Đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam rất cần thiết
Việc Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam nhánh phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chủ trương này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng có không ít sự phản biện, đặc biệt trong bối cảnh toàn bộ tuyến Quốc lộ 1 vừa được nâng cấp mở rộng.
Vai trò quan trọng với phát triển kinh tế
Trao đổi với phóng viên Báo NTNT, về đề xuất xây dựng một số đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam nhánh phía Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết: Chính phủ đã giao Bộ GTVT nghiên cứu từ 2015- 2020 nghiên cứu, làm thủ tục, trình dự án và hoàn thành thủ tục đầu tư dự án cao tốc đường sắt sau năm 2020. Tuy nhiên nếu làm đường sắt cao tốc cần đầu tư tới 55 tỷ USD, còn nếu làm đường sắt tốc độ cao (160km/giờ) cũng cần 35 – 40 tỷ USD. Do vậy, nếu chọn đường sắt để đầu tư trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn về nguồn vốn.
Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, một đoạn thuộc quy hoạch đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Ảnh: K.B
Theo Tờ trình của Chính phủ, giai đoạn 2017 – 2020 đầu tư khoảng 654km, chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh, thành: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Bên cạnh đó, nếu xây dựng đường sắt cao tốc, tất cả thiết bị đều phải nhập 100%, kể cả kỹ thuật, điều hành sau này.
Vì vậy, để đáp ứng được vận tải Bắc – Nam, phát triển các khu kinh tế trọng điểm ven biển và kết nối các loại hình vận tải, quan điểm của Bộ GTVT là tập trung đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam, trong đó tập trung trước vào tuyến phía Đông, gồm hơn 1.300km. “Trên tuyến này, chúng ta đã đầu tư đoạn Hà Nội – Ninh Bình, La Sơn – Tuý Loan, Quảng Nam – Quảng Ngãi với khoảng 470km, còn lại toàn tuyến là hơn 1.300km. Vì vậy Bộ đề xuất xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam tuyến phía Đông để bảo đảm phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn giao thông” – ông Nhật nói.
Video đang HOT
Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Theo đó, giai đoạn từ năm 2017-2020, Chính phủ kiến nghị đầu tư và đưa vào khai thác các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) – Bãi Vọt (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) – La Sơn (Thừa Thiên – Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) – Dầu Giây (Đồng Nai) và cầu Mỹ Thuận 2, với tổng chiều dài 654km, tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng.
Ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan thẩm tra tờ trình của Chính phủ) cho rằng, đường cao tốc Bắc – Nam có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước, kết nối trung tâm chính trị Hà Nội và trung tâm kinh tế TP.HCM, đi qua 32 tỉnh, thành phố và các vùng kinh tế – xã hội của cả nước. Đặc biệt, dự án này cũng kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp ứng nhu cầu đến năm 2040
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Xuân Nghĩa -Uỷ viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá: Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam rất cần thiết vì Quốc lộ 1 vừa là đường dân sinh vừa là quốc lộ, khiến nhiều người lo ngại về mất an toàn, tốc độ lưu thông còn thấp… Không những vậy, nhu cầu liên kết với ASEAN, Trung Quốc…khiến việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc – Nam là con đường duy nhất kết nối với toàn khu vực.
Ông Phạm Hữu Sơn – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho biết: “Việc triển khai đầu tư dự án đường cao tốc Bắc – Nam nhánh phía Đông dựa trên kết quả dự báo khoa học, khách quan về nhu cầu vận tải để lựa chọn các đoạn ưu tiên đầu tư và lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp. Theo tính toán, quy mô phân kỳ đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu vận tải đến khoảng năm 2040″.
Theo Danviet
Chuyện ĐBQH đang bàn Luật tố cáo lại nhận được tin nhắn "tố cáo"
Giữa tuần qua, tại buổi Quốc hội thảo luận tại tổ cho ý kiến về dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi) có tình tiết khá thú vị. Trong khi một ĐBQH đang phát biểu thể hiện quan điểm không đồng tình với ý kiến mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, điện thoại, fax, cùng lúc máy điện thoại của ông nhận được tin nhắn với nội dung... tố cáo.
Đại biểu Quốc hội Đinh Văn Nhã. (Ảnh: VPQH)
Tới kỳ họp Quốc hội liên tục nhận được tin nhắn tố cáo
Đó là trường hợp của đại biểu Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. Ông cho biết, tin nhắn "lạ" gửi đến số điện thoại của ông có nội dung tố cáo. Đây không phải là lần đầu tiên ông nhận được những tin nhắn tố cáo kiểu như vậy. Ngay lập tức đại biểu cầm điện thoại chia sẻ với các đại biểu Quốc hội trong tổ để minh chứng cho lời phát biểu của mình.
Trao đổi thêm với PV Dân Việt, đại biểu Nhã cho biết, vào ngày thường, trung bình cứ 2 - 3 hôm ông lại nhận được một tin nhắn tố cáo, còn đến kỳ họp Quốc hội thì trung bình mỗi ngày nhận từ 1 -2 tin. Khoảng 5 - 6 năm nay ông luôn nhận được tin nhắn kiểu đó.
"Từ việc người dân gửi tin nhắn tố cáo kể trên, liên hệ tới việc góp ý vào dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi) tôi rất băn khoăn. Nếu như khi sửa Luật mà đưa quy định tiếp nhận tố cáo qua thư điện tử, điện thoại, fax thì sẽ phát sinh nhiều hệ lụy với những kiểu tin nhắn gửi đến", đại biểu Nhã bày tỏ.
Vị đại biểu này phân tích thêm: Nếu người cán bộ hàng ngày nhận được tố cáo qua tin nhắn hoặc thư điện tử, để thực hiện trách nhiệm thì phải xem xét, xử lý, như vậy sẽ không còn đủ thời gian làm các công việc khác.
"Vấn đề đáng nói là kiểu tin nhắn tố cáo đó lại được gửi cho nhiều người. Qua tìm hiểu tôi biết, nội dung tin nhắn tố cáo khi tôi nhận được, nhiều đại biểu Quốc hội khác cũng nhận được, thậm chí người gửi còn nhắn tới số điện thoại của các vị lãnh đạo ở bộ, ban ngành", ông Nhà nói
Ông cũng đặt giả thiết, nếu người cán bộ có trách nhiệm khi nhận được tin nhắn tố cáo gửi tới họ tiến hành xử lý, rồi những cán bộ khác nhận được tin nhắn cũng xử lý sẽ dẫn tới chuyện bao nhiêu người cùng phải xử lý một tin nhắn. Trong khi tin nhắn kiểu đó không giải quyết được việc gì thì sẽ gây ra sự lãng phí lớn cho xã hội.
Hai luồng ý kiến
Từ phân tích trên, đại biểu Nhã cho rằng, việc mở rộng hình thức tiếp nhận tố cáo như qua thư điện tử, điện thoại, tin nhắn cần phải hết sức cân nhắc. Bởi khi đã quy định thì những người có trách nhiệm phải thực hiện, có thể gây ra sự lãng phí về thời gian, gây ra ảnh hưởng chung và trở thành vấn đề không tốt cho xã hội.
"Tôi cho rằng trong xã hội chúng ta hiện nay mọi vấn đề đều được công khai, minh bạch, đã nói đến tố cáo nên áp dụng như hình thức như hiện nay là tố cáo bằng đơn hoặc trực tiếp. Trường hợp gửi đơn, cơ quan thụ lý có trách nhiệm bảo mật thông tin của người tố cáo, không sợ thông tin bị lộ. Còn ai không ngại thì có thể tố cáo trực tiếp. Theo cách truyền thống như vậy, tính khả thi sẽ cao nhất trong điều kiện xã hội của chúng ta", đại biểu Nhã nói.
Liên quan đến hình thức tố cáo là một trong những nội dung gây nhiều tranh luận khi Quốc hội góp ý vào dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi). Ngay tại lần góp ý đầu (kỳ họp thứ 3) và tới phiên thảo luận tổ ở kỳ họp này đã có hai luồng ý kiến.
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo (gửi đơn và trực tiếp). Bởi nếu mở rộng hình thức tố cáo sẽ dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết và việc xác định trách nhiệm những người tố cáo sai sự thật. Bên cạnh đó, với nguồn nhân lực hiện nay nếu quy định mở rộng hình thức tiếp nhận tố cáo thì không đáp ứng được.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, cần mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, như thế mới phù hợp với xu hướng xây dựng Chính phủ điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân thực hiện quyền Hiến định và cũng thống nhất với quy định của một số luật hiện hành, như Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tại kỳ họp thứ 3, đại biểu Nguyễn Văn Thể, lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng (nay là Bộ trưởng Bộ GTVT) có phát biểu tranh luận rất mạnh mẽ trên nghị trường. Ông nói, nếu như Luật tố cáo (sửa đổi) mà không cho tố cáo bằng thư điện tử thì chắc chắn đây là một sai lầm rất nghiêm trọng."Hai biện pháp chúng ta đưa ra, một là gửi đơn ghi rõ địa chỉ nhà cửa, hai là trực tiếp đến cơ quan để tố cáo. Đó là hình thức rất kém, hình thức đó là đối tượng bị tố cáo biết ngay, do đó phương pháp này trong thời gian vừa qua phát huy không được", đại biểu Thể nói.
Theo Danviet
Khoảng 10.000 người tham gia cầu siêu cho nạn nhân tử vong do TNGT Hàng ngàn tăng ni, phật tử đã đến tham dự đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) tại chùa Hội An, thành phố mới, tỉnh Bình Dương. Ngày 11.11, Trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp tổ chức đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong...