Đau tức “vùng kín” nhưng ngại đi khám, quý ông suýt bị cắt ruột
Chỉ vì chủ quan, ngại đi khám khi thấy vùng bẹn đau tức, người đàn ông 38 tuổi suýt phải cắt ruột vì biến chứng nghẹt quai ruột kèm thoát vị bẹn trái.
Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân (Ảnh – BVCC)
Người đàn ông 38 tuổi đến Phòng khám Nam học, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong tình trạng đau đớn vùng kín dữ dội vì khối phồng ở vùng bẹn trái.
Anh này cho biết: Bản thân có tiền sử khỏe mạnh, phát hiện khối phồng bẹn trái nhiều năm nay, không đau tức, khối lúc xuất hiện, lúc không, dùng tay ấn vào thì khối biến mất. Do tâm lý chủ quan, khối phồng lại nằm ở vùng tế nhị nên ngại ngần chưa đi khám và điều trị.
Vào chiều ngày 2/6, sau khi đi làm về thấy khối phồng chạy xuống dưới bìu, đau tức nhẹ nên anh đã dùng tay đẩy khối phồng không tự mất đi như mọi khi. Tưởng rằng không có gì nghiêm trọng nên anh vẫn thản nhiên ăn uống, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, đến rạng sáng ngày hôm sau thì anh bị đau quặn dữ dội vùng bẹn trái. Đến lúc này anh mới tức tốc tìm đến các bác sĩ Khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội để khám.
Tại Khoa Nam học và Y học Giới tính, các bác sĩ phát hiện vùng bìu trái của bệnh nhân có khối phồng to kích thước 8×10cm, sờ nắn có tiếng lọc xọc, ấn vào khối thì bệnh nhân rất đau, bụng chướng nhẹ, buồn nôn và đã nôn 2-3 lần. Qua thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm và siêu âm vùng bẹn bìu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thoát vị bẹn trái và biến chứng nghẹt quai ruột.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục và được xuất viện (Ảnh – BVCC)
Nhận định đây là một trường hợp cấp cứu cần nhanh chóng can thiệp ngoại khoa để giải cứu đoạn ruột nghẹt, tránh biến chứng hoại tử và phải cắt một đoạn ruột, các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân vào phòng mổ cấp cứu. Sau gần 1 giờ đồng hồ với những nỗ lực giải thoát và hồi phục đoạn ruột nghẹt của các bác sĩ, đoạn ruột của bệnh nhân đã hồng hào và hoạt động trở lại; lỗ thoát vị được đóng kín, thành bụng được phục hồi, ca phẫu thuật kết thúc tốt đẹp. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định và xuất viện vào ngày 5/6.
Ths.BS. Trần Văn Kiên – Khoa Nam học và Y học giới tính – Bệnh viện Đại học Y Hà Hội – cho biết: Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay các điểm yếu của thành bụng xuống dưới vùng bìu, tạo thành một khối phồng vùng bẹn – bìu. Thoát vị bẹn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn tiến thành biến chứng thoát vị bẹn nghẹt.
Thoát vị nghẹt là tình trạng cơ quan ở trong túi thoát vị bị đè ép, thắt nghẽn lại ở cổ túi, dẫn tới rối loạn chức năng, rối loạn tuần hoàn và cuối cùng là hoại tử tổ chức. Vì thế, tình trạng này phải được chẩn đoán và xử lý nhanh chóng. Nếu không can thiệp kịp thời thì sau 6-12 tiếng, các tạng (ruột, mạc nối, buồng trứng, vòi trứng) bị nghẹt sẽ hoại tử gây viêm phúc mạc, tắc ruột, nhiễm trùng nhiễm độc, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân, thậm chí người bệnh phải cắt bỏ tạng bị hoại tử (đoạn ruột, mạc nối, buồng trứng, tử cung…).
Trường hợp bệnh nhân trên mặc dù đến viện chậm trễ nhưng nhờ sự xử trí nhanh chóng, kịp thời của các bác sĩ nên bệnh nhân đã may mắn bảo toàn được đoạn ruột bị nghẹt.
Video đang HOT
Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân khi phát hiện các khối bất thường vùng bìu bẹn, sinh dục, đặc biệt các khối thoát vị bẹn đã được phát hiện trước đó mà không tự đẩy về phía bụng được thì không được chủ quan, ngại ngần hay xấu hổ mà hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nam học khám càng sớm càng tốt, để được các bác sĩ thăm khám loại trừ các bệnh lý cấp cứu và kịp thời điều trị, tránh những tai biến và hậu quả đáng tiếc về sau.
Ăn gì để "cô bé" luôn thơm tho khỏe mạnh?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng tới mọi bộ phận của cơ thể và "cô bé" cũng không ngoại lệ.
Bạn đã biết những thực phẩm tốt cho từng bộ phận trên cơ thể? Chẳng hạn như muốn bổ sung năng lượng thì cần chế độ ăn giàu protein; các chất béo lành mạnh thì tốt cho da và tóc,... Vậy ăn gì sẽ giúp "cô bé" luôn khỏe mạnh và "thơm tho"?
Bạn thực sự có thể thay đổi "mùi vị của vùng kín" không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mùi của "cô bé" phụ thuộc phần lớn vào độ pH trong âm đạo. Cũng giống như các phép đo nồng độ pH trong phòng thí nghiệm thì vùng kín nữ giới cũng có độ pH - là một môi trường axit - mà trung bình từ 3,5 - 4,5 theo thang điểm từ 0 - 14 được xem là ổn định.
Một khi độ pH tiêu chuẩn bị phá vỡ, "cô bé" có thể sẽ có mùi hôi. Với một "vùng kín" khỏe mạnh thì bất cứ một điều gì bạn làm để giúp "mùi vị cô bé" trở nên tốt hơn thì sẽ chỉ có tác dụng rất ít và không thể xảy ra ngay lập tức trong vòng vài phút được.
Những thứ bạn ăn hay uống đóng một vai trò quan trọng trong việc đi vào dịch tiết âm đạo, nhưng không phải là một thay đổi mang tính "áp đảo". Bởi chưa có nghiên cứu nào khẳng định được tính liên kết chắc chắn giữa một loại thực phẩm hay nước uống có thể tạo ra các mùi "vùng kín" khác nhau.
Nhưng những loại gia vị nặng mùi như tỏi, hành, nước uống nhiều đường, thịt đỏ, chế phẩm từ sữa,... có thể khiến"cô bé" có vẻ như nặng mùi hơn. Nhà trị liệu tình dục Angela Watson nói: "Một nguyên tắc nhỏ là bất kỳ thực phẩm nào làm thay đổi mùi mồ hôi hoặc nước tiểu của bạn cũng sẽ làm thay đổi dịch tiết từ âm đạo của bạn, điều này sẽ ảnh hưởng đến vị giác."
Ăn dứa có giúp "cô bé" có vị "ngọt" hơn không?
Có rất nhiều chị em truyền tai nhau bí quyết ăn dứa giúp "vùng kín" có mùi vị "thơm hơn, ngọt hơn". Tuy nhiên, cho tới nay chưa có bất kì một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn dứa có thể cải thiện mùi của "cô bé".
Tuy nhiên, các khoa học đều đồng ý rằng, mặc dù việc ăn dứa không thể giúp bạn cải thiện mùi cơ thể ngay lập tức. Nhưng đứng trên góc độ dinh dưỡng thì dứa là một loại quả rất tốt cho sức khỏe nhờ giàu vitamin C, chất xơ và vitamin B.
Những thực phẩm tốt nhất cho "cô bé"
Để có một "vùng kín" khỏe mạnh bạn có thể xem xét bổ sung các thực phẩm sau đây:
Sữa chua nguyên chất
Mọi thứ từ hoạt động thể dục, stress hay "chuyện ấy" đều có thể làm thay đổi nồng độ pH trong âm đạo. Khi độ pH bị thay đổi bất thường sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, cụ thể là nấm men thúc đẩy viêm âm đạo, ngứa hay gây ra mùi khó chịu.
Chính vì thế sữa chua nguyên chất là một lựa chọn giúp cân bằng độ pH của "cô bé" một cách tuyệt vời nhất. Trong sữa chua có chứa khuẩn probiotic có thể giữ độ pH của "vùng kín" trong phạm vi ổn định và giảm nguy cơ bị nhiễm nấm men hay các loại nhiễm trùng khác.
Nước ép nam việt quất cô đặc
Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới việc uống nước ép nam việt quất giúp làm dịu và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu? Ngoài công dụng này thì trong nam việt quất có chứa proanthocyanidins hay còn gọi là PAC - là một dạng hợp chất có tác dụng giúp bàng quang trở nên trơn tru hơn, chống lại vi khuẩn có liên quan tới nhiễm trùng đường tiết niệu (ví dụ như E.coli).
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy trong nước ép nam việt quất cô đặc có chứa nhiều PAC hơn. Bạn càng uống nhiều thì khả năng bạn có thể loại bỏ vi khuẩn ra ngoài cơ thể trước khi chúng bắt đầu sinh sản và hoạt động lại càng cao.
Nước
Alyssa Dweck, MD và là đồng tác giả của cuốn The Complete A To Z For Your V cho biết, uống đủ nước sẽ tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể nữ giới. Với phụ nữ đang gặp vấn đề "khô hạn" thì nên uống từ 6 - 8 cốc nước mỗi ngày.
Giống như việc cơ thể bị mất nước có thể khiến da mặt, da tay của bạn trở nên khô hơn thì "vùng kín" cũng vậy. Vùng da xung quanh "cô bé" có thể bị khô và ngứa ngáy, gây ra mùi khó chịu và có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu bạn gãi mạnh.
Gừng
Một nghiên cứu trên tạp chí Journal Of Alternative And Complementary Medicine cho thấy, gừng cũng là một thực phẩm tốt cho "vùng kín" của bạn. Người ta thấy rằng, gừng cho hiệu quả tương tự như ibuprofen trong việc giảm đau bụng kinh.
Đậu nành
Tiến sĩ Dweck cho biết các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ và đậu phụ có chứa isoflavone tương tự như estrogen. Mặc dù điều này chưa được khoa học chứng minh, nhưng một số chuyên gia cho rằng estrogen thực vật có thể có tác dụng tương tự như estrogen mà phụ nữ sản xuất tự nhiên, giúp giảm bớt tình trạng khô âm đạo do thay đổi nội tiết tố.
Mặc dù điều này không mấy có tác dụng đối với phụ nữ đang ở giai đoạn sau mãn kinh do có các nghiên cứu khoa học báo cáo kết quả bất đồng.
Tiến sĩ Dweck giải thích rằng bạn có thể phải ăn khá nhiều đậu nành để có được bất kỳ tác dụng estrogen thực sự nào, nhưng có một số lo ngại rằng ăn quá nhiều đậu nành thực sự có thể gây ra vấn đề sức khỏe đối với một số phụ nữ như tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú do quá trình tăng tiết estrogen.
"Đối với những phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư vú, đậu nành không phải là một trong những thực phẩm được khuyến khích".
Quả bơ
Ngoài việc cung cấp kali, chất chống oxy hóa, chất xơ và một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng thì chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe trong quả bơ đã được chứng minh là giúp tăng nồng độ hormone liên quan đến khả năng bôi trơn âm đạo.
Bên cạnh đó, trái bơ chứa nhiều vitamin B6 giúp giảm các triệu chứng PMS (tiền kinh nguyệt) bao gồm đầy hơi và mệt mỏi.
Cuối cùng, để có một "cô bé" khỏe mạnh hãy vệ sinh đúng cách, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên nhé.
Phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa và có nguy cơ vô sinh thường có chung 4 thói quen khi vệ sinh "vùng kín": Kiểm tra ngay xem bạn có không Dưới đây là 4 sai lầm khi vệ sinh "vùng kín" mà chị em cần biết để "cô bé" khỏe mạnh và phòng ngừa được các bệnh nhất định. Âm đạo là cơ quan sinh sản, có vai trò vô cùng quan trọng với nữ giới. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là không phải ai cũng biết vệ sinh vùng kín đúng cách,...