“Đầu tư đường sắt không phải 10 đồng là sẽ lấy lại được 10 đồng”
Chiều 25/9, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân đã tổ chức toạ đàm trực tuyến “Thúc đẩy hạ tầng đường sắt phát triển: Nút thắt và giải pháp” với sự tham gia của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các đại biểu Quốc hội, chuyên gia và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, …
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông (giữa) tại Toạ đàm trực tuyến “Thúc đẩy hạ tầng đường sắt phát triển: Nút thắt và giải pháp”
Nói về thực trạng của ngành đường sắt hiện nay, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hệ thống đường sắt của Việt Nam đã hình thành hơn một thế kỷ, tuy nhiên mạng lưới đường sắt vẫn như cũ, không xây dựng được thêm được các tuyến mới kết nối các vùng miền khác, thậm chí còn dỡ đi một số tuyến.
Có một thực tế là hiện trạng kết cấu hệ thống hạ tầng đường sắt già nua hơn 130 năm với 1.518 đường ngang và 4.040 lối đi tự mở khiến 70% số vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại vị trí này.
Bên cạnh đó, ngành đường sắt vẫn vận hành trên hệ thống khổ đường 1m, chiếm 85% hệ thống đường sắt cả nước. Trong khi toàn tuyến 297 ga nhưng phần lớn quy mô nhỏ, hạ tầng cũ. Điều này dẫn đến tình trạng thị phần vận tải của ngành đường sắt đã giảm đến mức đáng báo động.
Trong khi năm 1995, khối lượng vận tải hành khách của ngành đường sắt chiếm 8,8% thị phần, vận tải hàng hoá chiếm 5,7% thì đến năm 2018, ngành đường sắt chỉ còn chiếm 1% thị phần vận tải cả hành khách và hàng hoá.
Theo Thứ trưởng Đông, nguyên nhân khiến đường sắt dường như bị “bỏ quên” đầu tiên là về nhận thức và hành động chưa được đồng nhất. “Chúng ta cho rằng vận tải đường sắt rất quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên đầu tư xây dựng tuyến đường mới hay thậm chí là đầu tư để duy trì nó vẫn là rất hạn chế”, Thứ trưởng Đông đánh giá.
Video đang HOT
Việc chưa hình thành những trung tâm logistics lớn, khổ đường sắt kiểu cũ khiến chi phí vận chuyển lớn. Bởi trong khi vận tải hàng hoá hiện đại giờ theo container nhưng đường sắt vẫn chưa có đầu kéo, đường ray vận tải cả container hàng hoá mà vẫn sử dụng toa hàng cũ, đến khi sang quốc gia khác thì lại mất công sức, chi phí sang hàng.
Bên cạnh đó, mô hình quản lý của lĩnh vực đường sắt thay đổi quá nhiều, thời trước là Liên hiệp Tổng cục đường sắt rồi đến Tổng cục nay là Tổng Công ty Đường sắt, trước là trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, rồi đến Bộ GTVT và nay là về Uỷ ban quản lý vốn tại doanh nghiệp. Mô hình thay đổi, các doanh nghiệp cũng có xáo trộn nhất định, Thứ trưởng Đông chỉ ra.
Theo ông Đông, xuất phát từ nhận thức và thực hiện chưa thực sự tốt, nhất là việc chưa chú trọng đầu tư đường sắt trong khi đây là loại hình đầu tư là phải đồng bộ từ đường ray, đầu tàu, nhà ga,… khác với đường bộ chỉ đầu tư 5km là khai thác được ngay.
“Đầu tư rất lớn nhưng phải xác định là thu hồi được ngay. Đầu tư 10 đồng không phải là sẽ lấy lại 10 đồng mà đầu tư rồi còn lấy lại ở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của các địa phương có đường sắt đi qua”, Thứ trưởng Đông nhìn nhận.
Bên cạnh đó, lý giải về việc tại sao không huy động được đầu tư từ khu vực tư nhân, xã hội hoá đường sắt, Thứ trưởng Đông cho biết, trên thế giới cũng chỉ xã hội hoá được mảng vận tải, còn hạ tầng Nhà nước phải đầu tư. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố liên quan đến đầu tư đường sắt, hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn chưa quy định được cho điều đó.
Bàn về việc đầu tư đường sắt, ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, với đất nước có chiều dài lớn như vậy, đáng nhẽ giao thông đường sắt và đường thuỷ phải được ưu tiên.
Vận tải đường sắt không phát triển được là do tầm nhìn, chiến lược đối với ngành này chưa được đặt đúng mức. Đến khi lựa chọn đầu tư cho đường sắt chúng ta cũng chưa lựa chọn chính xác khu vực đầu tư.
Theo ông Vân, phải đầu tư vào ngành công nghiệp đường sắt chứ không chỉ là hạ tầng đường sắt, bao gồm: Sản xuất chế tạo đầu máy, toa xe, sản xuất các chi tiết sử dụng trong xây dựng đường sắt, đào tạo nhân lực ngành này đều không được chú trọng đào tạo.
Theo Bizlive
Hoạt động chất vấn mang "hơi thở" cuộc sống vào nghị trường
Dự án nút giao Dầu Giây vẫn đang có nguy cơ vỡ tiến độ do chậm bàn giao mặt bằng.
Ngày 14/6, Đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực địa dự án nút giao cầu vượt Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Đây là dự án đầu tư theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT).
Báo cáo với Đoàn công tác, ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó Giám đốc Ban QLDA 7 cho biết đến nay nhà thầu đã thi công xong phần mở rộng mặt đường song hành trên QL1 và phần đường công vụ đoạn từ đầu tuyến về ngã tư Dầu Giây và nhánh rẽ Hà Nội - Đà Lạt. Đã thông xe cầu Gia Đức và đường hai đầu cầu, hoàn thiện hệ thống thoát nước trên phạm vi được bàn giao mặt bằng.
Hiện nhà thầu thi công được 7/11 mố, trụ, lao lắp dầm được 6/10 nhịp, đổ bê tông cốt thép bản mặt cầu 5/10 nhịp, khoan cọc nhồi mố trụ được 29/46 cọc, còn lại do vướng mặt bằng nên chưa triển khai.
Theo ông Khoát, về tiến độ chung, nhà thầu thi công rất chậm, cầm chừng. Ngoài nguyên nhân khách quan do vướng GPMB trên QL1 từ Km1832 400-Km1833 000 và nhánh rẽ Đà Lạt - TP.HCM, nguyên nhân chính là do năng lực yếu kém. Còn tình trạng huy động thiếu nguyên, vật liệu... khiến thi công không đáp ứng tiến độ.
Thi công trên công trường cầu vượt Dầu Giây.
Lãnh đạo Ban 7 đề nghị UBND huyện Thống Nhất ưu tiên giải ngân chi trả cho các hộ dân để GPMB xong phía bên phải tuyến QL1 đoạn từ ngã tư Dầu Giây về cuối tuyến, bàn giao mặt bằng trong tháng 6 để thi công đường song hành, sau đó tổ chức thi công 4 nhịp còn lại của cầu vượt Dầu Giây.
"Theo tiến độ gia hạn, công trình phải hoàn thành trước 30/8/2019 với điều kiện địa phương bàn giao mặt bằng trước 30/5/2019. Tuy nhiên, đến nay địa phương vẫn chưa bàn giao được mặt bằng sạch để thi công đoạn còn lại. Do đó, đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo doanh nghiệp dự án và nhà thầu thi công tập trung nguồn và nguồn lực để đáp ứng đúng tiến độ", ông Khoát cho hay.
Ông Nguyễn Đình Cương, Phó chủ tịch UBND huyện Thống Nhất cho biết, cách đây vài ngày, UBND huyện đã tổ chức họp với người dân và công bố phương án đền bù tái định cư. Theo ông Cương, phương án đền bù giải tỏa 1 lần với mức giá đã được UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến, trong tháng 6, sẽ chi trả bồi thường và bàn giao mặt bằng cho các hộ nằm ở phần bên phải tuyến.
Chỉ đạo tại hiện trường, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định đã gần tới ngày phải hoàn thành nhưng dự án nút giao, cầu vượt Dầu Giây tiến độ thi công chậm.
"Hiện công tác GPMB vẫn còn quá chậm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Trước mắt, cần tập trung bàn giao đoạn bên phải tuyến để thi công nốt các trụ móng quan trọng. Ban 7 cần tiếp tục giám sát đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, phối hợp chặt với địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân sớm bàn giao mặt bằng cho dự án", Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.
Nút giao thông ngã tư Dầu Giây kết nối QL20-QL1 đoạn qua Đồng Nai sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giải quyết "điểm đen" giao thông trên QL1. Tuy nhiên, đến nay, công trình đang khá ngổn ngang. Dự án được khởi công vào đầu tháng 2/2017, dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2018. Dự án nút giao Dầu Giây có hạng mục chính là xây dựng cầu vượt dọc theo QL1, mặt cắt ngang cầu là 16m với 4 làn xe cơ giới. Phần nút giao được mở rộng cả trên QL1 và QL20. Ngoài ra, một đoạn QL20 dài 1,5km được mở rộng từ nút giao Dầu Giây về hướng Đà Lạt... Tổng mức đầu tư cho toàn bộ hạng mục là gần 299 tỷ đồng, bằng nguồn vốn dư thuộc dự án khôi phục, cải tạo QL20 đoạn Dầu Giây - Bảo Lộc.
Chiều cùng ngày 14/6, theo lịch trình Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cùng đoàn công tác tiếp tục kiểm tra tuyến tránh thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Theo Baogiaothong
Bộ Giao thông vận tải nói gì về đề xuất cấm xe máy tại Hà Nội Liên quan đến đề xuất cấm xe máy tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, việc xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là cần thiết. Việc cấm xe máy sẽ phải có lộ trình rõ ràng, song song...