Đau tức ngực, khó thở có thể liên quan đến ung thư
Vừa qua bệnh viện K ghi nhận hai trường hợp với triệu chứng ban đầu đau ngực, khó thở. Sau thăm khám người bệnh đều được chẩn đoán là ung thư giai đoạn muộn. Do vậy khi thấy biểu hiện bất thường của cơ thể, người bệnh cần đi khám sớm, nếu kéo dài có thể để lại hậu quả xấu và khó lường trước.
TS.BS Nguyễn Khắc Kiểm trao đổi về trường hợp bệnh nhân Lò Thị V
Làm việc nặng, nghĩ đau vai gáy
Ngày 14/2, bệnh nhân Lò Thị V. 35 tuổi quê ở bản Nóng Nái, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nhập viện trong tình trạng đau ngực, khó thở. Ngay lập tức chị V. được thăm khám, thực hiện các chỉ định chụp chiếu. Kết quả chụp CT cho thấy, lồng ngực có khối u kích thước 12×15x18 cm. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến ức, giai đoạn 4.
Chia sẻ về bệnh tình của mình, chị Lò Thị V cho biết: “Là người dân tộc Thái, nên hàng ngày hai vợ chồng tôi phải lên nương rẫy để chuyển cafe xuống bản. Mỗi bao tải mấy chục kg, cứ đều đặn vác liên tục nên khi thấy bị đau lưng, tức ngực tôi chủ quan chỉ nghĩ đau vai gáy thông thường. Đến khi khó thở quá tôi mới đi khám thì mới biết mình bị ung thư.”
Ngày 25/2, kíp phẫu thuật là các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực gồm TS.BS Nguyễn Khắc Kiểm, BS Nguyễn Văn Lợi, BS Nguyễn Văn Thắng đã tiến hành phẫu thuật cho chị V. Trong khi mổ khối u trung thất đã xâm lấn rộng màng tim và nhĩ phải, do kích thước rất lớn nên chèn ép lồng ngực khiến bệnh nhân không thể nằm ngửa được. Sau 3 giờ đấu trí căng thẳng, bằng phẫu tích tỉ mỉ, chính xác các bác sĩ đã bóc tách hoàn toàn khối u, cắt bỏ màng tim, cắt một phần nhĩ phải, cắt một phần thùy trên và giữ phổi phải.
Các bác sĩ kíp mổ cho biết: Đây là ca bệnh nặng bởi khối u kích thước lớn, chèn ép tim, việc phẫu thuật đòi hỏi cẩn trọng và chuẩn xác, nếu không bệnh nhân rất có thể sẽ mất nhiều máu, khối u không lấy được toàn bộ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Lường trước được những nguy cơ có thể xảy ra do vậy các bác sĩ đã chủ động hơn khi phẫu thuật. Ca mổ diễn ra thành công, sau phẫu thuật bệnh nhân phục hồi tốt, tiếp tục được theo dõi, điều trị hóa xạ trị bổ trợ.
Video đang HOT
Đau tức ngực, khó thở có thể là biểu hiện của một số bệnh ung thư
Có những dấu hiệu tương tự như chị V, bệnh nhân Mai Thị T. 46 tuổi, quê tại Thanh Hóa cũng chủ quan không đi thăm khám. Cuối năm 2018, sau khi tình trạng đau tức ngực, khó thở, nuốt nghẹn không thuyên giảm, chị T. đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện K thì nhận kết quả có khối u tụy và đặc biệt là phổi trái cũng có u, kích thước rất lớn 14×15cm.
Bệnh nhân được hội chẩn tại khoa và toàn bệnh viện, do khối u quá lớn chiếm toàn bộ thùy dưới phổi trái, chèn ép phổi, xâm lấn cản trở hoạt động cơ hoành khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức và khó thở kéo dài, nếu không phẫu thuật thì rất có thể diễn biến xấu. Ngày 19/2, kíp phẫu thuật có PGS.TS Đoàn Quốc Hưng, Trường ĐH Y Hà Nội và các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực gồm TS.BS Nguyễn Khắc Kiểm, BS Nguyễn Văn Lợi, BS Nguyễn Văn Thắng đã phẫu thuật cho bệnh nhân.
Kíp phẫu thuật đã loại bỏ hoàn toàn khối u nặng khoảng 2,5kg, cắt thùy dưới phổi trái và một phần cơ hoành, khâu phục hồi cơ hoành. Ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, bệnh nhân được theo dõi và tiếp tục điều trị u tụy sau khi ổn định. Kết quả bệnh sau mổ là Sarcoma bao hoạt dịch.
TS.BS Nguyễn Khắc Kiểm khuyến cáo: Khi gặp các triệu chứng như đau tức ngực, có thể kèm theo khó thở, nuốt nghẹn, chán ăn, sút giảm cân không rõ nguyên nhân……thì không nên chủ quan, cần đến thăm khám ngay để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý thông thường nhưng cũng không thể bỏ qua đó là dấu hiệu cảnh báo những bệnh ung thư thường gặp. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn mỡ động vật, thức ăn nhanh…; đồng thời tích cực tập luyện thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, hạn chế bia, rượu, thuốc lá, giảm stress…
Châu Anh
Theo GDTĐ
Thêm phương pháp điều trị ung thư mới bằng văc xin hệ miễn dịch
Phương pháp điều trị ung thư mới này đã cứu sống được nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
TS.BS. Kenichiro Hasumi đang trình bày phương pháp điều trị ung thư bằng văcxin tại hội thảo. Ảnh: THÙY DƯƠNG
Ngày 30-3, TS.BS. Kenichiro Hasumi, Chủ tịch phòng khám Shukokai, Bệnh viện Hijirigaoca, Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hijiri-no-Sato, thuộc Viện Điện Hóa và ung thư Tokyo Nhật Bản, đã báo cáo về nghiên cứu điều trị ung thư mới này tại Hội thảo khoa học "Liệu pháp phòng ngừa và điều trị ung thư bằng vaccine hệ miễn dịch HITV" do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.
Hội thảo khoa học đã thu hút sự chú ý của giới y khoa trong nước.
Theo TS.BS. Kenichiro Hasumi, phương pháp điều trị mới này là sử dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân điều trị cho chính cơ thể của bệnh nhân mà không dựa vào hóa trị, xạ trị. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy máu của bệnh nhân để tạo ra văcxin điều trị ung thư, sau đó chích lại cho người bệnh nhân.
Từ mỗi một khối u xuất hiện trong cơ thể đều được chích lấy tế bào, sau đó lấy tế bào đó tạo ra kháng thể ung thư và đưa vào cơ thể giúp triệt tiêu những tế bào ung thư.
Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư nào cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị này mà bệnh ung thư gan, ung thư túi mật, tuyến tụy chưa phù hợp với cách điều trị này.
Theo TS.BS. Kenichiro Hasumi: có hai loại văc xin điều trị ung thư. Đó là loại văc xin điều trị và loại văcxin dự phòng tránh tái phát. Văc xin dự phòng chỉ sử dụng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn 1, giai đoạn 2, đã được phẫu thuật, sau đó tiêm văc xin dự phòng này vào để bệnh nhân tránh bị tái phái.
Nghiên cứu cũng cho thấy nếu việc điều trị ngay từ đầu với văcxin này, không điều trị hóa trị, xạ trị thì có khoảng 70% bệnh nhân được chữa khỏi bệnh, đồng thời giảm sự được đau đớn của việc điều trị ung thư thông thường như hóa trị, xạ trị.
Với những bệnh nhân ung thư giai đoạn 4, giai đoạn nặng nhất của bệnh ung thư thì việc tiêm văc xin điều trị ung thư này cũng sẽ cứu sống được nhiều bệnh nhân. Theo nhiên cứu, phương pháp điều trị mới này đã điều trị cho hơn 22.000 người ở hàng chục quốc gia trên thế giới.
BS.CK 2 Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc Bệnh viện Gia An 115 cho biết, theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng từ 68.000 ca (năm 2000) lên 126.000 (năm 2010) và đến năm 2018 số ca mắc mới tăng lên 165.000 ca trên 96.5 triệu dân, trong đó tử vong gần 70% tương đương 115.000 ca.
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh lý tim mạch ở Việt Nam. Theo WHO, có khoảng 40% trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn uống, dinh dưỡng, hoạt động thể chất.
Hiện nay, để điều trị người bệnh ung thư, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, người thầy thuốc đang áp dụng phương pháp điều trị đa mô thức: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Trong quá trình điều trị cho người bệnh, bên cạnh việc phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp trên, các bác sĩ luôn tìm cách phối hợp với các kỹ thuật khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
THÙY DƯƠNG
Theo tuoitre
Đại phẫu mổ tim với vết mổ chỉ 1,5 cm Bằng việc ứng dụng công nghệ mới nội soi 3D, các bác sĩ đã có thể thực hiện cuộc đại phẫu mổ tim cho bệnh nhân, với đường mổ nhỏ chỉ 1,5 cm giúp người bệnh nhanh hồi phục, không để lại sẹo xấu. Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa thực hiện mổ thị phạm 3 ca mắc bệnh thông liên...