Đầu tư một km đường sắt cao tốc Bắc Nam cần 38 triệu USD
So với Trung Quốc và một số nước châu Âu, suất đầu tư một km đường sắt cao tốc ở Việt Nam cao gấp 1,5 lần.
Chiều 12/11, sau nghe Liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDISOUTH công bố báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, một số chuyên gia giao thông tính toán với tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD cho 1.500 km, suất đầu tư mỗi km là 38 triệu USD, gần gấp 1,5 lần suất đầu tư làm đường sắt ở Bắc Kinh, Thượng Hải ở Trung Quốc (27 triệu USD) và Tây Ban Nha (26 triệu USD).
Các chuyên gia cho rằng con số đầu tư này là rất cao với một nước có nền kinh tế đang phát triển và nợ công trên 60% như Việt Nam. Vì vậy họ kiến nghị trước khi xây dựng đề án trình Quốc hội phê duyệt đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cần tính toán kỹ hơn bài toán tài chính.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông. (Ảnh: Bá Đô)
Lý giải việc này, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông cho biết các nước không phải mất chi phí giải phóng mặt bằng nên không thể so sánh với họ.
“Đất đai Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, khi nhà nước cần lấy cho dự án thì chỉ giải quyết khâu tái định cư cho người dân mà không phải đền bù. Do vậy chi phí xây dựng của họ thấp hơn nhiều so với chúng ta”, ông Đông nói.
Ngoài ra, Trung Quốc và một số nước châu Âu đang có lợi thế hơn Việt Nam là đã làm chủ công nghệ xây dựng tàu đường sắt tốc độ cao, có các công ty xây dựng chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản, trong khi Việt Nam mới bắt đầu xây dựng lộ trình để đào tạo và nghiên cứu công nghệ.
Để xây dựng được hệ thống đường sắt tốc độ cao, theo Thứ trưởng Đông, Việt Nam sẽ phải mua toàn bộ từ đầu máy, trang thiết bị vận hành, công nghệ từ nước ngoài, từ đó chi phí sẽ cao hơn rất nhiều so với tự sản xuất trong nước.
Video đang HOT
Đại diện Bộ Giao thông cũng cho rằng số tiền 58,71 tỷ USD cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam chỉ là chi phí khái toán ban đầu để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Chi phí này đã được tư vấn tính toán, bóc tách trên khối lượng cần thi công. “Tuy nhiên, khi vận hành, xác định thời gian đầu sẽ lỗ, nhà nước phải hỗ trợ 10-12 năm qua chi phí duy tu, bảo dưỡng”, ông Đông nhấn mạnh.
Hai giai đoạn dự kiến đầu tư của đường sắt tốc độ cao. (Đồ họa: Tiến Thành – Đoàn Loan)
Theo báo cáo cuối kỳ tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án có tổng vốn đầu tư 58,71 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn đầu xong vào năm 2032 với đoạn Hà Nội – Vinh (dự kiến 13,97 tỷ USD) và Nha Trang – TPHCM (dự kiến 13,37 tỷ USD). Đoạn còn lại nối Vinh – Nha Trang khởi công năm 2035 và hoàn thành vào năm 2050.
Dự án được đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP), trong đó nhà nước đầu tư hạ tầng với tổng vốn chiếm 80%. Vốn nhà đầu tư huy động bằng khoảng 20% tổng vốn dự án để mua sắm thiết bị đoàn tàu và khai thác hoàn vốn.
Bộ Giao thông dự kiến hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tháng 11/2018; hội đồng thẩm định nhà nước sẽ thẩm định từ tháng 12/2018 đến 4/2019; báo cáo các cấp có thẩm quyền tháng 5-7/2019 và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Chính phủ tháng 8/2019. Dự án sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 8/2019, thông qua vào cuối năm 2019.
Nguồn: VnExpress
Đề xuất trừ điểm trực tiếp trên giấy phép lái xe: Hạn chế việc "ăn hối lộ"?
"Trong quá trình xử phạt nếu người xử phạt không có đạo đức, không làm nghiêm minh thì rất dễ để xảy ra chuyện ăn hối lộ. Bởi vậy, song song với việc này ngành Công an cần phải quán triệt, công khai, minh bạch việc xử lý người vi phạm, xử lý nghiêm trong việc hối lộ, bao che cho những trường hợp sai phạm" - TS Nguyễn Xuân Thủy cho hay.
Cục CSGT vừa đề xuất quy định trừ điểm trực tiếp trên giấy phép lái xe đối với người vi phạm thay vì tước bằng lái có thời hạn và xử lý vi phạm hành chính rồi trả lại. Đề xuất này ngay lập tức nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Bên cạnh việc ủng hộ, nhiều ý kiến cũng bày tỏ sự băn khoăn về tính khả thi, lộ trình triển khai, cách thức áp dụng... của đề xuất này.
Trao đổi với PV Dân Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy - Chuyên gia Giao thông đô thị nhận định: Đây cũng chỉ là một hình thức kỷ luật, xử lý. Việc xử phạt này liên quan đến trình độ lái xe tức là phạm lỗi thì sẽ bị trừ điểm vì kỹ năng lái xe, ý thức chấp hành luật giao thông yếu kém.
TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTV (Bộ GTVT), Chuyên gia Giao thông đô thị. Ảnh: NVCC
"Nếu bị trừ nhiều thì phải thi bằng lại thì đó cũng là một cách tốt để giáo dục lái xe, nâng cao đạo đức, tư cách cũng như tư cách của lái xe. Đứng trên góc độ về lý thuyết thì việc này là tốt, trừ điểm để anh hiểu được cái sai khiến người vi phạm tuân thủ, học tập, rèn luyện về nghiệp vụ lái xe để tốt hơn thì rất tốt" - TS Thủy cho hay.
Theo nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT (Bộ GTVT), trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng hình thức này; ở Việt Nam việc trừ điểm cần phải giải thích rõ ràng để người dân hiểu và đồng thuận.
Do đó, Bộ GTVT và Bộ Công an phải có Thông tư hướng dẫn rõ ràng, khoa học, phù hợp với thực tiễn, không gây phiền hà cho nhân dân. Trong những tình huống vi phạm nào, trừ bao nhiêu điểm; nếu trừ điểm thì có bị thu bằng hay không để nó không trùng lặp với các Nghị định, điều luật xử phạt trước đây. Do đó, phải có sự liên kết với các hình thức xử phạt cũ....
Bên cạnh đó, việc này cũng phải lấy kiến rộng rãi của nhân dân, điển hình là người lái xe. Cùng đó, phải có cơ quan chuyên môn nghiên cứu tính hiệu quả, tính khả thi của đề án này. Nếu đã thống nhất nếu thấy cần thiết thì phải dự thảo một văn bản Thông tư liên bộ bên nào thực hiện khâu nào, việc nào?
"Trong quá trình xử phạt nếu người xử phạt không có đạo đức, không làm nghiêm minh thì rất dễ để xảy ra chuyện ăn hối lộ. Bởi vậy, song song với việc này ngành Công an cần phải quán triệt, công khai, minh bạch việc xử lý người vi phạm, xử lý nghiêm trong việc hối lộ, bao che cho những trường hợp sai phạm. Đặc biệt, các cơ quan chuyên môn Bộ GTVT, Bộ Công an phải bàn với nhau, việc này có khả thi không, nếu làm mà để ra rắc rối, nhiêu khê, tăng tiêu cực, không hiệu quả thì không nên làm" -TS Nguyễn Xuân Thủy lưu ý.
Cục CSGT vừa đề xuất quy định trừ điểm trực tiếp trên giấy phép lái xe đối với người vi phạm thay vì tước bằng lái có thời hạn và xử lý vi phạm hành chính rồi trả lại. Ảnh: THÀNH AN
Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an) cho rằng, với tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp, nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra trong đó có lỗi trực tiếp của người điều khiển phương tiện thì việc siết chặt công tác quản lý GPLX là điều cần thiết.
Các nhà chuyên môn phải nghiên cứu và lấy ý kiến rộng rãi về số điểm quy định với mỗi GPLX là bao nhiêu, mỗi một lỗi vi phạm tương ứng với bao nhiêu điểm, mức độ vi phạm khác nhau thì số điểm bị trừ cũng phải tương ứng. Toàn bộ quá trình này phải được thực hiện công khai, minh bạch, có thể học tập kinh nghiệp của nước ngoài.Theo Đại tá Trần Sơn, việc xử phạt hành chính trên tinh thần của Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông như hiện nay ngoài những kết quả tích cực mang lại thì một số trường hợp còn chưa đủ sức răn đe đối với các tài xế vi phạm, đặc biệt là với các lỗi trực tiếp dẫn tới TNGT nghiêm trọng. Do vậy, đề xuất trừ điểm trên GPLX đối với chủ phương tiện là rất hợp lý.
Trước đó, Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó cục trưởng Cục CSGT (C08, Bộ Công an), cho biết đơn vị này đang nghiên cứu đề xuất quy định trừ điểm trực tiếp trên giấy phép lái xe (GPLX) đối với người vi phạm.
Việt Nam đang áp dụng hình thức tước GPLX có thời hạn và xử lý vi phạm hành chính xong thì trả lại bằng lái, cách thức này dẫn tới tình trạng "phạt cho tồn tại" và đi ngược với xu thế của thế giới.
Với cơ sở dữ liệu về GPLX được cập nhật trên hệ thống điện tử, việc áp dụng công nghệ sẽ đảm bảo cho công tác xử lý vi phạm giao thông. Khi bị trừ 50% điểm trên GPLX, chủ sở hữu phương tiện sẽ cận kề nguy cơ bị tước GPLX nếu tái diễn vi phạm.
Phó Cục trưởng C08 cho rằng, trừ điểm GPLX sẽ hạn chế được tiêu cực, người vi phạm nâng cao được ý thức chấp hành tham gia giao thông, luôn cảnh giác với việc sẽ bị tước quyền điều khiển phương tiện. Đơn vị này cũng kiến nghị sửa Luật Giao thông theo hướng phù hợp với tình hình thực tế và học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến; sửa Luật xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo chứng cứ phải quan trọng hơn thủ tục.
Theo Danviet
Bất thường cấp phép cho bến xe "tạm"... 50 năm tại Hà Nội Việc Hà Nội cấp phép mở bến xe Yên Sở (bến xe tạm) tới thời hạn 50 năm được các chuyên gia giao thông đánh giá là bất hợp lý, cần phải xem xét lại. Mở bến xe "tạm"... giảm ùn tắc giao thông Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, cửa ngõ phía Nam...