Dâu út hậm hực vì được bố chồng ‘tín nhiệm’
Chồng tôi là con út trong gia đình có 3 anh em trai. 2 anh lớn kết hôn sớm và đều dọn ra ngoài ở riêng.
Ảnh minh họa.
Từ ngày tôi về làm dâu, bố chồng không ngày nào không động viên tôi: “Có con ở đây, ngôi nhà này mới ra dáng một gia đình, không khí ấm cúng hẳn lên. Trước chỉ có 2 bố con sống với nhau, thằng Hùng chẳng mấy khi về, bố hay phải ăn cơm một mình, buồn lắm con ạ. Con cố gắng chịu đựng ông bố chồng này nhé, bố biết con trẻ bây giờ chẳng ai thích ở với người già đâu”.
Trong mắt những người xung quanh, bố chồng tôi rất tốt bụng và dễ tính. Tôi cũng phải công nhận, những ngày đầu chung sống, giữa tôi và ông không có mâu thuẫn gì.
Video đang HOT
Nhưng một hôm tôi đang nấu cơm thì ông gọi tôi lên nhà trên, bảo: “Con này, sắp đến ngày giỗ mẹ thằng Hùng, những thứ cần mua sắm bố đều liệt kê ra đây rồi, 2 vợ chồng các con bảo nhau tiến hành nhé. Ngoài giỗ mẹ thằng Hùng, mỗi năm nhà mình còn 4 cái giỗ chính nữa. Khi nào gần đến ngày, bố sẽ nhắc nhở các con sau”.
Lần đầu tiên trong đời được bố chồng giao cho việc quan trọng, tôi mơ hồ không biết đây là chuyện đáng mừng hay đáng lo. Một mặt, tôi được ông hết sức tin tưởng, nhưng mặt khác, đây chẳng phải là ông vừa trao gánh nặng lên vai tôi hay sao?
Chưa dám khẳng định bất cứ điều gì, tối đó tôi đem chuyện kể với chồng. Anh chẳng nói chẳng rằng với tôi, đùng đùng lao ra phòng khách, biểu cảm phẫn nộ: “Việc bố giao cho chúng con vô lý quá, trên con còn anh cả, anh hai nữa, tại sao chúng con phải gánh hết?”.
Bố chồng tôi sững sờ, đặt chén nước chè xuống bàn, quát: “Sao anh dám lớn tiếng với tôi, anh đang đứng ở đâu? Có phải nhà tôi không?”. Sợ hàng xóm xôn xao, tôi van nài chồng bớt nóng rồi đi vào phòng riêng.
Kể từ ngày hôm đó, vợ chồng tôi quyết tâm tiết kiệm tiền để ra ở riêng. Nhân lúc giá đất hạ, chúng tôi mua ngay một mảnh cách nhà bố không xa. Vài năm sau chúng tôi cũng gom được một ít để xây nhà, phần còn thiếu mẹ tôi cho vay.
Mẹ tôi dặn: “Mẹ biết con phải chịu ấm ức gần chục năm qua, là dâu út mà một năm phải gánh 5 cái giỗ, trong khi anh em bên chồng không chịu đóng góp đồng nào.
Đấy là một quan điểm rất vô lý và vô trách nhiệm của bố chồng con. Nhưng vì các con còn ở trên đất của ông nên mẹ mới chịu nhịn, bây giờ các con tự mua đất, xây nhà rồi ra ở riêng thì nên nói với ông rõ ràng mọi chuyện. Các con không có trách nhiệm phải làm giỗ nữa, việc đó giao lại cho ông và các anh. Con phải dứt điểm chuyện này cho mẹ”.
Tôi băn khoăn: “Con cũng chỉ mong được ra ở riêng, nhưng có hôm bố chồng con bảo, ở một mình ông sẽ buồn, hay là ông lên ở với các con vì ông không hợp tính hai anh”.
Mẹ tôi thở dài: “Đến tội! Tại sao bao nhiêu vất vả bên nhà chồng, con gái tôi phải gánh hết thế này?”. Tôi an ủi bà: “Số con vất vả mà, nhưng không sao mẹ ạ, được ở trong chính ngôi nhà của mình thì con sẽ thoải mái về tinh thần, mọi việc trong nhà con có thể tự quyết, không phải nhún nhường ai nữa. Được cái chồng con luôn ủng hộ con”.
Chúng tôi dọn đến nhà mới, bố chồng ở lại ngôi nhà cũ, chồng tôi có ý mời ông lên ở cùng nhưng ông từ chối: “Tôi già rồi, sống thế nào cũng được, nhưng anh chị còn trẻ, ở riêng ra cho thoải mái”.
Tưởng ở riêng thì gánh nặng trên vai tôi sẽ nhẹ bớt, nhưng hễ được dăm bữa nửa tháng, bố chồng lại gọi: “Con về đây bố nhờ tí việc”. Sợ tôi tị nạnh, bố chồng giải thích: “Bố có 3 cô con dâu, nhưng con ở gần bố nhất nên bố mới gọi, 2 đứa kia ở xa, bố không muốn bắt tội chúng nó về đây chỉ vì mấy việc cỏn con, tội chúng nó!”.
Chẳng biết trút giận lên ai, tôi hậm hực với chồng: “Đằng nào cũng mất công ra ở riêng, sao anh không mua miếng đất xa xa nhà bố một chút? Em không ngại việc bố sai nhưng em không thể làm chân sai vặt của suốt đời được!”.
Suy nghĩ quá nhiều về tiền khi mới lấy chồng
Vợ chồng tôi bằng tuổi, sinh năm 1993. Chồng là kĩ sư gần nhà, lương cơ bản, hơn 12 triệu mỗi tháng. Tôi là giáo viên mới thi vào biên chế.
Năm ngoái, khi chưa cưới, không vướng dịch Covid-19, mức lương chồng tôi cao hơn do làm thêm, có tháng 18 triệu, lại làm gần nhà; ngoài ra công ty cố định hai lần thưởng mỗi năm, mỗi lần 30-40 triệu.
Tôi mới được vào biên chế, lương gần 4 triệu/tháng, dạy chiều và dạy thêm cũng được tổng 15-20 triệu/tháng (một năm mất hai tháng hè, năm nay mất mấy tháng do dịch bệnh). Hiện tại, tôi mang bầu gần hai tháng, không muốn dạy nhiều, với lại tình hình dịch bệnh nên lương không nhiều. Chồng tôi đang học thêm tiếng để dự định cuối năm sang Nhật theo diện công ty cử đi (ít làm thêm vì nửa buổi học tiếng). Chúng tôi sống cùng bố mẹ chồng nên thoải mái, dễ tính, có cho một miếng đất trị giá gần 2 tỷ nếu hai đứa muốn xây nhà riêng (tiền xây chúng tôi tự lo).
Nói qua về chi phí hàng tháng của vợ chồng tôi: đóng góp cho bố mẹ chồng 4 triệu và một triệu cho em trai, 2 triệu chồng tiêu, 4 triệu tiền thuốc bổ, khám, sữa, trái cây, 2 triệu quần áo, vật dụng linh tinh, 2 triệu tiền phát sinh (dạo này tôi ở nhà nên không tiêu đến). Các khoản cũng không cố định mà bù trừ cho nhau. Tôi luôn bị ám ảnh làm sao để nâng thu nhập vợ chồng lên và tiết kiệm được nhiều tiền. Tôi đặt mục tiêu là vợ chồng muốn phấn đấu có mức thu nhập tốt để không phải lăn tăn nhiều về tiền, vì thế đầu óc hay bị ám ảnh bởi các con số. Tôi đang sống ở ngoại thành, không biết làm thế nào để hạn chế nghĩ linh tinh. Nghĩ nhiều rồi tôi lại trách chồng không lo đủ cho vợ con.
Có ông bà, tuổi thơ cháu sẽ đẹp hơn Được ở với ông bà chính là một món quà lớn cho tuổi thơ của các cháu. Nếu có thể, các bậc cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con mình được tận hưởng sự may mắn ấy. Bé Khoai Tây trong vòng tay bà. Ông bà là món quà quý Ngày chuẩn bị lấy chồng, chị Ng. H. Th., ngụ Long Thành,...