Đầu tư gần 200 triệu mua máy lọc nước mặn thành ngọt tặng miễn phí cho dân
Mấy ngày nay, nhiều người dân ở Bến Tre mang can đến nhà anh Trần Phước Hòa chở nước về sinh hoạt miễn phí trong tình hình hạn mặn đang gay gắt khắp miền Tây khiến người dân gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống.
Giọt nước quý như vàng mùa hạn mặn
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre hạn mặn phủ khắp toàn tỉnh, cùng với đó là nước máy từ công ty cấp thoát nước phục vụ dân cũng bị mặn không dưới 4 khiến cho người dân vô cùng khó khăn trong sinh hoạt cũng như sản xuất.
Mở nắp thùng ra đựng nước ngọt
Xuất phát từ nhu cầu đó, anh Trần Phước Hòa ở ấp Nhơn Phú, xã Hòa Nghĩa (Chợ Lách, Bến Tre) đã đầu tư hơn 160 triệu đồng mua máy lọc nước mặn thành ngọt để tặng miễn phí cho người dân; đồng thời nguồn nước anh mua từ nhà máy với giá đắt đỏ rồi lọc thành nước ngọt. Đó là chưa kể chi phí tiền điện. Anh Hòa chia sẻ: “Trước tình cảnh khó khăn về nước sạch, bản thân làm được gì cho người dân quê mình thì làm”.
Video đang HOT
Anh Trần Phước Hòa bên dàn máy lọc nước của mình
Người dân mang thùng đến chở nước
Hiện tại giá nước từ nhà máy nước phục vụ cho dân sinh hoạt tại xã Hòa Nghĩa là 9.600 đồng/m3, còn sử dụng trên 15m3 tính theo giá kinh doanh 13.000 đồng/m3. Trung bình mỗi ngày dàn máy lọc nước mặn thành ngọt của anh Hòa lọc được hơn 7 khối nước, đến khi nào sử dụng hết thì sau vài giờ máy lọc sẽ cho ra tiếp tục.
Bà Hồ Thị Ngọc ở ấp Nhơn Phú, xã Hòa Nghĩa vừa đi làm đồng về rồi tranh thủ chạy ra xin 3 can nước về xài. Bà cho biết, giờ nước sông mặn đắng, sáng sớm rửa mặt còn rát, trong khi mua nước ngọt giá đắt đỏ nên đến đây xin về để dành nấu ăn chứ không dám tưới cây.
Người dân đến chở nước miễn phí
Cùng xã Hòa Nghĩa, bà Trần Thị Phỉ cho biết thêm, giờ nước ngọt quý hơn vàng, vì dưới sông mặn đắng, còn trên bờ nước máy cũng mặn, con nhỏ tắm ngứa ngáy chịu không nổi. Chưa kể cây trái đang thiếu nước trầm trọng nên xin nước về để dành nấu ăn chứ không dám xài vào việc khác.
Người dân chắt chiu từng giọt nước
Những giọt nước quý như vàng được chia sẻ trong mùa hạn mặn. – Ảnh: Hòa Hội
Chị Đoàn Thị Kim Ngân, Bí thư xã đoàn Hòa Nghĩa cho biết, mấy tháng nay hạn mặn đã bao trùm toàn bộ không chỉ địa bàn xã mà cả tỉnh. Đồng thời, nước sạch đang là nhu cầu cấp bách của người dân. Nhiều người rất khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất. “Những giọt nước ngọt từ gia đình anh Hòa tặng miễn phí cho người dân đã giúp họ rất nhiều, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”, chị Ngân chia sẻ.
HÒA HỘI
Theo TPO
Né hạn mặn, Cục Trồng trọt khuyến cáo chuyển đổi thêm 50.000ha
Trước nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử ở ĐBSCL, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khuyến cáo các địa phương trong vùng tiếp tục chuyển đổi thêm 50.000ha lúa sang các cây trồng khác để không bị thiệt hại.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, xâm nhập mặn đã tác động đến 10/13 tỉnh với tổng cộng 71/137 đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố (đơn vị) trực thuộc ở khu vực ĐBSCL. Tổng diện tích tự nhiên thuộc vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn khoảng 1.869.000ha (không bao gồm các khu vực đã có công trình thủy lợi kiểm soát xâm nhập mặn), cao hơn vùng ảnh hưởng của năm xâm nhập mặn lịch sử 2016 khoảng gần 50.000ha.
Xâm nhập mặn năm 2019-2020 tại ĐBSCL được đánh giá là xuất hiện sớm. So với năm 2015-2016, mặn năm 2019-2020 xuất hiện sớm gần một tháng, còn so với trung bình nhiều năm sớm hơn từ 2,5 - 3,5 tháng. Đặc biệt, từ giữa tháng 12/2019, mặn có khả năng ảnh hưởng đến 40-50km, cao hơn năm 2016 khoảng 3-5km. Tháng 1, 2 và đến giữa tháng 3/2020, ranh mặn 4g/l xâm nhập 55-110km, cao hơn 3-7km so với năm hạn mặn lịch sử. Với tình trạng xâm nhập mặn như vậy gây rủi ro rất lớn cho vụ đông xuân tại khu vực cách biển đến 50-60km.
Người dân xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, bơm nước từ kênh Trần Văn Dỗng lên các cánh đồng. Lê Quân
Đến ngày 13/12, theo báo cáo từ Cục Trồng trọt, các tỉnh Nam Bộ đã xuống trên giống 1,2 triệu ha lúa đông xuân, đạt trên 80% kế hoạch (dự kiến 1.550.000ha). Thời điểm này, mặn xâm nhập sớm hơn so với dự báo khoảng 1,5 tháng tại ĐBSCL cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ngọt phục vụ sản xuất lúa đông xuân 2020.
ĐBSCL còn trên 300.000ha lúa đông xuân chưa xuống giống tập trung tại các tỉnh ven biển như Trà Vinh (42.000ha), Long An (35.000ha), Bạc Liêu (29.568ha), Sóc Trăng (55.000ha), Tiền Giang (21.000ha)... Riêng An Giang còn trên 94.000ha chưa xuống giống.
Với tình hình hạn, mặn đến sớm như thời điểm này, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết sẽ đề xuất Bộ NNPTNT khuyến cáo chuyển đổi thêm 50.000 ha lúa đông xuân sang các loại cây trồng khác tiết kiệm nước và thích ứng với hạn mặn. Đồng thời khuyến cáo các địa phương nên lùi lại lịch thời vụ. Các địa phương cân đối nước đến từng hộ gia đình để đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân, sau đó là nước để sản xuất cây lâu năm, lúa và cây ăn quả.
Theo Danviet
Cuộc sống đảo lộn với hạn, mặn ĐBSCL đang oằn mình chịu trận với hạn mặn. Trong đó, Bến Tre bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi độ mặn 1 bao trùm khắp tỉnh. Nhiều xã trên địa bàn huyện Chợ Lách trước đây bị ảnh hưởng không đáng kể, thậm chí không bị ảnh hưởng mặn thì giờ trở nên bối rối, người dân nhọc nhằn đổi nước ngọt...