Đầu tư phát triển vũ khí hạt nhân trên thế giới vẫn tăng
Theo PAX, hơn 300 thực thể tài chính trên thế giới đã đầu tư tổng cộng 748 tỷ USD vào các công ty liên quan công nghiệp vũ khí hạt nhân trong giai đoạn 2 năm (tính đến tháng 1/2020).
Ảnh minh họa. (Nguồn: qz.com)
Theo một báo cáo của PAX – tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Hà Lan, hơn 300 thực thể tài chính trên thế giới đã đầu tư tổng cộng 748 tỷ USD vào các công ty liên quan công nghiệp vũ khí hạt nhân trong giai đoạn 2 năm (tính đến tháng 1/2020), tăng 42% so với báo cáo trước đó – được thực hiện trong thời gian từ 1/2014 đến tháng 10/2017 với 20 công ty.
Tuy nhiên, số lượng các nhà đầu tư vào lĩnh vực phát triển vũ khí này tiếp tục xu hướng giảm.
Báo cáo cho biết, trong số 325 nhà đầu tư nêu trên có 8 doanh nghiệp cho vay của Nhật Bản (trong đó có Mitsubishi UFJ Financial Group Inc., Mizuho Financial Group Inc. và Sumitomo Mitsui Financial Group Inc) với tổng đầu tư 25,5 tỷ USD.
Trong khi đó, 18 đơn vị tiếp nhận đầu tư mà PAX gọi là “18 công ty sản xuất vũ khí hạt nhân hàng đầu” bao gồm cả Boeing và Lockheed Martin – tập đoàn quốc phòng khổng lồ của Mỹ trong lĩnh vực sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân tầm xa Minuteman.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Kyodo, Susi Snyder – tác giả chính của báo cáo trên – cho hay, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này đang tăng lên trong bối cảnh các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ và Nga đang thúc đẩy việc mở rộng sản xuất vũ khí và phát triển các vũ khí hạt nhân mới. Bà viện dẫn, vốn đầu tư của Boeing tăng 192%, còn của công ty quốc phòng Pháp Thales SA tăng 300%.
Tuy nhiên, theo bà Snyder, số lượng các nhà đầu tư đã tiếp tục giảm sau khi dư luận quốc tế lên tiếng phản đối mạnh mẽ các khoản đầu tư phát triển các loại vũ khí phi nhân tính như vũ khí hạt nhân.
Bà viện dẫn điều khoản trong hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, không cho phép hỗ trợ phát triển các loại vũ khí này hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác. Hiệp ước đã Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2017./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Lý do Triều Tiên có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân
Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân do lo sợ âm mưu lật đổ bằng vũ lực từ bên ngoài. Nhưng kho vũ khí thông thường của họ vẫn đủ để bảo vệ độc lập.
Kết luận phổ biến trong giới phân tích về tình hình Triều Tiên là nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ nhất quyết không chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân vì đây là điều kiện cần thiết cho sự sống còn của chế độ Triều Tiên hiện nay. Nhưng có một thực tế là Triều Tiên đã sở hữu sẵn một kho vũ khí thông thường đủ sức răn đe âm mưu thay đổi chế độ từ bên ngoài. Trong bối cảnh ấy, nếu ông Kim thay đổi chiến lược của mình để tập trung vào các giải pháp quân sự khác nhằm răn đe một cuộc tấn công từ bên ngoài, ông có thể đàm phán từ bỏ chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (bên phải). Ảnh: Daily Express.
Việc từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự phát triển kinh tế sẽ có lợi về dài hạn cho Triều Tiên vì mối đe dọa sinh tồn thực sự đối với Triều Tiên có lẽ thiên về nội sinh hơn là ngoại sinh.
"Bảo kiếm hạt nhân"
Lập luận phổ biến về lý do Triều Tiên không thể vứt bỏ vũ khí hạt nhân là đảng cầm quyền tại nước này cần phô diễn năng lực hạt nhân như một sức mạnh răn đe để bảo đảm không phải đối mặt với một cuộc tấn công từ Hàn Quốc hoặc Mỹ nhằm thay đổi chế độ ở Triều Tiên. Đây được gọi là răn đe bằng trừng phạt. Triều Tiên có thể không ngăn chặn trực tiếp được một cuộc tấn công từ Mỹ hoặc Hàn Quốc, nhưng họ có thể ngăn theo cách gián tiếp bằng cách đe dọa tấn công trả đũa hạt nhân vào Hàn Quốc hoặc chính Mỹ mà hậu quả của điều này thì vô cùng nặng nề khiến cả Hàn Quốc và Mỹ đều không thể chấp nhận được.
Như vậy điều cốt yếu để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là sự bảo đảm về an ninh cho họ, chủ yếu đến từ Mỹ. Sự bảo đảm đó có thể dưới hình thức một hòa ước chính thức chấm dứt chiến tranh và việc bình thường hóa quan hệ. Nhưng điều này đòi hỏi sự tin tưởng cao từ cả hai phía. Mà Triều Tiên chẳng có lý do nào để tin rằng bất cứ thỏa thuận nào đều sẽ lại không bị một chính quyền Mỹ mới lên vứt bỏ hoặc đơn giản là tự nó không tan vỡ khi tình hình căng thẳng trở lại. Hiện nay đang có xu hướng Tổng thống Mỹ Trump rút khỏi các thỏa thuận quốc tế và song phương mà các chính quyền tiền nhiệm đã ký kết, nên có thể hiểu được sự hoài nghi từ phía Triều Tiên.
"Gươm thường" vẫn đủ để Triều Tiên tự vệ
Tuy nhiên vẫn có giải pháp cho Triều Tiên đảm bảo an ninh sinh tồn của minh dù không có vũ khí hạt nhân. Đã từ lâu nước này sở hữu một sức mạnh răn đe đáng gờm thông qua hệ thống pháo và tên lửa tầm ngắn chĩa vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc và năng lực này vẫn tiếp tục gia tăng. Người ta ước tính thương vong tại Seoul sẽ rất lớn một khi Bình Nhưỡng quyết tâm khai hỏa số vũ khí này.
Triều Tiên có khả năng trong thời gian ngắn phóng hàng trăm tấn thuốc nổ ra cả vùng Seoul rộng lớn hơn, nơi có dân cư đông đúc tới hơn 25 triệu người. Hiện không có phương cách nào có thể chặn được một cuộc tấn công ồ ạt như thế. Dù có trú ẩn hay sơ tán thế nào thì ở một nơi mật độ dân đông như vậy cũng khó có thể tránh được thương vong diện rộng.
Sức mạnh răn đe của Triều Tiên còn được bổ sung thêm bằng năng lực ngày càng cải thiện trong chiến tranh mạng, hoạt động xâm nhập của đặc nhiệm, và những tên lửa tầm xa có thể vươn tới Nhật Bản hoặc các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Có lập luận cho rằng sức mạnh răn đe phi hạt nhân của Triều Tiên chỉ đủ để răn đe Hàn Quốc chứ không phải là Mỹ. Nhưng cũng sẽ là ngây thơ nếu đặt ra giả thiết rằng Mỹ sẽ liều lĩnh hy sinh Seoul để theo đuổi mục đích tấn công một Triều Tiên phi hạt nhân không tạo ra mối đe dọa sinh tồn đối với Mỹ. Vì nếu chiến tranh xảy ra, không bên nào dính đến cuộc chiến sẽ bình an vô sự. Một cuộc chiến như thế ở Đông Bắc Á sẽ không chỉ gây ra sự phá hủy vật chất, tổn thất sinh mạng trong toàn khu vực mà còn gây thiệt hại lớn cho một trong những khu vực quan trọng nhất về kinh tế trên thế giới.
Nói tóm lại, Triều Tiên có đủ phương tiện răn đe phi hạt nhân để đảm bảo cả Mỹ và Hàn Quốc sẽ không chủ động tấn công họ trước. Nhưng nếu Triều Tiên chủ động tấn công trước thì không có gì chắc chắn đảm bảo họ an toàn.
Sức ép lớn về kinh tế và con đường phi hạt nhân hóa
Mối đe dọa lớn nhất đối với Triều Tiên hiện nay chính là những khó khăn kinh tế trong nước. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Nhưng điều này đòi hỏi phải làm giảm nhẹ các lệnh trừng phạt, giành được viện trợ nước ngoài, và thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Kim và cha của mình đã có một số biện pháp để nhận viện trợ từ Trung Quốc... đồng thời tăng nguồn thu cho Triều Tiên từ một số hoạt động "đặc biệt"... Nhưng các hoạt động như thế không bao giờ đủ để Triều Tiên thực hiện được bước đột phá trong phát triển kinh tế như nhiều nước châu Á láng giềng trong thế kỷ 20. Để theo đuổi mục đích này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã buộc phải xuất hiện trên trường quốc tế, tiếp cận các lãnh đạo toàn cầu và khu vực.
Kho vũ khí hạt nhân có sức nặng tâm lý lớn và nó giúp ông Kim Jong-un có vị thế trên bàn đàm phán hiện nay. Trong khi đó cơ hội đang mở ra cho Triều Tiên với việc Hàn Quốc tích cực theo đuổi chính sách ngoại giao với phía Bắc, còn các lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Trump, vẫn háo hức muốn được gặp gỡ ông Kim Jong-un để hiện thực hóa mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nếu chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên đứng trước khả năng thoát khỏi tình trạng cô lập về kinh tế. Và để bảo đảm an ninh, họ vẫn có thể duy trì và nâng cao năng lực răn đe thông thường (phi hạt nhân) vốn đã rất đáng kể của mình./.
Trung Hiếu/VOV.VN lược dịch
Nguồn: National Interest
Tình báo Mỹ phát hiện sốc : Đồng minh ruột "đi đêm" với Trung Quốc Thông tin tình báo mới nhất của Mỹ cho thấy Ả Rập Saudi - đồng minh ruột của Mỹ đang tăng cường chương trình tên lửa đạn đạo với sự giúp sức của Trung Quốc, theo Daily Mail. Những tiết lộ mới về chương trình tên lửa đạn đạo do Trung Quốc hậu thuẫn của Ả Rập Saudi đang gây lo ngại Ả...