Đầu tư tiền tỷ xây chợ, họp vài hôm rồi… bỏ hoang
Chợ Đông Mạc, thành phố Nam Định, được đầu tư xây dựng diện tích hơn 2.200 m2 với 21 ki ốt kín, 42 ki ốt hở, 500 m2 mặt sân ngoài trời với tổng mức đầu tư gần 6 tỷ đồng, nhưng chợ này chỉ họp được vài hôm rồi… bỏ hoang hơn 3 năm nay.
Chợ Đông Mạc nằm ở vị trí giáp ranh giữa ba phường: Lộc Hạ, Thống Nhất và Hạ Long thành phố Nam Định
Chợ Đông Mạc nằm ở vị trí giáp ranh giữa ba phường Lộc Hạ, Thống Nhất và Hạ Long. Tháng 10/2014, UBND thành phố Nam Định tổ chức làm lễ khánh thành đưa chợ Đông Mạc vào khai thác, sử dụng. Tại buổi khánh thành, UBND thành phố Nam Định bàn giao chợ cho UBND phường Lộc Hạ quản lý. Đến tháng 4/2017, thành phố Nam Định quyết định giao chợ cho phường Thống Nhất quản lý do chợ nằm toàn bộ trên địa giới hành chính phường này.
Ngay sau đó, Hội đồng đấu thầu chợ Đông Mạc tổ chức đấu thầu các ki ốt với tổng số tiền thắng thầu lên tới trên 1 tỷ đồng. Các hộ kinh doanh thắng thầu đã được bàn giao mặt bằng và tổ chức họp chợ vào ngày 16/11/2014. Tuy nhiên, ngôi chợ này chỉ họp được đúng 3 ngày đầu rồi bị bỏ hoang cho đến nay.
Chợ Đông Mạc được đầu tư xây dựng diện tích hơn 2.200m2 với 21 ki ốt kín, 42 ki ốt hở, 500m2 mặt sân ngoài trời với tổng mức đầu tư gần 6 tỷ đồng
Việc chợ họp, không người mua, kẻ bán khiến các tiểu thương chợ Đông Mạc liên tục gửi kiến nghị cơ quan chức năng tổ chức họp chợ lại hoặc trả lại tiền đấu thầu thuê ki ốt cho các hộ đã đóng.
Sau thời gian dài ngưng hoạt động, khóa cổng đã hoen gỉ vì mưa nắng, cỏ mọc kín phía trước và sau chợ. Khu chợ đã có thời điểm trở thành khu đổ rác thải sinh hoạt khiến toàn không gian chợ bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Theo người dân cho biết, nguyên nhân khiến chợ bị bỏ hoang vì địa điểm xây dựng chợ ở nơi không hợp lý. Chợ lại nằm khuất xa khu dân cư, giao thông đi vào chợ không thuận tiện. Chính vì vậy, sau 3 buổi họp chợ mà không có người mua hàng, nhiều hộ kinh doanh buộc phải đóng cửa.
Sau vài hôm họp chợ, khu chợ khang trang tiền tỷ này lại bị bỏ hoang
Một lý do quan trọng là UBND TP và các cơ quan chức năng đã không giữ lời hứa là giải tỏa chợ tạm (tự phát) nằm trên đường Vũ Năng An, cách đó khoảng 700 m. Do chợ tạm này nằm ở đầu đường, tiện đi lại nên người dân ngại vào chợ mới.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo phường Hạ Long thì cho rằng muốn dẹp chợ tạm, UBND thành phố phải có biện pháp khác nhau và huy động lực lượng công an chứ không chỉ giao cho phường.
Không có người sử dụng và bị bỏ hoang gần 3 năm khiến khu chợ khang trang, rộng rãi bắt đầu xuống cấp. Nhiều hạng mục bị hoen gỉ, rác và vật dụng vứt bừa bãi, ngập ngụa trong khuôn viên chợ. Bên ngoài, cỏ dại mọc cao ngang thân người, tràn lan ra vỉa hè, trước cửa các ki ốt.
Trong khi khu chợ tiền tỷ với cơ sở vật chất khang trang, dân không chịu vào họp, thì chợ tạm Vũ Năng An nằm gần đó dù có biển cấm họp chợ nhưng tại đây rất tấp nập kẻ bán, người mua.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận tại khu chợ Đông Mạc
Theo người dân cho biết, nguyên nhân khiến chợ bị bỏ hoang vì địa điểm xây dựng chợ ở nơi không hợp lý. Chợ lại nằm khuất xa khu dân cư, giao thông đi vào chợ không thuận tiện
Chợ không hoạt động, một số ki ốt “biến” thành bãi gửi xe
Việc đầu tư xây dựng chợ Đông Mạc được kỳ vọng phát triển giao thương, buôn bán, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân nhưng đến nay khu chợ này để lại toàn là nỗi thất vọng
Bên ngoài, cỏ dại mọc cao vút không được dọn dẹp, tràn lan ra vỉa hè, trước cửa các kiốt.
Không có người sử dụng và bị bỏ hoang gần 3 năm khiến khu chợ khang trang, rộng rãi bắt đầu xuống cấp.
Đức Văn
Theo Dantri
Hà Tĩnh: Cứ đi 10m là gặp 1 bẫy thú rừng trên núi Hồng Lĩnh
Khoảng 2 tuần nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xuất hiện một nhóm khoảng 3 người đàn ông từ nơi khác đến cư trú, hằng ngày họ lên đỉnh núi Hồng Lĩnh đặt bẫy bắt thú rừng. Quá trình tuần tra ban đầu, lực lượng kiểm lâm đã thu được hàng trăm chiếc bẫy thú.
Lực lượng kiểm lâm kiểm tra rừng và thu hơn 300 bẫy thú trên núi Hông Lĩnh - Ảnh: X.M
Chiều 10.11, trao đổi với phóng viên báo Một Thế Giới, ông Nguyễn Xuân Mận, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà cho biết đơn vị đang lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý tình trạng săn bắt thú rừng trái phép trên địa bàn.
Khu vực mới nổi lên tình trạng săn bắt thú rừng trái phép gây bức xúc với người dân là vùng núi Hồng Lĩnh, giáp ranh giữa các huyện Can Lộc, Lộc Hà, Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh. Đây là khu vực rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh chạy dài tiếp nối rừng phòng hộ của các huyện kể trên.
Ông Mận cho hay thời gian vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà nhận được phản ánh của người dân thuộc huyện Lộc Hà và Nghi Xuân là có 3 người đàn ông từ huyện Kỳ Anh ra cư trú tại xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân), hằng ngày những người này lên núi Hồng Lĩnh đặt bẫy bắt thú rừng mang về bán. Cũng từ nguồn tin phản ánh của người dân, ở xã Cương Gián có một nhà hàng của hộ dân thuộc xã này chuyên thu mua và bán đặc sản thú rừng.
Hơn 300 chiếc bẫy thú do lực lượng kiểm lâm thu về từ khu vực núi Hồng Lĩnh - Ảnh: X.M
"Khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã tổ chức đi kiểm tra trên khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Tân Lộc đến xã Cương Gián và cả đỉnh núi Hồng Lĩnh. Quá trình đi từ 8 giờ sáng đến 15 giờ, chúng tôi thu được hơn 300 cái bẫy thú. Đây là loại bẫy giật được làm từ dây cáp phanh xe đạp đang còn mới, loại bẫy này nếu các loại thú rừng và gia súc, vật nuôi dẫm vào đều có thể bị mắc.
Trên đường kiểm tra, có chặng dài khoảng 1km không gặp cái bẫy nào, nhưng có tuyến 100-200m cứ đi khoảng 10m là gặp 1 cái bẫy thú. Chúng được bố trí theo từng cụm hàng chục cái, bủa vây những lối mòn mà thú rừng hay qua lại", ông Mận nói.
Theo Hạt trưởng kiểm lâm huyện Lộc Hà, khu vực mà những kẻ săn thú đặt bẫy là rừng phòng hộ, có các loại cây thông, keo và cây bụi thấp; đây là địa bàn sinh sống của các loại loài thú rừng như hoẵng, khỉ, chồn.
Thời gian gần đây, người dân ở ven rừng cũng phản ánh rằng đã có nhiều vật nuôi như trâu, bò, chó bị dính bẫy thú.
Tình trạng đặt bẫy thú rừng dày đặc trên đỉnh Hồng Lĩnh mới chỉ diễn ra khoảng 2 tuần trở lại đây, trước đây chưa xảy tình trạng đặt bẫy nhiều như thế này.
"Quá trình kiểm tra chưa phát hiện thú rừng bị mắc bẫy, và chúng tôi cũng chưa có bằng chứng để xử lý nhóm người đặt bẫy", ông Mận cho hay.
Kiểm lâm tiêu hủy một số dụng cụ bẫy thú thu được - Ảnh: X.M
Ông Mận cho biết, hiện Hạt Kiểm lâm Lộc Hà đã báo cáo Đội Kiểm lâm cơ động thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Công an các huyện có rừng phòng hộ trên để lên kế hoạch phối hợp kiểm tra, xử lý tình trạng săn bắt thú rừng trái phép đang diễn ra.
Quang Cường
Theo motthegioi
Xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc tại các khu vực phòng thủ Xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vững chắc là chủ trương chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta. 10 năm qua, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã tăng cường đoàn kết, thống nhất; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với...