Đầu tư mạnh hơn cho đời sống, việc làm của nông dân miền núi
Đó là quan điểm được nhấn mạnh tại hội thảo “Hội NDVN tham gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 24 của Ban chấp hành T.Ư khóa IX và 25 năm thực hiện Chỉ thị số 45 của Ban Bí thư khóa VIII…
Hội thảo diễn ra sáng 27/6 tại TP.Hòa Bình. Tam dự hội thảo có Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Thào Xuân Sùng; Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Ủy viên T.Ư Đang, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh, cùng gần 200 đại biểu la lanh đạo cac bộ, nganh, địa phương; cac doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học…
Những bước “chuyển mình”
Nông dân huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) bao trái xoài để có trái đảm bảo chất lượng phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Văn Chiến
Phat biểu khai mac hội thảo, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng cho biết: 53 dân tộc thiểu số (DTTS) của Việt Nam có gần 14 triệu người, chiếm 13,6% dân số cả nước; sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 xã; chủ yếu ở vùng núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt; giao thông, thông tin cách trở, rất hạn chế trong việc tiếp cận với thị trường. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên nguồn lực đầu tư, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng hiện nay vùng DTTS và miền nui vẫn là “lõi nghèo” của cả nước; “đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh” vẫn đang là thách thức lớn.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24 của BCH T.Ư Đảng khóa IX về công tác dân tộc và 25 năm thực hiện Chỉ thị số 45 của Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa VIII về một số công tác ở vùng dân tộc Mông, một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế – xã hội miền núi, tình hình miền núi và đồng bào DTTS có bước chuyển biến quan trọng, được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống – xã hội. Đoàn kết dân tộc được củng cố, nền kinh tế nhiều thành phần từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm cho kết cấu, hạ tầng kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt; công tác giảm nghèo đạt được những kết quả quan trọng; bộ mặt nông thôn vùng dân tộc, miền núi đã thay đổi; tình hình chính trị, trật tự – xã hội cơ bản ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững.
Tuy nhiên, cùng với đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do vùng đồng bào DTTS, miền núi còn gặp nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất nhỏ lẻ; vai trò tham mưu, đề xuất của một số cơ sở Hội với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền chưa tốt; tình hình thiên tai diễn ra phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sản xuất của hội viên, nông dân…
Video đang HOT
Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: Hội thảo nhằm đánh giá tình hình, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện của Hội trong thời gian qua; phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề xuất giải pháp thiết thực hiệu quả để phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi trong giai đoạn tiếp theo.
Hội ND phát huy vai trò nòng cốt
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia se kinh nghiêm phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nông thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh cho biết: Đây là dịp để T.Ư và các tỉnh, thành phố đại diện cụm thi đua cả nước và các tỉnh miền núi phía Bắc đánh giá kết quả đã đạt được trong những năm qua; xác định nội dung trọng tâm trong công tác chỉ đạo, phối hợp, tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi những năm tiếp theo. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm trong tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ chung và của từng địa phương.
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Đỗ Văn Chiến đánh giá cao Hội NDVN đã tổ chức buổi hội thảo. Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ thêm 3 nội dung: Các chỉ thị của T.Ư khi thực hiện đã thực chất chưa? Bức xúc nhất của nông dân hiện nay là gì, đề xuất các giải pháp để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư?; Giao nhiệm vụ cho Hội NDVN trong chỉ thị, nghị quyết của T.Ư như thế nào. Bộ trưởng rất mong được nghe các ý kiến từ thực tiễn của các đại biểu để tiếp thu, bổ sung vào báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư…
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng đề nghị, với tinh thần trên, trong thời gian tới các cấp Hội sẽ tập trung giải quyết thành công các điều kiện để thực hiện được sự bình đẳng trong thực tế và tăng cường đoàn kết các dân tộc.
Về phương hướng xây dựng chính sách, Hội ND đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ lựa chọn các đột phá chiến lược, đầu tư hoàn thành hệ thống đường giao thông, điện lưới quốc gia, nước tưới tiêu và nước sinh hoạt; xây dựng đề án bảo vệ và phát triển rừng theo hướng rừng là của nông dân do nông dân, vì nông dân; xây dựng đề án bảo tồn và phát triển bộ giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và bộ con gia súc, gia cầm bản địa ở vùng DTTS và miền núi theo hướng đa dạng sinh học và đảm bảo môi trường. Đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn và lao động nông nghiệp ở vùng DTTS; xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS theo hướng bố trí xen kẽ với cán bộ người dân tộc Kinh và phù hợp với đặc điểm dân tộc của mỗi địa phương tỉnh huyện xã.
Theo Danviet
Giúp nông dân làm ăn gắn với bảo vệ biên giới
Đó là một mục tiêu lớn được nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) giai đoạn 2011-2018 và bàn chương trình phối hợp giai đoạn 2019-2025, diễn ra chiều 24/6 tại Hà Nội.
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN và Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Quân ủy T.Ư, Tư lệnh BĐBP, đồng chủ trì hội nghị.
Kết quả ấn tượng
Trong 7 năm qua, T.Ư Hội NDVN và Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội ND và Bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh biên giới Tổ quốc; giáo dục về truyền thống cách mạng của giai cấp nông dân và quân đội nhân dân Việt Nam.
Cụ thể, 2 bên đã phối hợp tổ chức tuyên truyền được hơn 111.000 buổi cho gần 7,5 triệu lượt người; củng cố kiện toàn hơn 4.000 tổ chức hội, chi Hội ND cơ sở; tham mưu xóa 762 thôn, bản trắng đảng viên, phát triển được gần 23.000 đảng viên mới; mở 1.294 lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, công tác hội, công tác vận động quần chúng cho 62.342 cán bộ thôn, bản, cán bộ Hội ND cơ sở, cán bộ BĐBP tăng cường xã biên giới.
Trao bằng khen cho Hội ND các tỉnh vùng biên giới, hải đảo có thành tích trong phong trào vận động nông dân phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tổ quốc. (ảnh: Nguyễn Quỳnh)
Bên cạnh đó, 2 bên đã gắn phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với 3 phong trào thi đua do T.Ư Hội phát động (Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh) và các cuộc vận động khác do địa phương phát động. Vận động nông dân các dân tộc vùng biên giới, ven biển và hải đảophát huy mọi tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất theo mô hình kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản...
BĐBP nhận đỡ đầu 87 xã biên giới xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu là xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là xã biên giới đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Lực lượng BĐBP lao động giúp dân 327.555 ngày công; làm, sửa 8.338km đường giao thông, 2.683km kênh, mương thủy lợi; trồng rừng, khai hoang, phục hóa 7.848ha; giúp 25.805 hộ dân xóa đói, giảm nghèo...
Tăng cường phối hợp
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng đánh giá cao kết quả phối hợp giữa 2 bên trong giai đoạn 2011-2018. Chủ tịch đề nghị, trong thời gian tới 2 bên cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ.
Cụ thể, Hội NDVN và Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, về bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, các chỉ thị, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Nghị quyết T.Ư 8 khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội VII Hội NDVN.
Cùng với đó, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đồng thời gắn với các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với phong trào thi đua của Hội ND và BĐBP phát động như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và các chương trình, dự án phát triển kinh tế biển, đảo nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
Nhiệm vụ lớn thứ ba là tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giai đoạn (2019 - 2025) đạt kết quả cao, xây dựng một số mô hình, điểm chỉ đạo thực hiện chương trình phối hợp một cách có hiệu quả và nhân ra diện rộng.
Thứ tư, phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở và cán bộ, chiến sĩ BĐBP, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng về công tác vân đông quần chúng, báo cáo viên, tuyên truyền viên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình, sơ kết rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong thời gian qua.
Theo Danviet
Đang đêm chen chân soi đèn leo cây hái chè "nghìn đô" ở cổng trời Dù đến vùng chè thuộc xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) khá muộn (khoảng gần 19h tối ngày 25.2) nhưng các lãnh đạo của Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thịnh Phát và Công ty CP đầu tư và phát triển Sunny World vẫn quyết định soi đèn trèo lên các cây chè cổ thụ ở đây để khám phá và trải...