Đầu tư của Nhật Bản góp phần thay đổi diện mạo của Hà Nội
Các dự án từ nguồn vốn của Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô như: Tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài; cầu Nhật Tân; cảng Hàng không quốc tế Nội Bài…
Nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch Hà Nội tại thị trường Nhật Bản, ngày 29/3, tại Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị “Trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tư, du lịch giữa Hà Nội và Nhật Bản”.
Tham dự Hội nghị có khoảng 200 đại biểu là Lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP Hà Nội; Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; các Tổ chức, Hiệp hội Nhật Bản cùng hơn 100 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Hà Nội.
Hội nghị “Trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tư, du lịch giữa Hà Nội và Nhật Bản” ngày 29/3 tại Hà Nội. (Ảnh: M.L)
Hội nghị được tổ chức nhằm giới thiệu môi trường, cơ hội đầu tư tại Hà Nội; thúc đẩy, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản vào Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường của 2 nước; tìm kiếm các nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực để đầu tư các dự án tại Hà Nội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô; tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và gắn kết giữa người dân hai nước đồng thời là dịp trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, kinh tế giữa Hà Nội và Nhật Bản.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản khẳng định, quan hệ giữa Hà Nội và Nhật Bản thời gian qua không ngừng phát triển, là những “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”. Tại Hà Nội, Nhật Bản luôn giữ vị thế là quốc gia hàng đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với trên 10 tỷ USD và hỗ trợ ODA với 32 dự án với tổng vốn đã cam kết gần 3 tỷ USD.
“Các dự án từ nguồn vốn của Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô như: Tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài; cầu Nhật Tân; cảng Hàng không quốc tế Nội Bài; các khu công nghiệp sản xuất tập trung như Khu công nghiệp Thăng Long, khu đô thị thành phố thông minh. Bên cạnh đó, Nhật Bản đang là đối tác lớn thứ ba về du lịch đến Hà Nội với trên 303 nghìn lượt khách trong năm 2018″, ông Toản nhấn mạnh.
Video đang HOT
Chia sẻ tại hội nghị, ông Iijma Isao – Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ kỳ vọng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ trở nên sâu sắc hơn, trong bối cảnh năm 2019 đánh dấu 46 năm thiết lập quan hệ hai nước. Hiện Việt Nam và Nhật Bản đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông qua Hiệp định sẽ đem lại tiềm năng phát triển kinh tế giữa hai nước.
13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. (Nguồn: JICA)
Cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư xây dựng lên tới 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. (Nguồn: JICA)
Ông Iijma Isao nhấn mạnh, Hội nghị là dịp để thắt chặt hơn nữa quan hệ ngoại giao, hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đồng thời, đây là dịp trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, kinh tế giữa thủ đô Hà Nội và Nhật Bản; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường của hai nước; tìm kiếm các nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực để đầu tư các dự án tại Hà Nội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.
Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp của Nhật Bản với các cơ quan, doanh nghiệp thành phố Hà Nội trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch. Các biên bản ghi nhớ là cơ sở để hai bên triển khai các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực, cụ thể hóa các nội dung đã ký kết đảm bảo thiết thực, hiệu quả, mở ra cơ hội hợp tác mới giữa hai bên.
Theo Thegioi&VietNam
Tổng thống Trump ra sân bay về nước
Sau khi Tổng thống Trump kết thúc buổi họp báo thông báo kết quả thượng đỉnh Mỹ - Triều, đoàn xe của Tổng thống đã rời khách sạn Marriott, hướng về sân bay Nội Bài.
Sau khi kết thúc buổi họp báo thông báo kết quả thượng đỉnh Mỹ - Triều, Tổng thống Trump rời khách sạn Marriott, lên xe hướng ra sân bay Nội Bài, rời Hà Nội. Tổng thống Trump từ chối trả lời thêm câu hỏi vì "tôi sắp đến giờ lên máy bay và trở về vùng đất tươi đẹp Washington D.C.". Ảnh: Lan Hương
Các tuyến đường quanh khách sạn Marriott và dọc lộ trình ra sân bay bị cấm từ lúc chưa kết thúc buổi họp báo. Đoàn xe của Tổng thống đã vào đội hình. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 đã kết thúc đột ngột với việc Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim kéo dài cuộc đàm phán song phương thêm 1 giờ nữa rồi rời khách sạn Metropole. Họ ngay lập tức ra về mà không ăn trưa và ký kết như lịch trình. Ảnh: Trần Anh.
Các lực lượng an ninh Việt Nam lẫn mật vụ Mỹ đều đặt mức độ bảo đảm an ninh tối đa quanh khách sạn Marriott. Nhà Trắng thông báo "không có thỏa thuận nào đạt được". Cuộc họp báo của riêng Tổng thống Trump tại khách sạn Marriott sẽ dời lên 14h, tức sớm 2 giờ so với lịch trình trước đó. Ảnh: Trần Anh
15h, cảnh sát dẫn đường cho đoàn xe của Tổng thống Mỹ di chuyển qua Trần Duy Hưng - Láng ra sân bay trước khi ông Trump rời khách sạn. Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều đã không đạt được thỏa thuận trong cuộc hội đàm nhưng Tổng thống Trump cho biết quan hệ hai bên vẫn "khá ấm áp" và "việc chúng tôi rời đi cũng thân thiện". Ngoại trưởng Mike Pompeo nói thêm: "Chúng tôi đã đạt tiến bộ. Mọi người đều hy vọng đã tốt hơn. Nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực. Đó là tinh thần". Ảnh: Hoàng Lam
Khoảng 15h10, hai chiếc The Beast cùng đoàn xe hộ tống đưa ông Trump đi qua phố Trần Duy Hưng. Ảnh: Hoàng Lam.
Tổng thống Trump trong chiếc xe The Beast. Ảnh: Trần Anh
Đoàn xe đi theo lộ trình Trần Duy Hưng, Láng, Võ Chí Công, qua cầu Nhật Tân để tới sân bay Nội Bài, nơi chiếc Air Force One đang đợi sẵn. Ảnh: Ngọc Tân
Theo Zing.vn
Cuộc "ly hôn" lịch sử Anh - EU: nguyên nhân, hậu quả và hệ lụy? Ngày 13/11/2018 được coi là dấu mốc quan trọng trong lịch sử, khi nước Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Thỏa thuận đạt được sau 2 năm đàm phán căng thẳng giữa Anh và Liên minh châu Âu. Dù vẫn còn nhiều rào cản cho tới khi 2...