Đầu tư hàng chục tỉ đồng, Bãi Sau Vũng Tàu vẫn nhếch nhác
Để bãi tắm trở nên sạch đẹp, năm 2013, UBND TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã đầu tư hàng chục tỉ đồng làm dự án Cải tạo vỉa hè và kè ven biển Bãi Sau. Tuy nhiên tình trạng lấn chiếm vỉa hè ven biển để kinh doanh làm cho Bãi Sau trở nên bát nháo và nhếch nhác.
Các công trình xây dựng trái phép rất nhếch nhác ở Bãi Sau – Ảnh: M.A
Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 3.200 m, bắt đầu từ đường Phan Chu Trinh đến cuối đường Nguyễn An Ninh, vốn đầu tư hơn 187 tỉ đồng. Trong đó, đoạn kè biển Thùy Vân (đoạn từ khách sạn Tháng Mười đến mũi Nghinh Phong) có tổng chiều dài hơn 1.000 m, được đầu tư hơn 50 tỉ đồng.
Toàn bộ bờ kè, vỉa hè Thùy Vân đều được làm bằng đá hoa cương. Mục đích của dự án nhằm chỉnh trang, bảo đảm mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường, đồng thời tạo cảnh quan phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân cũng như thu hút khách du lịch.
Dự án hoàn thành giữa năm 2014, ngay sau đó, tình trạng người dân kinh doanh, xây dựng trái phép lộn xộn và bát nháo xảy ra. Cụ thể, đoạn bờ kè và vỉa hè được đầu tư hơn 50 tỉ đồng sạch đẹp đã bị các xe bán hàng rong, đồ ăn nhậu trên vỉa hè lấn chiếm buôn bán từ chiều tối cho đến rạng sáng. Dưới bãi biển, các hợp tác xã (HTX) du lịch xây dựng hàng quán trái phép, gây mất mỹ quan bãi biển. Người dân, du khách ăn nhậu no say rồi xuống bờ kè, bãi biển phóng uế bừa bãi.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, đoạn bờ biển dài hơn 1.000 m do hai HTX du lịch Vũng Tàu và Thùy Vân quản lý, có bờ kè bằng đá hoa cương rất đẹp nhưng bên dưới lại bị các HTX này xây dựng hàng chục ki ốt tạm bợ bằng tôn và bê tông rất nhếch nhác. Ông Trần Quốc Toản, Phó chủ tịch UBND P.Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), cho biết tháng 12.2014, phường đã lập biên bản đối với HTX du lịch Vũng Tàu về hành vi dựng nhà tôn gỗ, vách tôn, mái lợp tôn với diện tích gần 280 m2 trái phép dưới bãi biển. Sau đó, UBND TP. Vũng Tàu đã ra quyết định xử phạt hành chính HTX này 45 triệu đồng. Thế nhưng hiện công trình xây dựng trái phép này vẫn còn nằm chình ình trên bãi biển và đang hoạt.
Bà Trương Thị Hường, Phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu cho biết: “Ban đầu, các HTX xin xây dựng tạm để làm chỗ cất phao, dù, ghế nhưng sau đó họ lại tổ chức cho tắm nước ngọt, nấu ăn luôn. Việc làm này rất bát nháo nên thành phố đã không cho phép. Thành phố sẽ có phương án kiên quyết dẹp bỏ tất cả các công trình xây dựng trái phép dưới bãi biển”.
Minh Anh
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Những "quả bom xăng" nằm giữa khu dân cư
Có những cây xăng nằm lọt thỏm giữa khu dân cư, thậm chí có cây xăng không đủ điều kiện và không được cấp giấy phép nhưng vẫn hoạt động nhiều năm liền.
Thực trạng các cây xăng dầu hoạt động "vô tổ chức" diễn ra tràn lan trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, gây bất an cho người dân.
Sống chung với tử thần
Thời gian vừa qua, chúng tôi nhận được rất nhiều phản ánh của người dân bày tỏ mối lo ngại khi phải sống sát với những cây xăng dầu.
Vào cuộc tìm hiểu, chúng tôi dễ dàng tìm thấy trên địa bàn Hà Tĩnh có rất nhiều cây xăng nằm cạnh khu dân cư; các cửa hàng kinh doanh gas, khí hóa lỏng nằm sát nhà hàng;... tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao về phòng chống cháy nổ (PCCN) và ô nhiễm môi trường.
Một đại lý xăng dầu nằm lọt giữa nhà dân
Đại lý xăng dầu H.L. (địa chỉ thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh) thuộc chi nhánh xăng dầu Vũng Áng là một trong những mối nguy hiểm luôn rình rập những người dân xung quanh. Đại lý này nằm ngay bên quốc lộ 1A và lọt thỏm giữa khu dân cư. Hai bên cây xăng này là các cửa hàng kinh doanh, nhà ở của người dân.
Một người dân sống cạnh cây xăng này bức xúc: "Chúng tôi hàng ngàyhít phải hơi xăng nên thường xuyên bị đau đầu, viêm mũi dị ứng,... Ngoài ô nhiễm môi trường, người dân trong khu vực luôn nơm nớp, lo ngại "bà hỏa" có thể viếng thăm bất cứ lúc nào. Tôi thiết nghĩ những đại lý xăng dầu như thế này phải nằm xa khu dân cư. Chứ gần thế này mà lỡ có hỏa hoạn, cháy nổ thì hậu quả sẽ khôn lường".
Hay tại thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn có 2 cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty cổ phần xăng dầu khí Hà Nội và Công ty Dịch vụ vận tải xăng dầu PTS Nghệ Tĩnh nằm cạnh nhau và lọt giữa khu dân cư, nhà nghỉ.
Sau khi bị nhà nước thu hồi diện tích của cửa hàng để mở rộng QL8A, những cửa hàng này không đủ diện tích theo quy định đất để hoạt động. Thay vì di chuyển đến một địa điểm khác đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì những cửa hàng này lại kéo vòi ra mặt đường để bán xăng.
Rất nhiều người dân sống cạnh 2 cây xăng này không khỏi bức xúc bởi mùi hôi từ xăng dầu và canh cánh nỗi lo cháy nổ. "Năm 2007, tại đại lý bán lẻ xăng dầu P.C. trong khi sang chiết xăng do sơ suất đã phát nổ làm chết 1 nhân viên bán xăng và hủy hoại toàn bộ tài sản tại cửa hàng này. Nguy hiểm rình rập như vậy, chúng tôi rất bất an", một người dân cho biết.
Loạn cây xăng không phép
Mặc dù không đảm bảo các điều kiện kinh doanh như phòng chống cháy nổ, môi trường, diện tích và nhiều lần bị các cơ quan chức năng "tuýt còi" nhưng nhiều đại lý xăng dầu trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn bất chấp ngang nghiên hoạt động.
Mặc dù bị rút giấy phép nhưng nhiều năm qua đại lý xăng dầu Nam Hà vẫn ngang nhiên hoạt động
Theo điều tra của PV, năm 2012, đại lý xăng dầu Nam Hà (đóng tại xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc) thuộc chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh do không đủ các điều kiện để hoạt động như vấn đề môi trường, phòng chống cháy nổ, diện tích nên đã bị các cơ quan chức năng thu hồi các giấy phép hoạt động. Đồng thời yêu cầu đại lý này chấm dứt hoạt động kinh doanh, buôn bán xăng dầu. Thế nhưng, bất chấp mọi quy định, đại lý này vẫn ngang nhiên hoạt động.
Điều lạ là đại lý này hoạt động một cách công khai nhiều năm liền, chỉ cách trụ sở UBND xã Đồng Lộc chưa đến 200m nhưng các cơ quan chức năng tỏ ra "bất lực"!
Có mặt tại đây, chúng tôi thấy cảnh buôn bán xăng dầu vẫn diễn ra tấp nập. Đại lý xập xệ, nhếch nhác nằm lọt giữa các nhà dân.
Nhiều người dân cho biết, các nhân viên bán xăng tại đây đều là người nhà của chủ cây xăng, chưa được tập huấn đào tạo về kỹ năng bán xăng cũng như phòng cháy chữa cháy.
Ông Trần Thanh Mai, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Lộc, thừa nhận việc đại lý này không đáp ứng đủ các điều kiện nhưng vẫn hoạt động suốt mấy năm qua. "Cái này là trách nhiệm của huyện, tỉnh, chứ cấp xã như chúng tôi thì không đủ thẩm quyền", ông Mai phân bua.
Tương tự, tại Đại lý xăng dầu Bắc Nghèn, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc cũng không đủ điều kiện hoạt động và đã bị các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu dừng hoạt động. Thế nhưng thời gian qua, đại lý này vẫn hoạt động công khai.
Đem vấn đề này trao đổi với ông Trần Mạnh Sơn, Trường Phòng Công thương huyện Can Lộc thì vị này cho biết hiện toàn huyện đang có 4 cây xăng dầu bị yêu cầu phải dừng hoạt động.
Ông Sơn cho biết: "Hiện toàn huyện có 18 cây xăng dầu, trong đó có 4 câu xăng dầu không đủ điều kiện hoạt động và chúng tôi cũng đã yêu cầu dừng hoạt động buôn bán, kinh doanh".
Khi được hỏi tại sao đến thời điểm hiện nay, Đại lý xăng dầu Nam Hà (đóng tại xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc) thuộc chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh dù đã bị rút giấy phép nhưng vẫn hoạt động thì vị này cho biết sẽ tiến hành kiểm tra lại. "Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại, nếu đại lý này vẫn tiếp tục hoạt động thì sẽ xử lý nghiêm".
Còn Đại lý xăng dầu Bắc Nghèn, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc thì ông Sơn cho biết: "Mặc dù không đủ điều kiện và bị tỉnh yêu cầu dừng lại nhưng do đại lý này hoạt động kinh doanh từ lâu nên chúng tôi đang ưu tiên một tí" (!).
Xuân Sinh
Theo Dantri
Ăn chè giải nhiệt ngày hè, giật mình nghe chuyện nguyên liệu pha, nấu Mùa hè, ngoài các loại nước giải nhiệt, chè là món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, để nấu chè, nhiều chủ hàng không ngần ngại mua các loại bột bán sẵn, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ. Thạch xanh, đỏ, tím, vàng và các loại đường không có nhãn mác được bày bán tại chợ Hà Đông. Ảnh:...