Dấu vết làng cổ giữa lòng Hà Nội, giờ mỗi tấc đất như tấc vàng
Làng hoa Ngọc Hà nức tiếng một thời, có tuổi đời nghìn năm tuổi nhưng vào thập niên 90 của thế kỷ trước, nó gần như bị xóa sổ.
Làng hoa trong thương nhớ
Phố Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) nằm cạnh Lăng Bác, địa điểm du lịch thu hút du khách đến thăm quan.
Con phố này chính là một phần của làng hoa Ngọc Hà, ngôi làng có tuổi đời hơn một nghìn năm, gắn liền với kinh thành Thăng Long xa xưa.
Ông Trần Huy Bộ – người trồng hoa cuối cùng của làng
Ông Trần Huy Bộ (SN 1942 – Ba Đình, Hà Nội) – người gốc làng Ngọc Hà chia sẻ, dòng họ ông sinh sống lâu đời ở mảnh đất này.
“Nhiều tài liệu ghi chép lại, hơn một nghìn năm trước người dân từ Ninh Bình, Thanh Hóa theo vua Lý Thái Tổ ra đất Thăng Long. Nhà Lý lập Thập tam trại (13 khu trại) ở phía Tây kinh thành để trồng lúa, trồng rau làm nguồn cung cấp nhu yếu phẩm.
Trong đó, làng Đại Yên cung cấp lá thuốc Nam, làng Ngũ Xã cung cấp đồng, làng Ngọc Hà cung cấp hoa…”, ông nói.
Dấu tích của ngôi làng cổ là đình và chiếc hồ lớn đầu ngõ 158 Ngọc Hà.
Ngõ 158 phố Ngọc Hà bây giờ là đầu làng Ngọc Hà xưa, phía cổng làng có đình nằm giữa cái hồ lớn. Cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã xây dựng vườn Bách thảo trên đất của làng Ngọc Hà để trồng thí nghiệm các loài cây.
Ngoài trồng các giống cây bản địa, họ còn cho nhập các giống hoa từ châu Âu gồm: Cẩm chướng, phăng, cúc vàng, violet.
Người quản lý vườn Bách thảo thuê người dân Ngọc Hà làm vườn. Nhờ vậy, dân làng học cách trồng hoa của người Pháp, gây được giống các loài hoa mới vì trước kia họ chỉ trồng các loại hoa như mẫu đơn, huệ, hồng, cúc vạn thọ, ngâu, thiên lý…
Ở làng, đàn ông cuốc đất, làm vườn, người già bắt sâu, nhặt lá, còn việc bán buôn phần lớn là chị em phụ nữ. Hình ảnh những cô gái mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, gánh hoa trên phố đã trở thành nét đẹp của Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Video đang HOT
“Làng Ngọc Hà trồng hoa không dùng đến phân bón hóa chất hay phun thuốc kích thích. Chúng tôi chủ yếu dùng phân hữu cơ là bùn đất và phân Bắc (loại phân bón từ phân động vật, đào hố, ủ dưới lòng đất). Quanh làng Ngọc Hà xưa nhiều ao, hồ. Mỗi dịp tát ao, người ta lấy bùn phơi rồi đập nhỏ ra, trộn với phân Bắc, bón cho hoa”, ông Bộ nói.
Gia đình ông Bộ sở hữu mảnh đất 360m2 chuyên trồng hoa. Vụ hoa này vừa thu hoạch, gia đình ông cuốc đất, trồng loại hoa khác.
Ngoài trồng hoa, cha ông Bộ thường lên Quảng Bá, Nghi Tàm, mua hoa mang về khu phố cổ bán lại, ăn chênh lệch vài đồng. Mùa nào thức ấy, tháng 4 cụ lấy loa kèn, tháng 5 cụ lấy sen, thược dược…
Dịp Tết, cụ chuyển hoa ra Hàng Lược – chợ hoa Tết xưa của người Hà Nội bán. Nhờ chăm chỉ, cụ dư dả kinh tế nuôi các con.
Ông Bộ lớn lên, đi bộ đội nhưng sau này, vẫn quay lại với nghề trồng hoa gia truyền. Ngoài trồng hoa, dân làng Ngọc Hà còn trồng rau, cung cấp cho nhà nước trong thời kỳ bao cấp.
Một ký ức đẹp của ông Bộ về làng hoa xưa là vào mùa cưới hỏi. Thời ấy, đám cưới chỉ dùng hoa dơn trắng, bó dài, đính dải ruy băng màu hồng trên tay cầm.
Dân buôn hoa trên Hàng Khay đổ về làng mua hoa tấp nập. Một số người dân đến mua lẻ rồi nhờ chủ vườn bó hộ. Nhiều nhà bán hoa, kiêm luôn cả bó hoa thuê.
Cũng giống ông Bộ, bà Phạm Thị Chức (78 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sinh ra và lớn lên ở làng hoa Ngọc Hà.
Gia đình bà có mảnh vườn lớn, đủ các loại hoa. Bà cho biết, cha mẹ bà thường lấy giống hoa từ Đà Lạt. Nhân lực gia đình không đủ, cha mẹ bà Chức phải thuê thêm người làm.
Bà Phạm Thị Chức đầy ắp ký ức về làng hoa giữa lòng Hà Nội xưa.
Nhiều đoàn phim vào làng quay, có lần có mượn vườn nhà bà Chức làm bối cảnh. Khi bà tham gia công tác, đi lấy chồng trên phố cổ, nhiều người gặp lại vẫn nhớ mặt, hỏi han.
Trong ký ức của bà, những người phụ nữ làng hoa luôn tảo tần, chịu thương chịu khó. Ngày từ lúc mới hiểu biết, bà Chức được mẹ dạy trồng trọt, nữ công gia chánh, may vá.
“Ngày nhỏ, tôi hay theo mẹ lên Hồ Gươm bán hoa. Sáng sớm tinh sương, mẹ ra vườn hái hoa, buộc thành từng bó hay gói trong lá dong, lá chuối, xếp đầy vào hai chiếc sọt tre.
Sau buổi bán hàng, bao giờ tôi cũng được mẹ cho một que kem mát lạnh. Thức quà vặt mà đứa trẻ nào cũng mê mẩn”, bà Chức kể.
Nỗi tiếc nuối khi làng cổ biến mất
Nổi tiếng một thời là vậy nhưng làng hoa Ngọc Hà không tránh khỏi sự bủa vây của cơn lốc đô thị hóa và kinh tế thị trường.
Thập niên 90 của thế kỷ trước, thanh niên trong làng đi thoát ly. Khu vực xung quanh làng Ngọc Hà nhà cửa mọc lên san sát, giá đất tăng vùn vụt”.
“Tấc đất, tấc vàng”, nhiều gia đình bán đất, lấy tiền chia cho các con dựng vợ, gả chồng. Cuộc sống thay đổi, diện tích đất trồng hoa thu hẹp, rồi nghề trồng hoa dần suy tàn.
Theo ông Bộ, trước đây khu vực này là những luống hoa trải dài, giờ thành nhà cửa và ngõ xóm.
Ông Bộ buồn rầu, cho biết, trồng hoa như đánh bạc, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, lợi nhuận lại thấp. Năm nào thời tiết thuận lợi, người nông dân còn kiếm được, gặp thời điểm khí hậu khắc nghiệt, hoa hỏng là mất trắng. Mặc dù quanh năm làm lụng nhưng ông Bộ và các gia đình trong làng cũng chỉ đủ ăn.
Đây có lẽ là những nguyên nhân khiến cho làng hoa nức tiếng dần biến mất. Ngày nay, làng hoa đã đổi thành phố Ngọc Hà, ngõ Ngọc Hà.
Dân ngụ cư ở khắp nơi về đây mua nhà, sinh sống. Làng hoa vàng son một thuở chỉ còn trong hoài niệm. Những con người muôn năm cũ của làng đều ở tuổi xế chiều, có người đã rời xa cõi tạm.
Nhà mọc lên san sát khiến làng hoa yên bình chỉ còn là hoài niệm.
10 năm trước, luyến tiếc nghề cổ, ông Bộ vẫn trồng hoa. Sau do tuổi cao, sức yếu, ông đành bỏ đất hoang. Con trai ông chỉ còn làm cây hoa giống, đưa đi Hải Phòng, Yên Bái, Phú Thọ bán.
Dấu vết còn sót lại ở làng hoa Ngọc Hà có lẽ chỉ còn đình cổ cùng hồ nước xanh ngắt, phản chiếu bầu trời lấp lóa như gương…
Xứ cù lao vào vụ rau màu
Chợ Mới (An Giang) có diện tích trồng rau màu lớn, với hơn 25.000 ha/năm. Kết quả thu nhập bình quân diện tích chuyển đổi sang trồng màu tăng gấp 3,44 lần so trồng lúa; giá trị sản xuất bình quân rau màu đạt 392,36 triệu đồng/ha.
Sản xuất và thu hoạch rau màu ở xã Kiến An
Có thể thấy, hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Chợ Mới đã và đang mang lại những kết quả quan trọng. Từng bước đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của nhân dân, mở ra nhiều cơ hội để Chợ Mới đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới, vụ hè thu 2020, toàn huyện xuống giống gần 5.400ha rau màu, tập trung ở các xã: Mỹ An, Hội An, Kiến An, Long Kiến, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông...
Nông dân trồng chủ yếu các loại rau ăn lá, cải xanh, cải ngọt, dưa hấu non, khoai cao, bắp non, bắp ngọt, dưa leo, đậu đũa, hành, gừng, mè, ớt... Đến nay đã thu hoạch hơn 2.100ha rau các loại, khoai cao, bắp non, cải xanh, cải ngọt, hành... năng suất đạt cao, giá cả tăng so tháng trước. Bà con nông dân sản xuất rau màu ở đây cho biết, trồng rau màu mùa mưa thời tiết thuận lợi cho cây phát triển, đỡ tốn công chăm sóc và chi phí tưới. Tuy nhiên, sản xuất mùa này cũng đối mặt nhiều khó khăn nếu như gặp thời tiết bất lợi, mưa bão kéo dài.
Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng rau màu, bà con đã cho lên liếp, tạo rãnh để thoát nước thật nhanh khi gặp mưa nhiều và kéo dài, để tránh bị ngập cục bộ. Vì nếu bị ngập quá lâu rễ cây sẽ bị mất ô-xy, người dân quen gọi là bị ngộp, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, nếu kéo dài cây sẽ bị chết hoặc tuột lá dẫn đến năng suất giảm.
Anh Nguyễn Văn Hà (nông dân chuyên sản xuất rau màu) cho biết: "Để rau màu thích ứng tốt với thời tiết, nông dân chọn giống kháng được những bệnh thường gặp trong mùa mưa, kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học, ủ với phân hữu cơ để bón lót nhằm hạn chế một số loại nấm bệnh hoặc khi cây được 5-7 ngày tuổi. Không nên làm đất quá nhuyễn dẫn đến đất bị nén, thiếu ô-xy sẽ gây nên tình trạng nghẹt rễ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Định kỳ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị một số loại sâu bệnh thường gặp. Nhiều mảnh ruộng nông dân sử dụng màng phủ có 2 mặt hoặc dùng rơm rạ phủ lên luống cây rau màu".
Dọc tuyến đường cộ Hai Thới (xã Kiến An, Chợ Mới), nông dân trồng rau màu san sát. Bà Nguyễn Thị Út đang thu hoạch cải ngọt cho biết: "Giá cả hiện nay đang thuận lợi, cải xà lách có giá 12.000 đồng/kg, thương lái tới tận ruộng để thu mua, nên đỡ chi phí".
Chị Tư đang loay hoay tỉa bỏ bớt cây cải xanh con cho biết: "Tôi có mảnh ruộng hơn 500m2 trồng tía tô, cải xanh, rau thơm, ngò rí. Mùa mưa đỡ tốn tiền tưới, chăm sóc khỏe. Cải xanh trồng 25 ngày thu hoạch, hiện có giá 10.000kg. Riêng rau tía tô giá 27.000 đồng/kg, nhưng loại này giống đắt và khó trồng hơn các loại rau màu khác, nhưng năng suất khá cao. Sau khi trồng 2 tháng thu hoạch đợt 1 cắt ngang cây, sau thời gian chăm sóc thu hoạch tiếp đợt 2".
Nhiều nông dân sản xuất rau màu chia sẻ, vòng quay của đất trồng rau màu đạt 4-7 vòng/năm. Trồng rau, cải có chi phí sản xuất thấp, được giá sẽ lời rất nhiều. Như các loại rau ăn lá nếu giá 4.000-5000 đồng/kg thì huề vốn, còn được giá như hiện nay 1 công đất thu hoạch có thể lời hơn 10 triệu đồng sau 2 tháng trồng và chăm sóc.
Xã Kiến An được xem là vùng chuyên canh rau màu lớn của huyện Chợ Mới và tỉnh. Hệ số vòng quay sản xuất 5-7 vụ/năm. Mỗi ngày, nơi đây cung cấp ra thị trường 80-100 tấn rau màu các loại. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất đa dạng các chủng loại, nông dân Kiến An đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản. Theo những người nông dân này, 1 công đất ở đây mỗi năm trồng được 5-7 vụ rau, mồng tơi, cải ngọt, cải xanh, xà lách... Nếu tình hình sản xuất thuận lợi, "trúng mùa, trúng giá", lợi nhuận thu được rất cao.
Anh Dư (Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến An) cho biết: "Từ đầu năm đến nay, nông dân xã Kiến An gieo trồng gần 2.500ha màu. Được tỉnh đầu tư hệ thống tưới công nghệ cao, Hội Nông dân xã phối hợp Ban Nông nghiệp xã đã vận động nông dân trong vùng dự án đấu nối hệ thống tưới phun sương trên rau, màu được 22 hộ đăng ký, đang triển khai thực hiện".
Hợp tác xã Nông sản an toàn Kiến An - Chợ Mới xuống giống hơn 600m2 dưa leo thực hiện trong mô hình nhà ươm cây con, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Để sản xuất nông nghiệp an toàn, chất lượng, huyện Chợ Mới đã hình thành các vùng chuyên canh rau màu ở xã Kiến An, đồng thời đang thực hiện được 33 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: mô hình trồng rau màu trong nhà lưới, nhà màng ươm cây con công nghệ sinh học.
Nông dân đánh giá rất cao sự hỗ trợ tích cực của chính quyền trong đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm sản xuất như đầu tư khôi phục lại các tuyến kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất. Đồng thời, mong muốn đầu tư các mô hình điểm như: sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho nông dân... giúp người nông dân thu được lợi nhuận cao hơn trên chính mảnh ruộng của mình.
Kỳ vọng sông Tô Lịch sẽ khỏi "bệnh ô nhiễm"! Với khoảng 5,4km cống bao chính có đường kính từ 1,2m - 1,5m và 2,2km cống nhánh có đường kính khoảng 500mm, toàn bộ nước thải ra sông Tô Lịch sẽ được thu gom, xử lý. Giờ đây, ước vọng hồi sinh dòng sông Tô lịch sử, hơn bao giờ hết, lại cháy bỏng, thôi thúc... Trong các tài liệu xưa còn lưu...