoa cũng có thói quen không bao giờ để bát đĩa ngâm qua đêm hay để bừa bãi trên bàn không rửa. Ăn xong, kết thúc ngày là bếp phải sạch sẽ, bàn không còn đồ, lau dọn thơm tho mới được đi ngủ.
Video đang HOT
Quần áo để giặt chị cũng xếp và phân loại từ khâu thay như đồ lót để riêng giặt sau khi tắm, đồ trắng gom lại để khô, một tuần sẽ giặt một lần, đồ thay hàng ngày thì 2-3 ngày giặt một lần. Đồ của con giặt và phơi riêng nên con của chị cũng có thể tự thu và gấp đồ. Nhà chị dùng túi giặt eco rất sạch và tiết kiệm.
Đây là một góc nhỏ đựng những dụng cụ bếp của mình.
Chỗ này đựng bát đĩa cuối ngày mà chị Hoa rửa xong, lau khô và xếp gọn lên đó.
Ở kệ tủ trên chị để bát đĩa, âu đựng và nồi nhỏ khác.
Ngăn kéo tủ dưới có bốn ngăn, ngăn đầu mình xếp thìa dĩa và những dụng cụ làm bento, pha chế, cắt tỉa…
Do hay ngâm bồn với muối tắm nên mỗi ngày tắm xong chị Hoa đều phải cọ sạch ngay để tránh bồn bị bám vết bẩn. Tuy nhiên có những vết bẩn bám ở bồn rất khó để làm sạch dù có sử dụng nước tẩy.
Chị dùng mẹo này để khử mùi cống thoát nước trong nhà vệ sinh, bồn tắm và giữ cho bồn sáng bóng. Đó là dùng hỗn hợp cream of tartar và soda hoặc oxy già, hoà hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1, bôi lên các vết bẩn, để 15 phút rồi dùng bọt biển cọ sạch lại.
Sau đó dùng giấm hoà nước và tinh dầu thảo mộc xịt rồi lau sạch thì bồn tắm sẽ bóng sáng. Với các lỗ cống, chị cũng đổ hỗn hợp cream of tartar và oxy già xuống 10 phút, sau đó đổ nước sẽ giúp ống cống trôi sạch vết bẩn và khử mùi.
Ngăn thứ hai đựng các loại chén đĩa nhỏ.
Dưới bồn rửa là chỗ chị Hoa để các loại gia vị dự trữ hay ít sử dụng hơn.
Kệ tủ trên để các loại hộp bento và hộp đựng thực phẩm.
Làm sạch các vết cháy, dầu mỡ bám và làm sáng bóng nồi, chảo inox bằng cách khi chảo, nồi còn nóng đổ một lon soda vào đun sôi, sau đó để ngâm 15 phút. Tiếp đó, dùng hỗn hợp cream of tartar và giấm, đổ vào xoong nồi, ngâm tiếp 30 phút. Cuối cùng dùng miếng bọt biển cọ sạch lại. Với phần đít chảo, đít nồi sẽ cọ bằng kem đánh răng hoặc ketchup.
Vỏ ga, chăn, gối, mỗi tuần chị thay giặt một lần. Mỗi ngày hút bụi và dùng cây lăn sạch tóc và vải bụi trên giường chiếu. Trong các phòng, chị hay cắm thảo mộc như hương thảo và để những lọ tinh dầu để khử mùi.
Mỗi khi nấu nướng xong chị sẽ hay đốt nến và tinh dầu để khử mùi trong phòng. Mỗi góc phòng chị Hoa để một lọ tinh dầu vừa giúp đuổi muỗi vừa tạo mùi thơm cho nhà.
Lò nướng kiêm nồi chiên không dầu được để gần cửa sổ thoát hơi, phía trên làm một thanh chắn để treo những đồ tre, gỗ sau khi sử dụng để giúp cho những đồ này không bị ẩm mốc. Phía trên chị làm một thanh chắn ngang để treo những đồ tre, gỗ sau khi sử dụng để giúp cho những đồ này không bị ẩm mốc.
Mình thường cố gắng không sử dụng các chất tẩy rửa công nghiệp và tận dụng tối đa những đồ có sẵn trong nhà. Ví dụ như túi lưới đựng hành tây, rau củ ở siêu thị, mình không vứt đi mà sẽ xếp lại để làm miếng cọ rửa đáy nồi, bồn tắm, bệ rửa mặt, bồn rửa bát… Nó rất hữu ích, dùng cọ rất sạch.
Cuối ngày nấu nướng xong các loại khăn bếp sẽ cho vào luộc cùng baking soda và giấm. Rồi phơi khô qua đêm, hôm sau luôn có khăn sạch tinh tươm để dùng.
Chị Hoa có 5 cái thớt chính, 1 cái để mổ cá, 1 cái thái thịt sống, 1 cái thái đồ chín, 1 cái cắt trái cây, 1 cái để riêng thái hành, băm tỏi. Ngoài việc ngâm thớt với dung dịch tẩy trùng cho thớt, mỗi tuần chị sẽ làm sạch thớt một lần với hỗn hợp chanh và baking soda, rắc baking soda lên mặt thớt rồi dùng vỏ chanh để chà sạch.
Bếp nấu nướng xong bám dầu mỡ, vệt thức ăn bắn ra, dùng kem đánh răng để cọ sạch. Thế là bếp luôn sạch bóng mà không lo độc hại gì.
Bàn ăn trong bếp sẽ không để nhiều đồ, chỉ có bình hoa, bình nước, hộp giấy và máy pha cà phê cho buổi sáng, mình rất khó chịu khi bàn ăn để nhiều đồ.
Các loại giày trắng dùng bàn chải đánh răng và bóp kem đánh răng lên vết bẩn. Chải xoay tròn và để 15 phút rồi giặt sạch lại. Các loại giày màu có thể dùng baking soda và thêm nước, giấm để giặt.
Vì diện tích nhà nhỏ nên chị cũng không thể bày nhiều đồ và cách để nhà luôn gọn gàng là sử dụng những đồ có thể gấp gọn. Trong hình là một chiếc bàn gấp rất nhẹ để sử dụng cho những bữa sáng một mình hay ngồi thưởng cà phê bánh trái bên cửa sổ, đón nắng mới.
Ảnh: NVCC
Mẹo hay giúp giảm một nửa thời gian dọn dẹp nhà cửa, đảm bảo sạch sẽ gọn gàng như khách sạn 5 sao
Thói quen dọn dẹp dưới đây sẽ giúp bạn không phải mất thời gian dọn dẹp nhà cửa nữa.
Rất nhiều người thích dọn dẹp từng phòng trong nhà. Bằng cách đó, bạn có thể cảm thấy đã hoàn thành một phòng và sau đó chuyển sang phòng tiếp theo. Tuy nhiên, nó sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể trong ngày, và bạn có thể sẽ có một căn bếp sạch sẽ nhưng đồng thời cũng có một phòng tắm lộn xộn.
Một phương pháp có thể phù hợp hơn với bạn là xây dựng thói quen làm dọn dẹp mỗi ngày. Nó cũng hiệu quả hơn nhiều. Thay vì lấy máy hút bụi ra, hút bụi phòng khách và cất đi chỉ để sau đó lại lấy ra hút bụi phòng ngủ, bạn có thể hút bụi cả nhà cùng một lúc. Bạn cũng đang dọn dẹp một thứ gì đó trong mỗi phòng mỗi ngày, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có động lực hơn để giữ cho mọi phòng trong nhà sạch sẽ.
Để có thói quen, hãy lập một lịch trình nghiêm ngặt cho bản thân, trong đó vạch ra những việc bạn phải làm hàng ngày. Bằng cách đó, bạn luôn biết nhiệm vụ của mình trong ngày hôm đó. Ví dụ một trong những lịch trình có thể là:
- Thứ 2: Quét bụi mọi thứ, kể cả bồn cầu, giá sách và khung ảnh.
- Thứ 3: Vệ sinh mọi bề mặt: quầy bếp, bàn, tủ, ghế, toilet.
- Thứ 4: Hút bụi và lau nhà.
- Thứ 5: Thu dọn tủ quần áo, giày dép, áo khoác.
- Thứ 6: Thu dọn tủ lạnh và tủ đựng thức ăn.
- Thứ 7: Giặt ga trải giường.
- Chủ nhật: Giặt là.
Tất nhiên, bạn không cần phải tuân theo lịch trình trên. Bạn có thể tự lập lịch trình phù hợp với thói quen, mong muốn và nhu cầu của mình. Điều quan trọng nhất khi lập một lịch trình là bạn phải tuân theo. Bằng cách đó, công việc sẽ không chồng chất và bạn chỉ mất một ít thời gian mỗi ngày để dọn dẹp nhà cửa. Lý tưởng, phải không?
Cách bố trí bàn ăn giúp những căn bếp nhỏ trở nên rộng rãi bất ngờ Có rất nhiều cách để mang đến sự rộng thoáng cho không gian nấu nướng, trong đó cách chọn lựa và bố trí bàn ăn luôn vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang sở hữu một không gian bếp nhỏ, bạn cũng đừng lo lắng bởi sự sắp đặt nội thất chính là điều quyết định tất cả. Căn bếp nhỏ hẹp hay...