Dấu vết hiện trường vạch mặt hung thủ nhiều vụ trọng án
Cần mẫn, thông minh, sáng tạo, yêu nghề và đặc biệt phải có tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ cùng sự vững vàng nghiệp vụ khi đối mặt với những vụ án khó… đó là sự đúc kết về những chiến công thầm lặng của cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) Công an tỉnh Lâm Đồng trong hành trình làm án…
Tôi trở lại Công an tỉnh Lâm Đồng vào một ngày giữa tháng 7-2017. Trời Đà Lạt vốn se lạnh, lại phải hứng chịu những cơn mưa bụi do ảnh hưởng của cơn bão số 2 càng làm cho thời tiết ở cao nguyên này thêm rét, nhưng bên trong tòa nhà làm việc của các cán bộ Phòng PC54 Công an Lâm Đồng vẫn ấm áp.
Bên tách trà nóng, tôi được Trung tá Đặng Ngọc Lâm – Đội trưởng Đội 1 kể chuyện đời, chuyện nghề khám nghiệm mà anh đã phục vụ trong gần 20 năm qua.Theo Trung tá Lâm, suốt thời gian làm việc tại Phòng PC54, anh đã trực tiếp tham gia rất nhiều vụ khám nghiệm nhưng một vụ án mạng xảy ra vào ngày giáp Tết Nguyên đán 2015 để lại cho anh nhiều ấn tượng nhất.
Hôm ấy, buổi sáng tháng Chạp ngày ông Công, có một người đàn ông đến Công an TP. Đà Lạt trình báo về việc mẹ mình là bà Trương Thị Lê (chuyên bán vàng, đổi đô la dạo ở chợ trung tâm TP. Đà Lạt) mất tích trong nhiều ngày.
Nhận tin báo, Công an TP. Đà Lạt một mặt tổ chức truy tìm, mặt khác gửi thông báo đến Công an các tỉnh tiếp giáp với Lâm Đồng nhờ hỗ trợ thông tin tìm kiếm, nhưng trải qua gần chục ngày lặn lội khắp núi cao rừng thẳm mà vẫn không thấy.
Đến ngày 27 Tết có một “phượt thủ” trong lúc chạy xe môtô trên đèo Khánh Vĩnh thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì bị nóng máy nên xuống suối múc nước tạt vào xe gắn máy cho nguội để đi tiếp, bất ngờ đã phát hiện một xác chết ở trong khe đá.
Khám nghiệm hiện trường vụ sát hại anh Hoàng Thế Vinh và vụ sát hại anh Bình – chị Hạnh.
Ban đầu khi tiếp nhận trình báo, Công an tỉnh Khánh Hòa tiến hành khám nghiệm và xác định đây là vụ giết người nên đã thông báo cho Công an tỉnh Lâm Đồng xuống xem có liên quan đến vụ mất tích hay không. Khi Tổ công tác của Phòng PC54 có mặt tìm cách nhận dạng thì đã thấy thi thể bị phân hủy gần hết và không tìm thấy bất cứ loại giấy tờ tùy thân nào tại hiện trường.
Đứng trước tình huống khó khăn, Trung tá Lâm quyết định chia nhỏ đội hình yêu cầu mỗi người đi theo một hướng, người men theo gềnh đá ngược dòng suối, người chống gậy lội giữa dòng nước chảy xiết những người còn lại tỏa vào các cánh rừng hai bên bờ suối để tìm kiếm mẫu vật liên quan đến nạn nhân và đến chiều tối cùng ngày thì thu được một chiếc kẹp và mấy sợi tóc dính vào một cây dại mọc bên bờ suối.
Mang chiếc kẹp tóc về cho người trình báo vụ việc xem lại, đồng thời so sánh kết quả giám định mẫu tóc đã cho ra kết quả trùng khớp, xác định nạn nhân chính là bà Trương Thị Lê.
Video đang HOT
Xác định xong danh tính nạn nhân, Trung tá Lâm cùng đồng đội lại phải một lần nữa chống gậy lội gần 2 cây số dọc theo dòng suối và rà soát trên một diện tích lớn khu vực rừng núi để tìm kiếm nơi hung thủ gây án nhưng trải qua gần 2 ngày đêm liên tục tìm kiếm mà không tìm được dấu hiệu nghi vấn nào, chỉ thấy vết bánh xe có kích thước tương ứng với chiếc InNova 7 chỗ ngồi.
Xác định hung thủ có thể ra tay sát hại nạn nhân ở nơi khác rồi dùng xe ôtô vận chuyển xác đến khu vực này phi tang, Trung tá Lâm đưa ra phương án phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tổng rà soát các loại phương tiện có trên địa bàn TP, Đà Lạt và chỉ hai ngày sau đã xác định được chiếc xe chở nạn nhân và từ mấu chốt này giúp cơ quan điều tra mở hướng truy bắt hung thủ.
Vừa kể xong câu chuyện, Trung tá Lâm đưa tôi đến gặp Thượng tá, Trưởng phòng Hà Văn Tổng. Trò chuyện về nghề, Thượng tá Tổng kể: Ngày mới về phòng nhận công tác, nhớ mãi vụ khám nghiệm tử thi để giúp cơ quan điều tra tìm ra nguyên nhân tử vong của một người bị mất tích đã gần một tháng ở huyện Lạc Dương.
Mặc dù lúc học ở trường đã từng vài lần được tiếp cận với tử thi ngâm trong hóa chất nên cảm thấy bình thường, nhưng khi tiếp cận với tử thi đang trong thời phân hủy nặng bốc mùi hôi thối nồng nặc nên anh thực sự bị run và phải mất hơn 20 phút định thần trở lại, mới có thể tiếp tục công việc.
Thượng tá Hà Văn Tổng – Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Lâm Đồng.
Quá trình khám nghiệm hoàn tất, nguyên nhân tử vong cũng được xác định là giết người, cướp của, nhưng khi trở về nhà, anh không dám động đến bất cứ thứ gì, liên tục tắm đến 3-4 lần mà vẫn có cảm giác cái mùi tử khí ám nặng trên người tới mức vừa nhìn thấy tô cháo chân giò heo mà mẹ anh múc cho là anh nôn thốc nôn tháo.
Vừa vượt qua những ngày tháng khó khăn khi mới nhận nhiệm vụ, Thượng tá Hà Văn Tổng và đồng đội lại phải trải qua một giai đoạn mà anh cho là khá vất vả.Thời điểm đó lâm tặc hoành hành trên khắp các cánh rừng ở Lâm Đồng, có ngày Công an các huyện bắt đến gần chục người nhưng hầu hết trong số đó nếu không chống đối thì cũng tìm trăm phương ngàn kế để chối tội.
Để nhanh chóng đưa đám lâm tặc này ra xét xử trước pháp luật, Lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo cho Phòng PC54 vào cuộc với nhiệm vụ phải thu thập đầy đủ chứng cứ thuyết phục nhất để buộc tội.
Trải qua hằng tháng trời ăn ngủ trong rừng, hứng chịu hàng chục cơn sốt rét, muỗi đốt, vắt cắn, cuối cùng anh Tổng cùng đồng đội cũng đã tìm kiếm được rất nhiều rìu, búa, cưa máy có dấu vân tay trùng khớp với những lâm tặc vừa bị bắt và đặc biệt xác định chính xác số rìu, cưa máy này đã dùng để đốn hạ hàng trăm cây gỗ quý cổ thụ trong rừng.
Trải qua gần 30 năm làm công tác khám nghiệm, đối diện biết bao khó khăn vất vả, nhưng có lẽ vụ án Kiều Quốc Huy giết người chiếm đoạt tài sản khiến các anh phải cân não nhiều nhất.
Tuy nhiên đây cũng là vụ khám nghiệm thành công nhất mà Phòng PC54 đã hoàn thành bởi ngoài việc bắt hung thủ tâm phục khẩu phục, còn giúp cơ quan điều tra khám phá 2 vụ án khác.
Theo lời kể của Thượng tá Hà Văn Tổng, khuya ngày 30-8-2015, cơ quan điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện một xác chết đang trong thời kỳ phân hủy nặng được chôn trong rừng thông thuộc xã B’Lá, huyện Bảo Lâm. Nghi có dấu hiệu của một vụ giết người nên Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng lập tức chỉ đạo cơ quan giám định pháp y vào cuộc tìm kiếm dấu vết trên thi thể nạn nhân cũng như tại hiện trường để mở hướng điều tra.
Ngay trong đêm toàn bộ lãnh đạo Phòng PC54 cùng Tổ công tác xuống ngay hiện trường, nhưng do thời tiết xấu, mưa lớn nên phải đến tối 31-8 mới có thể dựng bạt để thực hiện công tác khám nghiệm.
Đưa đối tượng Kiều Quốc Huy đi thực nghiệm hiện trường.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành pháp y nên ngay từ lúc vừa đặt chân đến khu vực chôn xác nạn nhân, Thượng tá Tổng đã phát hiện ra nơi đây không phải hiện trường thật của vụ án mà hung thủ đã thực hiện hành vi tội ác ở nơi khác rồi mang xác đến phi tang vì ngoài hố chôn nạn nhân thì xung quanh không hề để lại bất cứ dấu vết gì.
Phần mềm của nạn nhân đã bị phân hủy rất nặng nên không thể xác định được các vết thương trên người, riêng phần hộp sọ có một lỗ được xác định là do đầu đạn xuyên vào nhưng lại không tìm thấy lỗ ra. Việc duy nhất có thể xác định được là nạn nhân nam khoảng 34-35 tuổi, tử vong trong thời gian khoảng từ 8-10 ngày.
Để giải quyết khó khăn trước mắt, Phòng PC54 đã bàn bạc với phía cơ quan điều tra cho đăng thông tin tìm thân nhân của nạn nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng và đến sáng 1-9 thì xác định được danh tính nạn nhân chính là anh Hoàng Thế Vinh (37 tuổi) tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và đến tối cùng ngày cũng xác định được đối tượng đáng nghi vấn nhất là Kiều Quốc Huy (29 tuổi) ở tỉnh Nghệ An (tạm trú phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).
Khám xét nhà Huy, cơ quan điều tra thu giữ được 6 khẩu súng cùng hàng trăm viên đạn các loại nhưng theo nguyên lý, tất cả các loại đạn này khi bắn vào cơ thể đều có lỗ đạn đi vào và lỗ đạn xuyên phá ra ngoài nên hoàn toàn khác với dấu vết trên hộp sọ nạn nhân, mà thời điểm ấy, Kiều Quốc Huy thì cứ luôn miệng cho rằng hắn chỉ sưu tập súng theo sở thích chứ không giết người.
Sau một đêm thức trắng lục lại trí nhớ về những vụ việc đã khám nghiệm trong gần 30 năm mà vẫn không tìm ra được manh mối nào khiến cho lòng Thượng tá Tổng nóng như lửa đốt.
Không thể đầu hàng, đến sáng 2-9, Thượng tá Tổng triệu tập Tổ công tác, đưa ra một quyết định khá mạo hiểm là cho rút bớt thuốc nổ ở tất cả các loại đạn (trong đó chú ý nhất là đạn dùng cho khẩu súng AR15) rồi đem bắn thử vào mô hình.
Sự mạo hiểm ấy đã cho kết quả mỹ mãn bởi vào lúc 15h cùng ngày, trong số đầu đạn được rút bớt thuốc mang ra bắn thử đều chỉ có lỗ đi vào mà không có lỗ phá ra, và từ thử nghiệm này đã xác định lỗ đạn trên đầu nạn nhân trùng khớp với lỗ đạn được bắn ra từ khẩu súng AR15.Đến đây thì Kiều Quốc Huy không thể tìm cách chối cãi được nữa mà cúi đầu khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Cũng từ chứng cứ truy được từ vụ án này, cán bộ Phòng PC54 còn giúp cơ quan điều tra truy ngược thời gian để xác định việc Kiều Quốc Huy giết vợ chồng anh chị Đỗ Hoàng Bình và Phạm Thị Mỹ Hạnh ở TP Bảo Lộc để chiếm đoạt tài sản.
Theo Đức Cương
Cảnh sát toàn cầu
Chủ quán cơm gà đuổi khách đã cọc tiền trước bị phạt hơn 7 triệu đồng
Chủ quán cơm lam gà nướng Tam Nguyên ở Đà Lạt từ chối phục vụ du khách do đến trễ 1 giờ, đồng thời không trả lại tiền cọc cho khách vừa bị Công an TP Đà Lạt xử phạt hơn 7 triệu đồng.
Các bên liên quan đưa vụ việc lên mạng xã hội (ảnh Văn Thiện)
Ngày 26.7, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ quán cơm lam gà Tam Nguyên (đường Ankroet, phường 7, TP Đà Lạt) với tổng số tiền 7.250.000 đồng. Theo đó, các vi phạm của chủ quán này là kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bị phạt 2,5 triệu đồng), kinh doanh thức ăn nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định (bị phạt 4 triệu đồng), không thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho những người đang phục vụ tại quán (bị phạt 750.000 đồng).
Theo Công an TP Đà Lạt, chủ quán là bà Mai Thị Như Loan (52 tuổi) và chồng là ông Nguyễn Thanh Hải đều không thừa nhận việc kinh doanh, cho rằng gia đình chỉ nấu ăn phục vụ người quen, bạn bè. Tuy nhiên quá trình xác minh, cơ quan công an có đủ căn cứ xác định quán Tam Nguyên nhận đặt nấu ăn cho du khách qua điện thoại và mạng internet, yêu cầu khách phải đặt cọc trước thì mới phục vụ.
Bà Loan trao đổi với PV về việc (ảnh Văn Thiện)
Trước đó chị Nguyễn Thị Kim Phượng (34 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đề nghị xử lý vụ việc liên quan đến chuyến du lịch của gia đình chị. Theo đơn trình bày, lúc 12 giờ trưa ngày 29.6, đoàn khách của chị Phượng gồm 14 người đến tại quán Tam Nguyên để ăn trưa như đã đặt trước. Lấy lý do đoàn đến chậm 1 giờ, chủ quán Tam Nguyên đã từ chối phục vụ và xua đuổi khách, đồng thời không chịu trả lại số tiền 1 triệu đồng chị Phượng đã đặt cọc trước đó.
Theo Danviet
Hy hữu một người bị áo mưa siết cổ tử vong Một người đàn ông mặc áo mưa đang điều khiển xe máy thì bất ngờ tà áo mưa cuốn vào bánh xe khiến cả người và xe đổ ra đường. Sau đó, nạn nhân đã tử vong, nguyên nhân được xác định là do áo mưa siết vào cổ. anh minh hoa Sáng ngày 17/7, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho...